Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Cây Si Búp Đỏ

Cây Si là một trong bốn loài cây trong bộ cây tứ trụ có tuổi thọ cao nhất và được trồng nhiều ở nước ta. Không những là cây xanh có bóng mát tuyệt vời thu hút người chiêm ngưỡng bởi dáng cây đẹp, tán xòe rộng, nhiều rễ phụ mọc từ cành nhánh nhỏ buông rủ xuống đung đưa trong gió tạo nét đẹp nhẹ nhàng, bình dị mà cây Si rất gần gũi và ưa chuộng trồng phổ biến làm cây xanh đô thị, tiểu cảnh sân vườn, cây cảnh bonsai ở nước ta. cay-si Hình ảnh Cây Si cổ thụ Giới thiệu cây Si

Cây Si hay còn được gọi là cây Gừa, cây Cừa. Thuộc họ thực vật Dâu Tằm. Cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Ở nước ta cây mọc hoang ven bờ sông, kênh rạch nhưng hiện nay nó được trồng nhiều làm cây xanh trang trí cảnh quan, hoặc trồng trong chậu tạo dáng bonsai đẹp mắt. Xem thêm về cây Sấu Tại đây Đặc điểm hình thái của cây Si Si là loài thân gỗ lớn, cao. Cây trưởng thành có thể đến 20 – 25m. Phân cành và nhánh nhỏ nhiều, có rễ phụ mọc ra từ thân và cành. Các rễ phụ này phát triển rất dài theo thời gian đâm xuống đất với mục đích hút nước và chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây. Sau khi đâm xuống đất các rễ phụ này càng to, mập, xù xì nhìn như những thân cây nhỏ. re-phu-cay-si Hình ảnh những chiếc rễ phụ to như những thân cây nhỏ Lá Si màu xanh bóng hình bầu dục, phiến lá dày. Quả Si dạng quả Sung nhỏ thường ra ở các nách lá đầu cành. Quả non có màu xanh khi chín có màu hồng và lúc chín già chuyển màu tím đen. Cây thường cho quả vào mùa hè. la-qua-si Hình ảnh lá và quả Cây Si Đặc điểm sinh trưởng của cây Si Cây Si là cây ưa ánh sáng, phù hợp với điều kiện khi hậu nóng ẩm. Cây chịu hạn, chịu lạnh kém và có tốc độ sinh trưởng tốt. Ý nghĩa phong thủy của cây Si Trong phong thủy, Si được xếp vào bộ Tứ Linh ” Đa – Sung – Sanh – Si”. Nó được xem là cây mang lại may mắn, cát tường, sinh khí tươi tốt cho ngôi nhà, văn phòng.
Có nên trồng cây Si trước cửa nhà? Câu trả lời là không nhé. Mặc dù là cây xanh mang ý nghĩa tốt nhưng nếu trồng vị trí không phù hợp cây sẽ phản phong thủy mà mang điều không tốt. Theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, Si có tán lá rộng, xòe to nếu trồng trước cửa nhà cây sẽ che chắn, ngăn chặn đáng kể lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào ngôi nhà. Điều này là điều kiêng kị trong phong thủy ” âm khí thịnh – dương khí suy”. Nó rất là không tốt với công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, trồng cây Si trước cửa nhà là không nên bạn nhé! Tác dụng của cây Si Cây Si được trồng nhiều trên đường phố, trong công viên, khuôn viên sân vườn,… Với dáng cây lạ, tán rộng cây không những cho bóng mát tuyệt vời mà nó còn mang lại không gian xanh mát mẻ, bầu không khí trong lành, thoải mái hơn. cay-si-co-thu Hình ảnh Cây Si cổ thụ trong công viên Cây Si còn được trồng làm tiểu cảnh trang trí sân vườn, trồng trong chậu tạo các dáng bon sai đẹp mắt. Cây dễ tạo các dáng bonsai thu hút vì vậy nó được rất nhiều người yêu bonsai tìm mua và tùy vào sở thích của mỗi người mà cây có định giá khác nhau. Si đang là loại cây xanh đem lại giá trị kinh tế cao. Cây Si còn là một trong những loài cây tâm linh thường được trồng nhiều trong đình, chùa. si-bon-sai Hình ảnh chậu Si bonsai Cây Si còn sử dụng trồng trong các thiết kế hòn non bộ hoặc trồng ven hồ. Với bộ rễ to khỏe nó là một trong những cây chống sạt lở đất tốt. Ngoài ra Si còn có được làm thuốc chữa bệnh. Nó có thể chữa các bệnh như tiêu viêm, lợi tiểu, ho, sốt, lỵ… Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Si Cây Si thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành và giâm cành. Nhưng chủ yếu là giâm cành vì nó đơn giản mà hiệu quả cao. Ta tiến hành chọn cành phát triển đều dài khoảng 60cm sau đó cắt đoạn cành giâm gần phía ngọn dài 20- 30cm. Cắt chéo, rồi giâm vào bầu chứ đất + phân chuồng hoại mục. Giâm cành sâu khoảng 4-5 cm so với mặt đất và bổ sung nước hợp lý để cành ra rễ, phát triển thành cây mới. si-bon-sai Một trong nhiều dáng Si Bonsai tại vườn ươm của chúng tôi Cách trồng cây Si Chọn kích thước hố trồng, chậu trồng hợp lý với kích thước bầu cây trồng và thoát nước tốt. Đất trồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Với đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng ta nên bổ sung thêm phân hữu cơ, trùn quế, phân chuồng hoại mục. Khi trồng cây ta nên trồng nông, sâu khoảng 10cm so với mặt đất và tưới nước nhẹ nhàng cho cây sau khi trồng tránh làm trơ rễ cây. Cách chăm sóc cây Si Khi cây phục hồi phát triển có thể tạo dáng bonsai theo ý thích. Định kỳ bón phân NPk 2 lần/ tháng. Lượng phân bón phù hợp vào kích thước cây to và nhỏ. Tưới nước hàng ngày cho cây 1 – 2 lần vào sáng hoặc chiều tối. Vì cây có nhiều rễ phụ nên ta cũng nên thường xuyên cắt tỉa rễ phụ sâu, mục và các cành khô, dáng xấu để cây luôn bắt mắt thu hút người nhìn. Cách phòng trị bệnh cho cây Si Cây Si là một giống cây phát triển tốt ít bị sâu bệnh. Cây chỉ hay bị bệnh quăn lá. Với bệnh này, bạn cần chú ý kiểm tra và loại bỏ những cành bị bệnh là cây sẽ phục hồi và phát triển đẹp mà không cần phun thuốc. Mua cây Si ở đâu? cay-si-cong-trinh Hình ảnh cây Si công trình tại vườm ươm của chúng tôi Hiện tại vườm ươm của chúng tôi có sẵn rất nhiều cây Si công trình với đủ kích thước và số lượng lớn phục vụ các công trình của bạn. Cây Si bonsai với nhiều dáng bắt mắt, thu hút cũng là thế mạnh của caydothi.com.vn. Nếu bạn có nhu cầu mua cây xin liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những cây giống đạt chất lượng, phù hợp với yêu cầu của bạn. Mọi chi tiết về giá Cây Si cùng các dịch vụ xin vui lòng liên hệ. 0989840841 Khánh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét