Cách chăm sóc mai vàng cho hoa nở rực rỡ dịp Tết Nguyên Đáng
Nếu hoa đào là dấu hiệu của Tết miền Bắc thì cây hoa mai trở thành biểu tượng của mùa Xuân ở miền Trung, Nam Việt Nam từ bao đời nay. Mai nở vàng rực rỡ mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho người trồng. Nhiều người trồng mai, chưng mai nhưng không rành lắm về cách chăm sóc, có thể khiến cây nở hoa không đúng dịp, cây héo lá thiếu sức sống, làm giảm ý nghĩa phong thủy của cây mai. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc mai vàng cho hoa nở rực rỡ đúng dịp Tết Nguyên Đán hoa-mai-vang-dep.jpg Cách chăm sóc mai vàng trước Tết Để cây mai ra hoa đúng dịp Tết, người trồng cần chuẩn bị các bước chăm sóc cây mai trước Tết, phối hợp giữa tuốt lá, bón phân kích hoa nở và tưới đủ nước. Tuốt lá Tuốt lá là cách đơn giản và thông dụng nhất để kích hoa nở đúng ngày. Khi cây không còn lá nữa, chất dinh dưỡng ngừng nuôi lá sẽ tập trung vào phát triển nụ hoa và bung nở. Trước khi tuốt lá khoảng 2-3 ngày, cần ngừng tưới nước và bón phân để lá bắt đầu sanh khô lại. cach-cham-soc-cay-mai-no-hoa-dung-tet.jpg Bắt đầu tuốt lá vào khoảng tháng Chạp. Cây mai có hoa nhiều cánh thì tuốt lá sớm hơn, chừng ngày 10-15, hoa 5 cánh thì tuốt lá vào tầm ngày 20. Nếu thời tiết rét lạnh kéo dài, nên tuốt lá vào đầu tháng để mai nở kịp. Từ ngày 23-25, quan sát thấy hoa cái bắt đầu bung vỏ lụa thì chắc chắn hoa mai nở đúng ngay những ngày Tết. Trường hợp hoa cái chưa nở, thì cần bổ sung thêm phân bón và đặt nơi có ánh nắng chiếu. Bón phân kích hoa nở Bón phân không chỉ là để thúc hoa nở, mà còn giúp hoa lâu tàn hơn, màu tươi hơn, lượng hoa nở nhiều và cũng thơm hơn. Thường thì đầu tháng 11 là người ta đã bắt đầu bón thúc cho mai. Dùng 200g phân lân rải trên mặt đất quanh gốc hoặc pha với nước tưới dưới gốc. Kèm với đó, sử dụng 1 muỗng cafe phân Kali hòa loãng cùng 5 lít nước và tưới dần cho cây mỗi tuần 1 lần. Một số người còn dùng hoocmon thực vật Gibberelin nồng độ 25-40 ppm (tương đương 1 viên Gibberelin pha cùng 25-40 lít nước) phun dưới gốc 2 ngày/lần, để kích hoa nhanh nở và nở nhiều. cach-cham-soc-cay-mai.jpg Bên cạnh đó, thuốc Malathion (Malate 50EC) cũng có thể kích nụ nở hoa. Nếu lá còn xanh non, nụ quá nhỏ chưa phát triển kịp thì dùng phân NPK 15-30-15 hoặc NPK 6-30-30, pha gói 10g cùng 8 lít nước để tưới cho cây 5 ngày 1 lần cho nụ nhanh phát triển. Khi bón phân kích hoa nở, tuyệt đối không nên bón sát gốc. Cách chăm sóc mai vàng đúng kỹ thuật là dùng phân rải quanh gốc, bón xuống đất cách gốc 20-30cm hoặc pha loãng với nước để tưới. Điều này là để tránh làm đứt rễ cây mai, làm ảnh hưởng đến việc phát triển nụ và hoa. Phương pháp để hoa mai vàng nở được lâu, tươi rực rỡ là sử dụng NAA nồng độ 20 ppm (tương đương 2g NAA pha cho 100 lít nước) phun cho cây vào lúc nụ búp còn xanh, chưa nở bung. Tưới nước đủ ẩm Cây mai chịu hạn tốt, nhưng không có nghĩa là không cần tưới nước. Tùy vào việc trồng mai ngoài vườn hay trong chậu và kích thước cây như thế nào mà cần lượng nước phù hợp khác nhau. Đối với cách chăm sóc cây mai trồng vườn thì không nên tưới quá nhiều nước. cach-cham-soc-mai-vang.jpg Cây mai trồng trong chậu thường hơi khô do đất không giữ ẩm được lâu, cần tưới nước mỗi tuần một lần. Tuy nhiên, tránh tưới để ngập úng đất, chậu cần có lỗ thoát nước hoặc xử lý ngay nếu có dấu hiệu thừa nước. Trời nắng, khô hanh hay lạnh cũng cần tưới ẩm cho cây, chỉ duy trời mưa thì hạn chế việc tưới nước lại hoặc không tưới nữa. Ngoài ra, nếu đến 25 tháng Chạp mà cây chưa bung vỏ lụa thì có thể dùng nước ấm tầm 30-40 độ C để tưới nhẹ cho cây. Kèm với đó là đặt cây nơi ánh nắng chiếu hoặc dùng bóng đèn dây tóc treo lên để cây ấm hơn nở nhanh. Trường hợp đặc biệt Nếu trường hợp mới ngày 20 tháng Chạp mà hoa mai đã nở bung vỏ lụa thì cây có dấu hiệu nở hoa sớm. Cần chuyển cây đến nơi thoáng mát, lấy vải đen trùm gốc cây mai lại, tưới nước lạnh vào chiều tối để làm lạnh gốc. Đồng thời, pha phân Ure với nồng độ 1g/lít nước để kích cho cây ra thêm lá. Khi cây ra lá mới thì dưỡng chất tập trung nuôi lá, sẽ hạn chế dành cho nụ và hoa sẽ nở chậm hơn vài ngày. Cách chăm sóc cây mai trong dịp Tết Nguyên Đán Vào những ngày Tết, đa số người ta đều đã trồng mai vào chậu. Chậu mai thường đặt trong nhà, cần lưu ý đặt nơi thoáng mát, tránh quạt, gió lùa mạnh sẽ làm cây dễ rụng hoa. Đồng thời, nếu đặt chậu mai nơi quá tối thì thiếu ánh sáng cần thiết để quang hợp, chồi cây vươn dài đến nơi có sáng khiến hình dáng cây trở nên xấu hơn, lá ra nhanh và hoa sớm rụng. Tuy nhiên, nếu để chậu cây mai gần bóng đèn quá nóng hay nơi có ánh nắng mạnh thì làm mai nở bung nhanh chóng và tàn mau. cach-chon-cay-mai-dep2.jpg Cách chăm sóc mai vàng cắm bình thì đặc biệt lưu ý: dùng lửa đốt nhẹ gốc hoặc bôi parafin bôi lên vết cắt để giữ nhựa cây và hạn chế vi khuẩn gây thối cành. Bên cạnh đó cần thay nước sạch mỗi ngày. Cũng có thể cho thêm 1 viên Aspirin để ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây thối cành, tàn hoa. Hình ảnh một số cây mai đẹp cach-chon-cay-mai-dep1.jpg cach-chon-cay-mai-dep3.jpg goi-y-cach-chon-cay-mai-dep.jpg cach-chon-cay-mai-dep.jpg cach-chon-cay-mai-dep-the-thac-do.png Tham khảo bài viết Cách chọn cây mai đẹp cho Tết Kỷ Hợi thêm vàng tươi xuân sắc để biết thêm về cách chọn cây mai đẹp như những hình ảnh ở trên. Thực hiện đúng những kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng ở trên, các bạn đã có thể tự tin rằng chậu mai nhà mình có thể nở hoa vàng tươi rực rỡ đúng ngay dịp TếtThứ Tư, 25 tháng 11, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét