Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

CÁCH CHĂM SÓC VÀ TẠO TÁC CÂY MAI VÀNG

Tưới nước cho cây mai vàng có đơn giản như bạn nghĩ. Hầu hết những người mới chơi mái vàng thì ai cũng nghĩ công việc tưới nước cho cây mai vàng là không quan trọng và chỉ cần tưới nước thật nhiều là được.Đó là 1 quan niệm sai lầm hoàn toàn dẫn đến cây chết mà bạn không rõ lý do.Nếu tưới nước cho cây mai vàng không đúng các thì sẽ dẫn đến rất nhiều bện khó trị như bệnh vàng lá chẵng hạn.

50% tỉ lệ đạt của cây mai là do tưới nước bao gồm 2 loại sau: Cách tưới và Nước tưới. Cách tưới: Rễ mai hút nước bằng rễ cám ăn trong chậu, lan tỏa đều chậu. Rễ mai rất dễ bị úng nước và rất kị với nước. Nên khi tưới chúng ta nên tưới với vòi nước nhẹ, phun đều khắp chậu. Thời gian phun phải chậm, để đất nở ra và ngấm đều nước. Tuyệt đối tránh dùng 1 vòi lớn và phun ào ào vào gốc cây.Chỉ tưới khi cây đã khô mặt chậu, thiếu nước. Đối với cây ít lá hoặc không có lá thì không nên tưới khi chậu còn ướt, sẽ làm chết cây. Tuy theo chất trồng và lượng hút nước của cây mà chúng ta có thời gian tưới nước khác nhau. Nếu 1 cây mai vàng thoát nước tốt thì rễ sẽ phát triển nhiều và cây sẽ phát triển cực tốt. Nên tưới vào buổi sáng và tưới đều lên tán lá để rửa sạch bụi bậm, đồng thời cung cấp cho cây 1 lượng nước đủ để dùng trong 1 ngày. Không nên tưới vào buổi chiếu tối vì khi đó cây bị lạnh gốc sẽ chậm phát triển hơn khô ráo. TẠO NHIỀU NỤ CHO CÂY MAI VÀNG đăng 02:13, 31 thg 12, 2021 bởi bonsai Trà Vinh Ai trồng mai cũng quan tâm đến vấn đề làm sao để tạo nhiều nụ cho cây mai vàng .Để tết đến có một cây mai vàng rực khoe sắc.Thỏa lòng mong đợi sau 1 năm dài chăm sóc và chờ đợi. Việc tạo nhiều nụ cho cây mai vàng thì không phải là quá khó nhưng để tạo nụ dày đặc thì không phải ai cũng có thể làm được. Tạo nhiều nụ là việc trong tầm tay nếu chúng ta hiểu được một số nguyên lý ơ bản sau. Những nguyên lý này chủ yếu làm nụ cho cây mai trên chậu. Đối với mai vàng trồng đất thì mọi thứ cứ nên tuân theo tự nhiên, chúng ta chỉ nên hỗ trợ thâm 1/ 2 đợt phân là cây sẽ cho hoa dày đặt. Vì cây mai trồng ở đất có thể tự cân đối dinh dưỡng. Nguyên tắc để cây mai vàng tạo nụ: + Cây khỏe mạnh, dinh dưỡng cân đối, nước tưới và ánh sáng phù hợp. + Cây có bộ tàn lá sum xuê, được chăm sóc tốt từ đầu năm và sạch mầm bệnh. + Thời tiết nhiều nắng kết hợp giảm đạm(N) Kaili (K) và tăng lân(P). Để có được 1 cây mai nhiều nụ điều trước tiên là bạn phải có 1 cây mai khỏe mạnh. Vấn đề này đòi hỏi cây mai vàng phải được chăm sóc tốt từ giai đoạn đầu năm. Sau đó tùy từng loại mai vàng mà tiến hành kích nụ vào thời gian khác nhau: mai ghép hay mai nguyên thủy mà chúng ta tiến hành tạo nụ cho cây. Trường hợp 1: Đối với mai vàng nguyên thủy thì từ tháng 7 đến tháng 9 thì chúng ta vẫn có thể tạo nụ cho cây. Nếu đầu tháng 7 cây mai vàng của bạn đã có tàn lá sum xuê và 1 bộ tàn đúng như bạn mong muốn thì chúng ta có thể bón phân hữu cơ bằng phân dơi hoặc phân gà bằng cách rải đều vào gốc(Lưu ý dung phân gà nhiều quá có thể bị vàng lá và hoa nở sớm vì trong phân gà có haam2 lượng kali rất cao.). Hoặc sử dụng phân hóa học NPK có hàm lượng P cao hơn giai đoạn đầu năm ví dụ 20-20-15/ 20-20-20 hoặc thêm DAP. P là lân giúp tạo gỗ và mầm hoa cho cây(thường được bổ sung cho cây từ đầu năm). Nếu cây mai vàng ra lá non liên tục thì dùng 10-55-10 phun và tưới định kì 1 tuần 1 lần với liều thật loãng(phun 1 tháng thì sử dụng lại 20-20-15). Đầu tháng 7 là chúng ta thấy 1 số cây bắt đầu xuất hiện mắc kim rồi, nếu nuôi đúng đây sẽ là nụ hoa.Nếu bạn chăm đúng thì cây mai vàng vẫn còn ra lá non lien tục đồng thời kèm theo đó là nụ kim dưới chân mỗi nách lá. Nếu cây mai vàng của bạn đang xanh tốt, ra lá non và kèm theo nụ kim rồi thì bạn không nên can thiệp phân hóa học vào quá nhiều, cứ để cây tự nhiên phát triển như vậy là đạt.Bạn có thể sử dụng phân dơi ngâm tưới hoặc rải đều vào gốc để cây hấp thụ từ từ. Giai đoạn này chúng ta chỉ theo dõi sâu và phun ngừa nấm bệnh cho cây là được. tạo nụ mai vàng mai vang dep Trường hợp 2: Đối với những bạn chăm mai còn yếu, cây mai chưa có tàn lá sum xuê vào đầu tháng 7 thì chưa nên làm nụ. vẫn bón phân hữu cơ có lượng đạm cao và NPK có N số cao như 30-10-10/ 20-10-10 và tưới kích rễ thêm để cây ra thêm nhiều tược non và lá non.Bạn hãy nuôi cho cây sung mãn đến cuối và giữa tháng 8 để cây ra thêm 2 lần lá non nữa . Su đó hãy tiến hành đổi qua dùng phân như trường hợp 1.Vì cây có nhiều lá mới có thể có thể tạo được nhiều nụ và ra nhiều hoa được. Trường hợp 3: ( dành cho những cây lì lợm do chúng ta quá cưng chiều mà đến tháng 8,9 vẫn chưa có nụ kim mà chỉ ra toàn là lá non ) Để tạo nhiều nụ cho cây mai vàng là tạo sốc cho cây kết hợp giảm N, tăng P và 1 ít K. Khi bạn đã có được bộ tàn phù hợp và đúng mong muốn để ra hoa ngày tết. Thường là cuối tháng 8 và đầu tháng 9 âm lịch), vì khi bạn tạo nụ sớm quá, không biết cách giữ cho bộ lá đến cuối năm thì rất dễ bị nở sớm. thồi thì chậm mà chắc, cây được 70% hoa là mừng rồi. Các cao thủ họ thường tạo nụ sớm và nuôi nụ thật già để có nhiều hoa và hoa đẹp. Còn chúng ta thì cứ từ từ. Để tạo sốc cho cây chúng ta có nhiều cách sau: (theo tư liệu từ agriviet) Thay đất, thay chậu nhằm làm cây bị sốc . thay 1 phần quanh viền chậu. Siết nước làm cho cây héo, lá khằn lại. Cây bị shock Làm bộ lá non ngừng sinh trưởng và chuyện qua sinh sản.phun thuốc diệt cỏ với liều loãng 1/10 Bón phân thì chúng ta có thể dung như trên. Sử dụng các loại phân có hàm lượng lân cao (P). Vừa tưới gốc vừa phun lá cho cây. Đừng quên vẫn bổ sung trung, vi lượng và đạm (N) và K(Kali) đầy đủ cho cây . Vấn đề phun thuốc sâu và trị nấm bệnh phải được thực hiện đều đặ liên tục. Tất cả những ý kiến trên chỉ nhằm hỗ trợ cho cây mai vàng tạo nụ mà thôi. Vì cây trong tự nhiên chúng ta đâu cần tác động gì nhiều mà nụ vẫn dày đặt đấy thôi. Đó là do cây khỏe mạnh cộng với thời tiết và chu kỳ sinh trưởng của cây sẽ khiến cây kết nụ và ra hoa dù không lặt lá. Điều quan trọng là chúng ta phải chăm sóc bộ lá tháng 7 và tháng 8 thật kỹ để tránh hiện tượng mai nở sớm. Đây là bộ lá chủ lực để nuôi nụ và giữ cây đến tết không bị nở sớm. Chúc các bạn có được 1 cây mai vàng như ý Đào /bứng gốc mai vàng Bước 1 :Xác định tình trạng cây : Mai vàng bứng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm đếu được vì mai là cây rất khỏe. Nhưng phải bứng vào thời điễm cây đang mang bộ lá già, không có tược non và lá non. Nếu bộ lá còn quá non cũng không được, hãy chờ thêm 1 thời gian cho lá mai già đi thì đó là thời điểm bứng tốt. Thứ Hai là bứng khi cây mai đang khỏe mạnh, nếu tình trạng cây quá yếu thì không nên bứng, vì cây đang mất sức, bứng lên sẽ làm cây không còn sức nữa và chết luôn.Thông thường thời gian bứng cây khỏe nhất là từ tháng 10 đến tháng 12, vì lúc này bộ lá mai vàng đã già, cây đã tích lũy nhiều dinh dưỡng để chuẩn bị ra hoa nên cây sẽ khỏe, bứng về tỉ lể sống là rất cao, cây ra chồi khỏe mạnh. Đầu năm cũng là thời điểm bứng mai rất tốt nếu tết mai không lặt lá cho ra hoa thì bứng cũng rất tuyệt vời. Đất xung quanh gốc : Tùy vùng miền mà đất khác nhau nhưng nếu bứng lúc đất khô thì tốt hơn vì không làm cây chảy nhựa nhiều, rễ đã già, và vận chuyển cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều, khó bị bể bầu đất. Bước 2: Xác định tán cây Trước khi đào , bứng cây mai vàng :Nên giữ bộ tàn hay là chỉ lấy cây phôi, nếu giữ tàn lá thì hãy tỉa tàn lá cho gọn gàn , phù hợp theo ý muốn cá nhân. Mọi người thường chọn tàn thông cho cây. Để giữ được tàn cây thì phài bứng bầu đất thật to, đường kính bầu đất phải ít nhất gấp đôi đường kính thân. Ví dụ gốc hoành 50, bầu đất phải có đường kính 1m trở lên nếu giữ bộ tàn cho cây. Với những cây chỉ lấy phôi thì có thể lấy nhỏ hơn nhưng không quá một nửa. Hãy nhớ xác định bầu đất 1 lần đầu không nên điều chỉnh bầu đất nhiều lần làm mất sức của cây. Bước 3 :Đào và cắt rễ cây. Dùng dụng cụ đào thật bén đào xung quang gốc theo kích thước đã xác định sẵn, phải đào thật bén và không làm bề bầu đất. Khi đụng các rễ to thì dùng cưa hoặc kèm thật bén, cắt thật ngọt ở vết cắt. Sau đó bôi keo vào để khô vết sẹo.Phải xác định được bộ rễ cái tới đâu và bắt đầu đào ngang, hãy dùng xẻng đào ở gốc cây đến khi đụng được bộ rễ cái và có thể thể xác định được rễ cái.Sau khi keo bôi vào vế cắt đã khô, tiến hành dùng dây thun quấn chặc bầu đất, thật chặt để không bị vỡ lúc di chuyển.Xem hình.Sau có có thể di chuyển gốc cây 1 cách thoải mái mà không sợ bị bể bầu đất. Có nơi dùng dây thun, dùng dây nilon,.......dùng bất cứ dây gì có ở địa phương và quấn chặt bầu đất lại là được. Bước 4: Tiến hành trồng Sau khi cây được bứng về thì để cho khô bầu đất, để cây trong mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Phun thân giữ ẩm cho cây hằng ngày. Nếu cây khỏe thì sau 1 tuần đến 15 ngày có thể xả bớt 1/2 bầu đất đã bừng và tiến hành trồng cây, nếu cây yếu và tàn cây rộng nên giữ nguyên bầu đất và thêm chất trồng vào và trồng. Khi trồng cây vào chậu tiến hành tưới kích rễ 1 lần thật đẫm vào thân và toàn gốc và sau đó chỉ phun nước giữ ẩm cho cây, để cây trong mát đến khi cây mai vàng nhú tược non, khi bắt đầu có từ 3-4 lá thì bắt đầu đem ra nắng từ từ.Từ đây thì bạn tiến hành chăm sóc bình thường theo quy trình được rồi (thường là sau 3 tháng từ ngày bứng) PHÂN BÓN CÂY MAI VÀNG Các loại phân bón gốc : Phân hữu cơ đã được ủ đúng cách=> ủ oai(Bò, gà,dơi,tro trấu). Hàm lượng dinh dưỡng phân Dơi cao gấp 3-5 lần phân gà, phân bò. Bón cây không bị sốc. NPK dạng viên hoặc bột, hàm lượng tưới tùy theo từng thời điểm.Thường có 3 loại chính là: NPK 30-10-10 :Thường bón từ đầu năm đến tháng 6 âm lich NPK 20-20-15 :Bón từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch NPK 6-30-30 :Bón từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Dynamic(phân úc): Đây là phân được làm từ phân gà ,dạng viên đen. Thích hợp để người mới trồng sử dụng, có thể bón quanh năm cho cây và không sợ bị ngộ độc.Loại này chỉ cần ra tiệm phân bón mua là có.Cứ 2 tuần mình bón 1 nắm nhỏ cho cây quanh năm là được. Super lân ( giống như ciment)..kaliclorua ( giống như muối ớt).DAP, Ure……..Các loại này phải biết cách và tìm hiểu thật kỹ mới dùng được, nếu không sẽ làm cây chết và bị suy dần. Ưu điểm của phân hữu cơ làm giúp cây ăn từ từ, không ngộ độc (nhưng nếu bón nhiều quá lúc phân chưa oai cây cũng bị ngộ độc).Phân hóa học thì giúp cây phát triển nhanh, mạnh, nhưng khó sử dụng và cây rất dễ bị suy về sau. Phân bón lá cây mai vàng: Alaska ( phân cá để phun lá) Root2 hoặc các chất kích rễ khác như N3M, Atonic… Phân bón là hiệu Growmore 30-10-10…. 20-20-20…6-30-30. Hoặc các loại phân bón là NPK khác như phân bón lá Đầu trâu 501 và….701,901. Có rất nhiều công ty cung cấp phân bón NPK loại này. Các loại phân vi lượng và trung lượng. Mình chỉ sử dụng bao nhiêu đây loại quanh năm cho cây mai vàng là đủ, không cần thêm loại gì hơn. Phân cá ngâm/bánh dầu ngâm Các nhà vườn có kinh nghiệm thường sử dụng 2 loại này để tiết kiệm chi phí. Nhưng dó có mùi rất hôi nên phải để xa khu dân cư. Hiện nay có nhiều loại hoạt chất để giúp thúc đầy quá trình phân hủy và không có mùi hôi. Nếu có các hoạt chất để ngâm thì tầm 3-6 tháng là có thể sử dụng cho cây. Nếu không bạn phải cần từ 9 tháng trở lên để sử dụng dung dịch bánh dầu hiểu quả BỆNH CÂY MAI VÀNG đăng 02:07, 6 thg 12, 2019 bởi Châu Kiều [ đã cập nhật 23:53, 17 thg 12, 2019 ] Mai vàng là loài sống ngoài tự nhiên và rất khỏe mạnh, nếu được sống trong môi trường tự nhiên cây sẽ tự sinh tồn theo quy luật của thiên nhiên. Cây mai vàng có thể chịu được thời tiết rất khắc nghiệt, khô cằn sỏi đá. Chỉ có điều cây mai vàng không chịu được ngập úng, cây sẽ chết từ từ. Do cây mai rất khỏe nên khi mắc bệnh cây mai vàng sẽ không chết ngay mà chết từ từ. Bệnh trên cây mai vàng không khó trị và không khó phát hiện. Chỉ cần chăm sóc kỹ, phòng ngừa tốt thì cây sẽ rất ít bệnh, bệnh trên cây mai vàng sẽ không có cơ hội phát triển. Cách tốt nhất là ngừa bệnh đừng để mai bị bệnh, bệnh cây mai vàng có thể có rất nhiều nguyên nhân: do thiếu dinh dưỡng, thừa dinh dưỡng, môi trường, vi khuẩn, thiếu nắng, dư nước....... Sau đây là một số bệnh thông dụng và hay gặp trên cây mai vàng. 1.Bệnh nấm Hồng trên cây mai vàng ( Bệnh âm thầm nhưng tác hại lớn nhất và gây hậu quả nghiêm trọng.) Đây là loại bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng tác hại của bệnh nấm hồng trên cây mai vàng là vô cùng lớn,ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế cũng như giá trị cây mai vàng. Bệnh nấm hồng trên mai vàng. Bệnh nấm hồng thường tấn công trên cành và thân nhỏ, thứ cấp , thường là những cành ngón tay trở xuống của những cây bị thiếu duy dưỡng, bị lão hóa, già cỗi. Đặc biệt là những cây vô kẽm, nứt thân, khô thân và bị trồng ở vùng ẩm lâu năm, những cành không tiếp xúc với anh sánh. Trên lớp vỏ thân, cành xuất hiện những sợi tơ màu đỏ hồng li ti rất mịn,mắt thường có thể nhìn thấy, sợi nấm tấn công vào mạch nhựa, làm khô và làm nghẽn nhựa dẫn tới cành bị khô, bị chết nhát.Các đốm nấm hồng sẽ lan ra thành từng mảnh như rêu và làm chết lớp vỏ cây tại điểm đó, Nếu không phát hiện sớm, có thể làm chết cả cây do nhựa không được luân chuyển trong cây.Bệnh nấm hồng thường phát triển mạnh vào đầu năm và mùa mưa và tấn công vào cây mai quanh năm nếu môi trường có độ ẩm cao.Thường là những cây mai mua ở chợ hoa xuân về để 1,2 tháng đầu là cây sẽ bị bệnh rất nặng nếu cây bị nhiễm từ trước. Dẫn đến người mua về trồng hoài nhưng sao cây không phát triển được. Dưới đây là hình của bệnh nấm hồng trên mai sau khi đã được trị khỏi nhưng để lại tác hại vô cùng lớn cho cây mai của chúng ta. Các loại thuốc phòng trị: Chủ yếu là thuốc gốc Đồng : Đồng đỏ, Validan, Carbenzim, Anvil, Aliette,Coc85,norshield…Do hiện nay có rất nhiều loại thuốc đặc trị theo từng vùng miền nên các bạn có thể ra cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật gần nhất nói bệnh nấm hồng và mua.Người bán sẽ có loại thuốc cho bạn. Cách tốt nhất là phòng ngừa định kì theo hướng dẫn trên bao bì.(hiện nay tôi dùng 1-3 tháng 1 lần tùy trường hợp) Nếu cây bị nặng bạn có thể pha thuốc với liều gấp 3 lần trên bao bì và phun hoặc pha 1 gói vào 500ml nước và quét trực tiếp lên vết bị nấm hồng cách nhau5-7 gày /lần. Thường thì quét 1 và 2 lần sẽ hết ngay. Dưới đây là hình ảnh để nhận biết cây bị nấm hồng, lá cây sẽ bị hóa cẩm thạch. 2.Bệnh cháy lá trên cây mai vàng. Bệnh cháy lá trên mai vàng là bệnh rất dễ phát hiện nên có hướng điều trị kịp thời.Ban đầu lá mai vàng sẽ bị cháy(khô)từ rìa lá, mép lá, rồi sau đó vết khô sẽ lan rộng ra theo rìa lá. Nguyên nhân thường do những cây phát triển yếu, bộ lá mỏng, bộ rễ kém hoạt động nên thiếu chất dinh dưỡng, lá mai vàng bị mỏng, hoạt động kém nên khô và rụng sớm. Trường hợp bệnh nặng còn làm cho khô đỉnh cành và cành bị teo tóp và chết dần. Bệnh này tốt nhất là phòng trừ, nhưng nếu bệnh phải phun thuốc nhiều lần để trị rất tốt kém.Bạn nê bổ sung thêm trung và vi lượng cho cây hàng tháng để cây có bộ rễ và lá khỏe mạnh, nhằm tạo cho cây sức đề kháng tốt để phòng tránh bệnh trên. Bạn có thể tìm hiểu về trung và vi lượng trên internet Cách trị bệnh cũng như nấm hồng hoặc các loại thuốc gốc đồng(tương tự nấm hồng). Có thể phun Atracol (Áo giáp kẽm cho cây khoảng 2 tháng /lần để ngừa và trị khi bệnh mới xuất hiện). Để thuận tiện nhất bạn cứ đem lá bị bệnh ra cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật gần nhất và nhờ họ tư vấn. Thuốc chỉ có thể làm ngưng quá trình phát triển và lây lan của bệnh lên các lá khác, lá đã bị rồi thì không thể xanh tốt như cũ được. 3.Bệnh thán thư trên mai vàng Bệnh thán thư trên mai vàng thường phát triển mạnh vào mùa mưa, do vi khuẩn gây ra,Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một điểm thối nhũn trên là sau đó bắt đầu lan rộng ra, và nhiều điểm khác xuất hiện trên bề mặt lá.Phần đó sẽ bị khô vào lúc nắng và lá sẽ bị thủng từng lỗ. Bệnh phát triển nhanh và lây lan rất mạnh nếu môi trường ẩm hoặc mưa kéo dài. Nếu không phát hiện kịp thời và phòng trị sẽ gây mất dinh dưỡng rất nhiều cho cây, ảnh hướng đến tàn lá và sẽ ảnh hưởng đến hoa rất nhiều. Bệnh này xuất hiện trong điều kiện môi trường ẩm thấp, mưa nhiều, không nắng, mật độ cây quá dày đặc. Vườn ít gió lùa cũng là một nguyên nhân. Cách trị bệnh tương tự như của nấm hồng (bệnh số 1) 4. Bệnh rỉ sắt trên mai vàng Bệnh rỉ sắt trên mai vàng thường xuất hiện trên bề mặt lá có những đốm nâu như rỉ sắt, sau đó bệnh sẽ lan rộng ra, lây lan trên các lá khác, bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến phát triển và tâm sinh lý của cây mai vàng, nhưng bệnh rỉ sắt ảnh hưởng trực tiếp đến lá mai, làm lá già và rụng sớm sẽ làm mai ra hoa sớm.Thời tiết nóng ẩm và trời nắng sẽ làm bệnh rất dễ phát sinh và lây lan. Tốt nhất vẫn là phòng bệnh , luôn để cây trong điều kiện và trong môi trường thoáng mát, phun thuốc ngứa định kì. Nếu cây bệnh có thể dùng cách điều trị như bệnh nấm hồng theo từng vùng miền: Anvil, coc85.... 5. Bệnh đốm rong Bệnh này xuất hiện các đóm nhỏ như rong bám trên lá, không ảnh nhiều đến cây, chỉ làm cây giảm quang hợp nên và giảm dinh dưỡng. Khi phun ngừa hoặc điều trị các bệnh khách thì bệnh này cũng tự khỏi. 6. Bệnh đốm trắng và đốm đồng tiền Trên thân xuất hiện các đốm trắng và lan dần, các đốm lâu năm sẽ to bằng đồng xu, phần bị bệnh sẽ màu trắng nổi dày lên.Nhìn là phát hiện ngay. Vì đây củng là một dạng nấm nên chỉ cần phòng ngừa và điều trị như nấm hồng. Ra cửa hàng bảo vệ thực vật gần nhất mua loại thuốc đặc trị sẽ hết ngay. Nếu muốn nhanh và sạch hơn, hãy chà sạch các vết đó trên thân, sau đó xịt thuốc như vậy sẽ mau hết và cây sẽ khỏe và đẹp hơn. 7. Bệnh vàng lá - nổi gân xanh Hầu hết nhà vườn nều đều bị vấn đề này, có vườn bị ít, bị nhiều.Cây ra tất cả lá non hoặc 1 phần lá non đều có màu vàng nhạt, lá rất mỏng và nổi gân xanh.Khi lá già vẫn có màu đó.Hiện tượng này sẽ làm cây không thể phát triển khỏe mạnh và ra hoa được, cây chỉ sống chứ không phát triển.Chăm sóc mai vàng sẽ chụp hình chi tiết và gửi lên để các bạn tham khảo. Nguyên nhân chủ yếu là do cây thiếu dinh dưỡng trầm trọng, rễ bị tổn thương. Thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài và không được cung cấp đầy đủ.(Có thể do cây bị úng nước) Cách phòng bệnh: luôn chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng cho cây, kể cả cây mới trồng,thay phân cho cây hàng năm nếu chậu nhỏ.Nếu cây có hiện tượng bị 1 vài lá thì phải xử lý ngay, không được chặm trễ dẫn đến cây suy nhược. Cách trị bệnh: mỗi nhà vườn đều có cách trị riêng, nhưng xoay quanh những yếu tố sau: tạo môi trường mới hoặc môi trường tốt hơn cho rễ cây mai vàng hoạt động(thay phân, xới đất, thoát nước cho cây). Cung cấp thêm các chất vi lượng cho cây một cách từ từ, cung cấp chất điều hòa sinh trưởng giúp cây hồi phục bộ rễ.Ví dụ: Chỉ tưới B1+ root2 để lá cây dần xanh lại,bộ rễ phục hồi, tưới liên tục vài tuần. Các chất tưới sẽ bao gồm các thành phần trong đó như zn,mg,ca..... để bổ sung cho cây xanh tốt trở lại 8.Bệnh nứt vỏ trên thân cây mai vàng. Có 2 dạng bệnh: Một là do cây bị khô vỏ, thiếu nước và dinh dưỡng và nứt gọi là nứt vật lý. Hai là bị nứt thân do bệnh- một loại nấm gây ra Đối với cây bị nứt vật lý thường do rễ phía dưới bị chết dẫn đến nứt trên thân, các cây mới bứng về bị nắng chiều rọi trực tiếp vào, rễ không phát triển nên vỏ bị khô nứt. Nếu cây bị như thế nào thì không còn các chữa trị nữa. Xem như cây đó bị mất phần vỏ ở đó. Chúng ta có thể chăm để cây phát triển tốt nhờ phần thân còn lại Đối với cây mai vàng bị nứt thân do nấm bệnh thì rất khó trị và lây lan rất nhanh. Toàn bộ cây và làm cây chậm phát triển, suy yếu, còi cọc. Đối với những cây mai dạng này chúng ta có thể dùng thuốc đặc trĩ của cao su, chom chôm(tôi không biết tên. Sau đó quét lên toàn thân cây. 3 Ngày quét lần và quét trong 3 lần. Sau đ1o chúng ta dùng thuốc sát trùng chuồng trại pha thật đậm đặc gấp 20 lần liều hướng dẫn và quét lên vỏ cây.Hi vọng như thế cây sẽ hết bệnh, và liền được vỏ sau vài tháng. 9. Hiện tượng lá nhạt, mỏng, cây không phát triển. QUY TRÌNH CHĂM SÓC MAI VÀNG Quy trình chăm sóc mai vàng thường sẽ chia làm 3 giai đọan phát triển chính Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa Năm nào cũng vậy, sao khi nở hoa xong cây sẽ bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới, tạo ra một tàn lá mới để bắt đầu nhiệm vụ duy trì nòi giống cho năm sau. Một trong những nguyên nhân căn bản mà hầu hết người mới chơi mai vàng mắc phải đó là để hoa nở hết và đậu trái đến khi nào trái chín thì thôi. Mọi người nhìn cây cứ nghĩ cây kết trái xong sẽ ra lá và tươi tốt. Nhưng nó chỉ đúng với những cây mai trồng dưới đất hoặc trồng chậu được chăm rất kỹ và bón phân đầy đủ cả năm.Khi mai nuôi trái thì cần rất nhiều dinh dưỡng có thể kiệt quệ cây. 1.Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng Thường từ tháng 1 âm lịch đến tháng 5 âm lịch Tốt nhất là sau những ngày tết, bạn hái hết trái và hoa trên cây càng sớm, càng tốt, giữ lại lá non cho cây thở. Nếu cây đang khoẻ mạnh(bạn biết về lịch sử của cây )thì bạn có thể xả tàn cho cây mai vàng ngay lúc đó, cây sẽ phát tược non rất mạnh. Nếu cây yếu hoặc bạn không rõ về cây, bạn chỉ nên tưới kích rễ cho cây(mua ở tiệm: nói vậy là người ta bán vì bây giờ có rất nhiều loại kích rễ) đến khi cây có 1 tàn lá xanh lại và sum xuê, có thể 1 tháng sau hoặc cây yếu quá thì đến tháng 4, tháng 5 thì bạn xả tàn cũng được. Giai đoạn này ban có thể tưới phân NPK 30-10-10 và một ít phân dynamic + lân là được, không cần bón quá nhiều nếu bạn không rành về chăm sóc mai vàng.(Dynamic 1 muỗng canh và lân 1 muỗng café. Dynamic 7-10 ngày bón 1 lần, lân bón 2 tuần 1 lần). Cách tốt nhất là ngâm nhiêu đó vào 1 lít nước và tưới cho cây.Bạn có thể ra các tiệm bán phân bón gần nhà mà mua. Mua để dành dùng từ từ cũng rất tốt. Nếu bạn mua cây mà chất trồng toàn sơ dừa và tro trấu hoặc cát thì bạn nên thay phân ngay (Không khuyến khích với người mới trồng mai). Hoặc tưới phân đến khi cây có bộ lá già, sau đó dùng dao gọt bớt phần phân cũ và thêm chất trồng mới vào1/10 đến 3/10 chậu).Cách làm này dành cho các bạn không nắm rõ kỹ thuật, sợ cây chết, với cách này đảm bảo cây bạn sẽ không sao.Do người trồng theo kiểu công nghiệp, cho cây ăn phân hàng ngày, hàng tuần nếu ban khong đãm bảo có thể tưới phân đều thì nên thay 1 ít chất trồng giữ dinh dưỡng nhiều hơn.Nếu chất trồng là đất hoặc phù sa thì không cần thay đất trừ trường hợp bất khả kháng.Vì phù sa giữ dinh dưỡng rất tốt cho cây.Nếu bạn có 1 cây mai quý hãy tìm đất phù sa mà trồng, sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sứ chăm sóc. Đây là gia đoạn quan trọng nhất để ít nhất có thể cứu sống cây mai của bạn ngay sau những ngày tết ra hoa. Nhiệm vụ cho cây sống là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, bạn đừng nghĩ dến việc uốn cây, hay làm sao cho cây ra hoa vào năm sau. Đặc biệt khi mai không có lá thì không nên tưới, vì tưới nhiều nước sẽ làm chết rễ, đây cũng là sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người chăm sóc mai vàng mới chơi mắc phải.Chỉ nên tưới kích rễ mà thôi. Nhiều người sẽ thay chất trồng vào giai đoạn ngay sau tết nhưng đó là dành cho người chuyên nghiệp và họ biết về cây mai vàng họ đang chăm sóc. Vì thành phần của chất trồng cũng là vấn đề nan giải đối với ngay cả những người trồng mai vài năm. Nhớ là từ khi mai nhú đọt non thì phải phun ngừa sâu và đặc biệt là bọ trĩ, nếu trồng vài cây bạn có thể phun liên tục 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần cho hết bọ trĩ. Khi lá già thì không còn lo về bọ trĩ nữa mà chuyển qua lo ngừa nhện đỏ. Ánh nắng là quan trọng nữa đối với công việc chăm sóc mai vàng, cây buộc phải nhận đủ nắng ít nhất 4-5 tiếng mỗi ngày để phát triển khoẻ mạnh. Vì có đến hàng trăm tình huống có thể xảy đến cho cây mai mà chúng ta không lường trước được nên tôi sẽ chia sẻ từ từ theo từng chủ để nhất định để các bạn dễ nắm bắt. 2.Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ Thường từ tháng 5 đến tháng 10 Nếu cây mai được chăm sóc tốt trong giai đoạn 1 thì giai đoạn 2 là một quá trình rất dễ dàng đới với người chăm sóc, và nó thường diễn ra 1 cách tự nhiên, không cần can thiệp nhiều nếu chưa nắm rõ về cây và cách làm nụ.Tốt nhất là không nên can thiệp bằng hoá chất nếu không cần thiết. Chỉ cần giai đoạn 1 bạn chăm cây có 1 tàn lá sum xuê và không sâu bệnh thì giai đoạn này đối với mai vàng sẽ diễn ra 1 các rất tự nhiên. Bạn có thể tỉa chèo vào tháng 5 và chậm nhất là trong tháng 6, cây sẽ ra tược mới, kèm theo nụ mới, như vậy cây sẽ giữ được nụ đến tết mà ko phải lo gì. Tỉa chèo là cất bớt những tàn lá mọc dài quá, cắt theo hình tháp mà bạn mông muốn. Cách 2 là bạn có thể uốn cây, tạo dán cho cây, tạo cho cây bộ tàn mà bạn mong muốn bằng uốn kẽm, và cắt tàn. Sau đó cây có thể ra hoa nhưng bạn đừng lo, hãy ngắt bỏ hết để cây ra lá. Đến tết cây lại ra hoa bình thường. Nhiều người đến giai đoạn này họ sẽ lặt lá vào mùng 5/5. Tơi chưa làm bao giờ nên không dám đưa ra ý kiến về vấn đề này.Nếu cây chưa có nụ thì bạn cứ an tâm, vì có nhiều giống mai đến tháng 8-9-10 mới kết nụ. Về những kỹ thuật chuyên sâu về đất, phân, xả tàn, thuốc…….. tôi sẽ bổ sung bằng các bài sau 1 cách chi tiết nhất có thể. Khi mai ra đọt non nhớ ngừa bọ trĩ, và đặc biệt giai đoạn này nhện đỏ là nguy hiểm nhất cho cây vì chúng phá hoại luôn cả lá già. Đây là giai đọan nên bón ít nhất 1 lần NPK 20-20-15 và super lân 1 lần trong tháng cộng với Dynamic. Nấm trong giai đoạn đầu năm chúng ta đã tiêu diệt hết nhưng bắt đầu mừa mưa thì nấm bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nhớ là phải xịt ngừa nấm 1 tuần 1 lần vì mưa nhiều rất nguy hiểm, cây rất dễ sinh bệnh. Các tốt nhất là ngừa dẽ tốt hơn là để cây bệnh rồi mới trị. 3.Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa Thường từ tháng 10 đến tháng 12 Đến đây thì hầu hết mai đã ngừng sinh trưởng, lá mai vàng đã già đi. Chỉ chờ ngày lặt lá để ra hoá. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là làm sao giữ cho được bộ lá cây luôn xanh đến rằm tháng 12al.Đối với những cây có tàn lá sum xuê và xanh mượt và nụ đều thì bạn không cần phải lo gì cả. Chúng ta chỉ bón phân NPK với dynamic thật loãng bằng ¼ liều dùng đầu năm và 2 tuần 1 lần là được. Nhưng thành phần NPK đều nhau hoặc K cao hơn. Nếu bạn không rành, tốt nhất không nên bón thêm NPK mà chỉ cần bón dynamic là đủ.Nếu cây nụ nhỏ thì có thể bón thêm NPK có Kali nhiều, nhưng điều này cũng rất nguy hiểm nếu bón không đúng cây sẽ ra hoa sớm nếu bạn bón và chăm sóc không đúng cách. Nếu lá già quá, ngà vàng thì chúng ta có thể phun thêm phân bón lá NPK có hàm lượng N cao.Phun tỉ lệ thấp hơn trên bao bì nhưng phun liên tục 5 ngày liền. Sau đó chúng ta chỉ chờ đến ngày và canh lẩy lá theo từng vùng miền cũng như loại cây mà khác nhau từ 1-5 ngày. Nói túm lại đây là quy trình chăm sóc mai vàng đơn giản dành cho người mới chơi.Còn đối với người chơi mai chuyên nghiệp thì đã quá rành. 1.Xả tàn, thay phân 2.Nếu chưa rõ kỷ thuật chỉ nên bón phân Dynamic là được. 3.Xịt thuốc trị nấm và sâu định kỳ. 4.Hãy để cây mai phát triển tự nhiên nhất có thể thì nó sẽ không chết lãng xẹt.Vì cây rất thông minh, tự biết cân bằng dinh dưỡng. 5. Việc làm bông dày đặc thật sự còn tuỳ thuộc vào giống mai,nội lực của cây nên các bạn hạn chế làm bông bằng hoá chất, hoặc muốn thử nghiệm thì thoải mái vì làm bông không lam chết cây mà chỉ làm hoa không đúng tết thôi, hj.(Sử dụng hóa chất nhiều hoặc không đúng sẽ làm cây mai vàng chết hoặc ra hoa xong sẽ suy luôn) Chúc các bạn thành công nha ! KỸ THUẬT GHÉP MAI VÀNG đăng 02:01, 6 thg 12, 2019 bởi Châu Kiều [ đã cập nhật 23:54, 17 thg 12, 2019 ] KỸ THUẬT GHÉP MAI VÀNG ĐƠN GIẢN Kỹ thuậy ghép mai vàng hầu hết là công việc nhâp môn của những tín đồ đam mê mai vàng. Vì kỹ thuật ghép mai vàng rất đơn giản và không hề phức tạp hay khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Quạng trọng là chúng ta là quen tay, quen mắt sẽ làm tốc độ nhanh hơn nhiều thôi. Ghép mai vàng Điều kiện trước tiên và tiên quyết về kỹ thuật ghép cây mai vàng để có cây mai vàng đẹp khỏe mạnh gồm 2 yếu tố căn bản sau: 1. Gốc ghép:(Phôi mai vàng) phải được trồng thật khỏe mạnh, sung mãn và không có sâu bệnh. Thường là gốc ghép được chọn phai căng đầy nhựa sống, cây thật khỏe mạnh. Đối với những bạn mới tập ghép mai vàng thì nên chọn những cây mai mạnh khỏe, đang còn lá xanh tốt để chúng ta thực tập. Vì khi đó nhựa được vận chuyển liên tục trong cây mai vàng nên tỉ lệ ghép thành công thường rất cao. 90-99%. Đối với những người có kinh nghiệm, họ có thể ghép bất kì thời điểm nào mà họ thấy hợp lý hoặc có thời gin rãnh. Ví dụ là ghép vào nhánh, vào thân cây phôi sao khi được bứng về và cây mai vàng đang kéo nhựa. đó là thời điểm thích hợp nhất để ghép sớm. Nếu muốn cây khỏe và ghép cây tốt, thì khi bứng cây phôi về, bạn trồng cây khỏe và ra nhánh con, sau 4-6 tháng thì chúng ta sẽ ghép vào nhánh con đó, cây sẽ rất khỏe và sung mãn, bo ghép phát triển rất nhanh. 2. Bo ghép cũng phải thật khỏe mạnh,trên 1 cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh . Nhánh được chọn ghép thường là các giống mà các bạn thích không nhất định là giống cố định nào. Nhưng thông dụng nhất vẫn là giảo Thủ Đức vì những ưu điểm của giống mai vàng này. Nhánh ghép phải thật khỏe mạnh, cây không sâu bệnh. Quan trọng là được cắt lúc lá bánh tẻ, lá già. nếu cây đang ra lá non thì không nên cắt bo để ghép, vì khi cắt xuống bo sẽ héo và không thể ghép được. 3. Kỹ thuật ghép mai vàng + Ghép mắt : cách này có ưu được là về sau cây sẽ phát triển đẹp, liền xương nhưng ghép mất nhiều thời gian, thời gian phát triển của mắt ghép bị chậm do nảy mầm từ mắt lá nên rất lâu. +Ghép bo: đây là cách làm sao cho phần bo ghép tiếp xúc với nhựa trong cây giúp cho nhánh phát triển. mỗi người sẽ có 1 cách ghép khác nhau nhưng kết quả vẫn là giúp cho bo ghép và phần nhựa bên dưới lớp vỏ cây tiếp xúc nhau . Các bạn có thể tham khảo về kỹ thuật ghép mai vàng theo 2 cach khác nhau dưới đây: 1.Ghép trùm bao nilon: cách này nhằm tránh nước mưa vào cây, và yêu cầu phải che mát (50-70%) cho phần mới ghép trong tời gian đầu, nếu không tỉ lệ thành công sẽ rất thấp. Khi bạn thấy bo ghép nhứ tược xanh thì đó là lúc tháo dây cột bao nilon (thường là sau ghép 15-20 ngày) . Nhớ tháo khi trời mát và chỉ tháo dây cho không khí vào từ từ, không nên mở bọc ra luôn. Bạn để như vậy sau 1-3 ngày khi cây vẫn ra lá non và ổn định thì bạn có thể tháo bao nilon ra và thường tháo ra vào bưởi chiều. Xem chi tiết kỹ thuật ghép mai vàng có trùm bao 2. Ghép không trùm bao nilon, để trực tiếp ngoài nắng sau khi ghép.bo ghép sẽ tự động đâm chồi và phát triển vượt ra ngoài. nếu bo ghép nào bị chặn lại thì có thể tháo nhẹ bao bilon phần ngọn ra để bo ghép có thể phát triển. thời gian phát triển của bo cũng như trên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét