Sân vườn châu Á

Bonsai Trà vinh chuyên nhận tư vấn thiết kế thi công sân vườn

Sân vườn châu âu

Tư vấn sân vườn miễm phí 0989.840.841.

Cây cảnh việt nam

Chuyên mua bán sỉ lẻ cây phôi cây thành phẩm 0989.840.841.

Dụng cụ tạo tác và chăm sóc cây cảnh

Bán dụng cụ cắt tỉa, keo liền sẹo, thuốc trừ sâu bệnh cây cảnh LH: 0989.840.841.

Nhận bán hộ cây cảnh và nhà đất...

Nhận chăm sóc và chỉnh sửa cây cảnh mua bán cây cảnh nhà đất...0989.840841.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Cây Nguyệt Quế

Cây nguyệt quế được các gia đình ưa chuộng trồng trong sân vườn, cây cảnh bonsai không chỉ màu hoa đẹp, hợp phong thủy mà còn những ứng dụng thiết thực trong đời sống. Ở miền nam Việt Nam, cây nguyệt quế có tên chính xác là cây nguyệt quý (tên khoa học: Murraya paniculata) thuộc họ cam chanh, còn được gọi nguyệt quới (chữ “quới” là cách gọi khác của chữ “quý” của người miền Nam xưa), nguyệt quất, cửu ly hương,… Loại cây này thường bị nhằm lẫn với cây nguyệt quế thật (tên khoa học: Laurus nobilis) có nguồn gốc từ Hy Lạp. Vòng nguyệt quế đeo cho người chiến thắng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn là vòng được kết từ lá của loại cây nguyệt quế Hy Lạp, không phải từ cây nguyệt quế ở Việt Nam như nhiều người nghĩ. Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy Nguyệt quế ở Việt Nam có hoa trắng hơi ngả vàng, mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm và có mùi thơm. Thân cây gỗ thẳng, nhẵn, có kích thước nhỏ. Cây trưởng thành cao từ 2 đến 8m, dáng đẹp. Hiện nay, nguyệt quế được trồng nhiều để làm cây bonsai, cây cảnh trước nhà. Là loài cây thân gỗ nhỏ có màu vàng nhạt, gỗ nguyệt quế được sử dùng để làm đồ mỹ nghệ. Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế Cây nguyệt quế trưng trong nhà giúp mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp và gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Cây còn mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi. Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy Không những vậy, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điều xấu đến cho gia đình. Với mùi thơm rất đặc trưng, cây giúp cho tinh thần gia chủ thoải mái, vui tươi và tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện. Tuy nhiên, mùi thơm của cây hơi gắt, nếu ngửi gần và lâu có thể sẽ hơi nhức đầu. Ứng dụng của cây nguyệt quế Làm cây cảnh trang trí trong sân vườn, chậu đặt bàn làm việc, bàn học hay văn phòng. Cũng được chọn trồng trước cửa nhà để mang lại tốt lành cho gia chủ. Dù giá cây nguyệt quế cổ thụ khá cao nhưng vẫn được rất nhiều người mua về vì những ý nghĩa trên. Trong đông y, lá cây nguyệt quế hơi giống lá ngâu, có vị chát, có tác dụng điều trị ho đờm, sưng bầm, rắn cắn, đau răng; hoa nguyệt quế chứa tinh dầu, có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa và bồi bổ phổi.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

Cây mai vàng hình thú đẹp

cây mai vàng hình thú bay của A Cường Trà Vinh các bạn xem vui thích liên hệ voi Anh Cường

Cây Si Búp Đỏ Có gì Đẹp Mà rất nhiều người thích chơi

hời gian gần đây, giới chơi cây cảnh nghệ thuật bàn tán nhiều về tác phẩm si "Nhất Trụ Liên Chi" của Nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên, một người thợ kim hoàn từng được biết đến qua tác phẩm Duối cổ thụ Thế Võ Bình Định. Sở dĩ tác phẩm si trên được nhiều người hâm mộ cây cảnh nghệ thuật gọi là Nhất Trụ Liên Chi, bởi có dáng trực, thẳng đứng, biến ra từ thế trực quân tử, nhưng có hệ thống tay cành quấn quýt lấy nhau, ôm sát quanh thân cây. Chúng xòe đều tứ diện, mặt nào cũng cân đối hài hòa, thành hình chóp dưới to trên nhỏ, không khuyết trống trông rất đẹp...Đó là biểu trưng cho phong lưu, sung mãn, sức mạnh và sự trường tồn...! Tác phẩm si Tác phẩm cây cảnh nghệ thuật si "Nhất Trụ Liên Chi" độc đáo, hấp dẫn đẹp tứ diện Cũng có người yêu quý tác phẩm độc đáo này mà gọi tác phẩm với tên mĩ miều hơn là "Đường Quyền Tây Sơn", bởi thân chính của nó trụ vững như một tư thế tấn cố định vững chãi của một võ sĩ Tây Sơn đang bị bao vây tứ phía. Lúc này thế tấn này được giữ nguyên nhưng di chuyển linh hoạt theo tứ phương tám hướng vẫn "Thủ bất ly thân, Túc bất ly địa" (tay không rời thân, chân không rời đất) tạo điều kiện cho những đường tay công thủ liên hồi, biến đổi khôn lường ra đòn bất ngờ về các phía đối phương để triệt hạ... Cây Si búp đỏ có tên khoa học (Ficus stricta) được đánh giá là một trong những cây thuộc dòng "tứ linh trường thọ" quý hiếm (Sanh, Si, Đa, Đề) đã được ông cha ta tuyển lựa qua hàng ngàn năm lịch sử. Đây là bốn loại cây thường được trồng ở những nơi linh thiêng, trang trọng thể hiện ước vọng trường tồn, sức sống mãnh liệt của người Việ Tác phẩm si Cây phôi ban đầu hơn 100 tuổi của một gia đình có truyền thống chơi cây cảnh ở Bình Định Ngày nay, chúng ta có thể thấy những loại cây trên hiện diện ở khắp các danh nam thắng tích, các vùng miền đến các làng quê Việt. Nó đã đi vào văn thơ hò vè dân gian và trở thành một biểu tượng văn hóa tinh thần của quê hương xứ sở, của làng Việt, tâm hôn Việt Nam. Tác phẩm si Nhất Trụ Liên Chi cao khoảng 90 cm, hoành thân hơn 100cm, mâm rễ tỏa đều các hướng tạo ra sự vững chãi như một đại cổ mộc hùng vĩ ngoài thiên nhiên ngàn năm tuổi. Tác phẩm đã hội tụ được sự hài hòa của cả hai trường phái cây cảnh nghệ thuật. Đó là cây cảnh truyền thống (cây Thế Việt Nam) và cây cảnh nghệ thuật đương đại (Bonsai Quốc tế). Đây cũng chính là đặc điểm của nhiều tác phẩm nổi tiếng khác do nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên sưu tầm tạo tác. Tác phẩm si Nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên đã quyết định cắt trụi để làm lại từ đầu Đúng như "Anh Tám" Nguyễn Duy Quý, người anh hùng đất Hoài Nhơn, 20 năm kiên trì khuyến dụ và dẫn dắt lớp lớp nghệ nhân Bình Định phải tạo ra cho đất võ một trường phái cây cảnh nghệ thuật riêng. Ở đó có sự dung hòa giữa các trường phái chơi cây cảnh Nam - Bắc; Từ đường tay, đường thân, mạch rễ phải mang hình thái của những thế võ cổ truyền Tây Sơn quái kiệt, Bình Định Gia mãi trường tồn cùng vận mệnh dân tộc. Những tác phẩm của Huỳnh Thanh Tuyên đã đạt được điều đó. Những nét độc đáo của một cây cảnh nghệ thuật truyền thống được thể hiện qua các tiêu chí: Cổ - Tinh - Linh - Quái. Nhìn tổng thể đây là một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật đẹp từ bố cục đến ngôn ngữ tạo hình, chủ đề, điểm nhấn tác phẩm thể hiện rõ ràng ở nhiều chi tiết như: phô thân, khoe lá, lộ căn cốt, tay chi lắc giật, bông tán tản vân... Tác phẩm si Thật bất ngờ toàn thân cây chính phát lộ nu cục, u bướu, tay cành rụt rịt Bên cạnh đó, tác phẩm trên còn có những đặc điểm nổi bật của một tác phẩm Bonsai Quốc tế. Đó chính là những "tỷ lệ vàng" được thể hiện qua mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân chính, độ dài mâm rễ, điểm đóng cành hợp lý theo quy tắc 1/3; độ giật tán; bông tay tạo ra mảng khối rất rõ ràng, có chiều sâu; là sự hợp lý giữa yếu tố không gian và thời gian... Nét cổ của tác phẩm si Nhất Trụ Liên Chi, ta dễ dàng cảm nhận được qua màu da xám bạc; gốc, rễ, thân cành chun rụt; nu cục, u bướu phát lộ quanh thân; đường chạy thân chính dích dắc biến dạng; lá tăm săn nhỏ; toàn thân đanh lại, thu mình khắc khổ mang dáng vẻ phong sương, mang dấu ấn thời gian...Từ những đặc điểm trên được nhiều người đánh giá tác phẩm phải có niên đại trên 100 năm tuổi. Tác phẩm si Bố cục cây ngày càng hài hòa, bổ khuyết hoàn thiện dần Từng chi tiết được thể hiện trên tác phẩm rất tinh xảo thể hiện sự tài hoa khéo léo của người tạo tác đã chắt lọc tạo ra những điểm chấm phá hút hồn, gây được ấn tượng mạnh về cảm xúc với người xem. Ngôn ngữ tạo hình và bố cục tác phẩm hài hòa, chặt chẽ, không có điểm khuyết lộ. Thông điệp về sự "phong lưu, ấm no, sung mãn, đủ đầy, hài hòa" được chủ nhân gửi gắm một cách kín đáo, ý nhị cũng đã thể hiện sự thăng hoa về cảm xúc sáng tạo kết hợp sự khéo léo tài tình trong thao tác kỹ thuật. Mâm rễ vững chãi tượng trưng cho cội nguồn hưng vượng; thân thẳng đứng tượng trưng cho trượng phu quân tử ngay thẳng; tay cành tươi tốt, tỷ lệ hài hòa là sự phát triển bền vững... Ngắm nhìn tác phẩm trên dù là người chơi cây lâu năm hay người mới chơi đều cảm nhận được cái "hồn" ẩn trong tác phẩm toát ra qua thần thái, sự lôi cuốn, hấp dẫn đến khó diễn tả. Đó là tính trừu tượng ẩn chứa bên trong tác phẩm được biểu lộ ra bên ngoài thông qua các bộ phận, đường nét, màu da, sắc thái của tác phẩm. Qua đó con người có thể đọc được, hiểu, cảm nhận được ngôn ngữ biểu đạt của tác phẩm. Tác phẩm si Sự liên chi thể hiện hài hòa nghệ thuật tôn thêm vẻ đẹp của thân chính Một điểm khác, không thể không nhắc tới khi bàn về tác phẩm này chính là những nét quái kiệt vượt ra khỏi sự chân phương, khuôn khổ mà ta thường thấy. Đó là những nét biến dị tinh tường, duyên dáng, điệu đà ở thân gốc, rễ, thân, cành, lá; những vùng sắc tổ khác nhau ở màu da; điểm đóng cánh và phân chi vừa cân đối, vừa tự nhiên, đường chạy thân chính mạch lạc...Nét quái duyên dáng này, một phần do con người dùng kỹ thuật tạo ra, một phần do chính tác phẩm trong những điều kiện sống nhất định đã tự "biến" ra một cách ngẫu nhiên... Điều đáng nói, tác phẩm trên đã khái quát được những giá trị cốt lõi trong một tác phẩm vốn có của cây cảnh nghệ thuật truyền thống. Đó là người nghệ nhân đã dày công sưu tầm tạo tác thể hiện rõ được dấu ấn của thời gian. Những thăng trầm, thử thách của ngoại cảnh, sự vươn lên không ngừng của nội lực bản thể tác phẩm, gắn với những giá trị văn hóa đã làm cho nó trở nên có hồn, có thần đẹp hơn ngoài tự nhiên, ẩn chứa những giá trị nhân văn nói lên thông điệp tư tưởng của con người. Tác phẩm si Nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên chăm chút tác phẩm hàng ngày Được biết, tác phẩm quý này do nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên săn tìm từ một gia đình có truyền thống yêu cây cảnh ở đất võ Bình Định. Họ đã sưu tầm, chăm sóc, tạo tác công phu qua nhiều đời. Họ đã trân trọng những giá trị của ông cha trao truyền tác phẩm này mà để cây phát triển tự nhiên, ít tạo tác, có nét kế thừa. Sau nhiều năm theo đuổi, cách đây gần 2 năm, anh Tuyên đã quyết định bỏ ra một số tiền khá lớn để sở hữu bằng được tác phẩm này. Ai cũng nghĩ anh Tuyên sau khi sở hữu sẽ giữ nguyên hiện trạng của tác phẩm này để chơi và hưởng thụ những giá trị mà chủ nhân cũ đã lưu giữ bao năm từ ông cha trao truyền. Tuy nhiên, khác với những gì người ta vẫn tưởng, vừa về tới nhà, nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên lại quyết định "phá tan" tác phẩm này để tạo dựng lại từ đầu, kiến tạo thêm nhiều gia tăng giá trị nghệ thuật theo suy nghĩ riêng, tạo điểm nhấn, sự hài hòa tổng thể theo một ngôn ngữ tạo hình có chủ ý rất rõ ràng. Tác phẩm si Một tác phẩm si đẹp long lanh tứ diện hiếm gặp Khi đó nhiều người không khỏi cảm thấy "xót xa" luyến tiếc cho một tác phẩm từng là "gia bảo" của một dòng họ, nó ít nhiều đã "vang bóng một thời" lại bị phá tan bởi những nhát cắt có phần vội vã của anh Tuyên. Họ cho rằng, anh Tuyên đã quá ngông cuồng khi quyết định bỏ ra "đống tiền" để mua cây quý về phá tan thành "đống củi"..?! Họ băn khoăn phải chăng việc làm của người thợ kim hoàn thành đạt này có mục đích gây ra sự tò mò cho cộng đồng. Mặc cho bao người ngăn cản, anh Tuyên vẫn kiên trì theo đuổi những sáng tạo đột phá, mạnh dạn bỏ đi tất cả những yếu tố thừa của một tác phẩm...Thật bất ngờ, cây Si cổ "nằm ngủ" trăm năm tuổi bỗng như bị "kích thích" mạnh mẽ bởi những nhát cắt khiến toàn thân phát nu cục, thân hình biến dị méo mó khác thường qua từng ngày một. Sự "xung đột" giữa sức sống thân cành già cỗi với phần dăm ngón bông tơ đã kéo tác phẩm phát triển cân đối đều trở lại... Tác phẩm si Tác phẩm si Thêm một tác phẩm mang dấu ấn của người yêu cây cảnh nghệ thuật Bình Định Chỉ sau một thời gian ngắn, ai ngắm nhìn tác phẩm Nhất Trụ Liên Chi cũng phải trầm trồ cảm phục sự mạnh dạn, quyết đoán và tài hoa thực sự của người thợ kim hoàn vốn đã được mệnh danh là "người biến củi thành vàng" đất võ Bình Định! Tiếng lành đồn xa, tác phẩm si Nhất Trụ Liên Chi của nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên được bạn chơi trong Nam ngoài Bắc đến thưởng ngoạn chiêm bái và đã từng có đại gia yêu cây đất Bắc trả với giá trên 1 tỷ đồng nhưng anh Tuyên vẫn quyết định chưa bán tại thời điểm này vì anh muốn phải đầu tư thêm công sức cho tác phẩm thực sự hoàn thiện, mang được những đặc trưng dấu ấn của cây cảnh nghệ thuật Bình Định sau 2 năm nữa! Ngắm tác phẩm trên song hành cùng với nhiều tác phẩm nổi tiếng khác khắp các vùng miền, chúng ta thêm tự hào về cây cảnh nghệ thuật Việt Nam mang những đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện huyền tích mà người nghệ nhân nghệ sĩ đã gửi gắm trong quá trình tạo tác công phu rèn giũa qua năm tháng...! Thật đáng tự hào biết bao.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Ai nói mai vàng giá cao đâu cây đẹp to có 45tr đây Bonsai trà vinh.

Cây mai vàng hay có tên gọi khác là cây hoa mai. Cây có hình dáng cũng như hoa rất đẹp đặc biệt nở vào dịp tết được làm cây cảnh trưng bày tại các gia đình, nhất là các tỉnh phía Nam Sản phẩm của chúng tôi được cập nhật liên tục hàng ngày vì thế bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua Fanpage hoặc Zalo để chúng tôi gửi bạn tham khảo các mẫu sản phẩm mới nhất tại cửa hàng :) Chat Facebook Mua sỉ:0989840841 Chat Zalo Mua lẻ: 0989840841 Danh mục: cây cảnh quan Từ khóa: cây hoa mai, cây mai, cây mai vàng, hoa mai đỏ, mai đỏ Có thể bạn nên xem: Mô tả Hướng dẫn mua hàng và thanh toán Cây mai vàng được coi là cây hoa đặc trưng của miền Nam. Đây là loại cây kiểng lâu đời, có 2 loại chính là mai sẻ và mai châu. Đặc điểm chung của cây mai vàng Tên thường gọi: cây mai vàng Tên gọi khác: cây hoa mai Tên khoa học: Ochna integerrima Họ: Ochnaceae Nguồn gốc xuất xứ: tại các tỉnh miền Nam của nước ta. Ý nghĩa phong thủy của cây mai vàng Cây mai vàng thể hiện cho sự may mắn, tài lộc , sung túc nhất là trong dịp năm mới. Cây mang ý nghĩa đặc trưng trong mỗi dịp tết tại các tỉnh phía Nam Công dụng của cây mai vàng Cây được trồng làm cây cảnh trang trí tại phòng khách, hiên nhà, sảnh lớn tại các gia đình, công ty, xí nghiệp nhất là vào dịp xuân. Những cây trồng lâu, tạo dáng đẹp mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người trồng. Gọi Hotline để biết được nhiều thông tin hơn về ý nghĩa phong thủy của cây mai vàng và giá trị của cây mai vàng xin gọi : 0989840841 Tham khảo thêm một số cây cảnh quan khác: cây kè bóng , cây đủng đỉnh Cây mai vàng 1 Cây mai vàng bonsai Vị trí kê đặt của cây mai vàng Cây đặt tại phòng khách gia đình, phòng tiếp khách, sảnh lớn, sân vườn… vào mỗi dịp tết. Đối tượng hay sử dụng cây mai vàng Cây mai vàng được các gia đình, người yêu thích cây cảnh, dân văn phòng đặc biệt yêu thích và lựa chọn. Chiều cao cây: 1 – 3m Đặc điểm hình thái của cây mai vàng Thân: xù xì, cành nhánh nhiều Lá: màu xanh, thuôn nhọn 2 đầu. Hoa : màu vàng rực rỡ, có 5 cánh mỏng Cây cảnh quan có thể bạn quan tâm: trang đỏ tạo hình, cây phát tài núi Cây mai vàng Cây mai vàng Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây mai vàng Cây sinh trưởng và phát triển trong môi trường ánh sáng. Để có thể nở hoa vào đúng dịp tết người trồng cần rất chú ý đến cách chăm sóc. Tốc độ sinh trưởng: trung bình Phù hợp với: môi trường ánh sáng, đất giàu chất dinh dưỡng Cách lựa chọn cây mai vàng Cây được trồng vào các chậu kiểng để trưng bày tại những nơi mong muốn. Cách chăm sóc cây mai vàng Để tạo được dáng bonsai, cũng như cho hoa đẹp người trồng mai vàng cần chú ý đến việc chăm bón, cũng như tưới nước cho cây. Chế độ Nước: ngày tưới cây 1 lần Đất trồng: hút ẩm tốt, thoát nước nhanh Bạn có thể gọi hotline để được hỗ trợ về kĩ thuật chăm sóc cây mai vàng 0989840841 Tham khảo thêm một số cây cảnh quan khác: cây kè bóng , kè nhật Cây mai vàng 3 Những lưu ý khi chăm sóc cây mai vàng Nếu bạn thuê cây mai vàng thì hãy để nhân viên kỹ thuật của đơn vị cho thuê cây tự chăm sóc theo lịch của họ. Nếu bạn mua cây thì cần biết cách chăm sóc cây mai vàng cơ bản như sau: Chú ý chăm sóc cây theo từng tháng trong năm, để cây ra hoa đúng dịp và hoa có màu sắc đẹp. Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay. Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt. Thông tin vừa rồi về cây mai vàng chắc hẳn các bạn đã biết, nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0989840841 để được nhân viên tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi mua cây. Các bạn chú ý khi mua cây tại đây các bạn sẽ được đổi trả trong vòng 24h nếu không ưng ý, và hỗ trợ bảo hành nên tới 1 tháng, cũng như được tư vấn và chăm sóc trọn đời cho cây.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

Cây Mai Vàng Xù và cây mai vàng chi đẹp nuôi tương lai. Lh: 0972670632 A...

Độc đáo mai nu, mai xù T Cho tới nay vẫn chưa có một tài liệu nào nói về “cây nu” và “cây xù” trên một cơ sở khoa học, chỉ biết rằng đó là những loại cây quý hiếm mang tính thẩm mỹ cao...
Cây mai xù cổ thụ (dáng trực) Tôi đã từng theo chân anh Khánh, một người say mê sưu tầm cây kiểng và có cửa hàng kinh doanh cây cảnh nghệ thuật tại trà vinh Tuy vườn kiểng nhà anh chưa thuộc vào hàng đồ sộ, nhưng mỗi cây đều có một dáng thế kỳ thú khiến cho người xem vừa ngạc nhiên vừa say mê thích thú, đặc biệt là những cây có hình thù kỳ quái và dáng thế đa dạng, trong đó độc đáo nhất là mai nu và mai xù

Phôi nguyệt quế đế đều dáng tam tài nuôi thiên nhiên đúng cách đẹp .Bons...

– Cây nguyệt quế được các gia đình ưa chuộng trồng trong sân vườn, cây cảnh bonsai không chỉ màu hoa đẹp, hợp phong thủy mà còn những ứng dụng thiết thực trong đời sống. Ở miền nam Việt Nam, cây nguyệt quế có tên chính xác là cây nguyệt quý (tên khoa học: Murraya paniculata) thuộc họ cam chanh, còn được gọi nguyệt quới (chữ “quới” là cách gọi khác của chữ “quý” của người miền Nam xưa), nguyệt quất, cửu ly hương,… Loại cây này thường bị nhằm lẫn với cây nguyệt quế thật (tên khoa học: Laurus nobilis) có nguồn gốc từ Hy Lạp. Vòng nguyệt quế đeo cho người chiến thắng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn là vòng được kết từ lá của loại cây nguyệt quế Hy Lạp, không phải từ cây nguyệt quế ở Việt Nam như nhiều người nghĩ. Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy Nguyệt quế ở Việt Nam có hoa trắng hơi ngả vàng, mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm và có mùi thơm. Thân cây gỗ thẳng, nhẵn, có kích thước nhỏ. Cây trưởng thành cao từ 2 đến 8m, dáng đẹp. Hiện nay, nguyệt quế được trồng nhiều để làm cây bonsai, cây cảnh trước nhà. Là loài cây thân gỗ nhỏ có màu vàng nhạt, gỗ nguyệt quế được sử dùng để làm đồ mỹ nghệ. Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế Cây nguyệt quế trưng trong nhà giúp mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp và gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Cây còn mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi. Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy Không những vậy, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điều xấu đến cho gia đình. Với mùi thơm rất đặc trưng, cây giúp cho tinh thần gia chủ thoải mái, vui tươi và tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện. Tuy nhiên, mùi thơm của cây hơi gắt, nếu ngửi gần và lâu có thể sẽ hơi nhức đầu. Ứng dụng của cây nguyệt quế Làm cây cảnh trang trí trong sân vườn, chậu đặt bàn làm việc, bàn học hay văn phòng. Cũng được chọn trồng trước cửa nhà để mang lại tốt lành cho gia chủ. Dù giá cây nguyệt quế cổ thụ khá cao nhưng vẫn được rất nhiều người mua về vì những ý nghĩa trên. Trong đông y, lá cây nguyệt quế hơi giống lá ngâu, có vị chát, có tác dụng điều trị ho đờm, sưng bầm, rắn cắn, đau răng; hoa nguyệt quế chứa tinh dầu, có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa và bồi bổ phổi.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

SÂN VƯỜN ĐẸP 2020

Trong thiết kế nhà cửa thì việc cung cấp sinh khí cho ngôi nhà là điều không thể thiếu. Để tạo được sinh khí không điều gì khác chính là khu sân vườn nhà bạn sử dụng cây xanh để tạo sinh khí. Khu sân vườn được các gia chủ rất quan tâm khi vừa là không gian nghỉ dưỡng mà còn là khu vui chơi và trang trí cho ngôi nhà. Chính vì thế diện tích thiết kế nhỏ đến đâu cũng nên tạo một khoảng trống để cho cây xanh nhé! Dưới đây sẽ là hơn 1 vài mẫu sân vườn đẹp tạo sinh khí cho ngôi nhà. Hy vọng các gia chủ có thể lựa chọn được mẫu thiết kế vườn ưng ý nhất. 1.phong cách trung hoa
2.phong cách đa màu sắc
3.phong cách châu âu đơn giản hình thể
4. phong cách việt nam cây cổ thụ
5 phong cách theo nghĩ dưỡng
6. phong cách nông thôn tận dụng
7.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Cách chăm sóc mai vàng cho hoa nở rực rỡ dịp Tết Nguyên Đáng

Cách chăm sóc mai vàng cho hoa nở rực rỡ dịp Tết Nguyên Đáng
Nếu hoa đào là dấu hiệu của Tết miền Bắc thì cây hoa mai trở thành biểu tượng của mùa Xuân ở miền Trung, Nam Việt Nam từ bao đời nay. Mai nở vàng rực rỡ mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho người trồng. Nhiều người trồng mai, chưng mai nhưng không rành lắm về cách chăm sóc, có thể khiến cây nở hoa không đúng dịp, cây héo lá thiếu sức sống, làm giảm ý nghĩa phong thủy của cây mai. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc mai vàng cho hoa nở rực rỡ đúng dịp Tết Nguyên Đán hoa-mai-vang-dep.jpg Cách chăm sóc mai vàng trước Tết Để cây mai ra hoa đúng dịp Tết, người trồng cần chuẩn bị các bước chăm sóc cây mai trước Tết, phối hợp giữa tuốt lá, bón phân kích hoa nở và tưới đủ nước. Tuốt lá Tuốt lá là cách đơn giản và thông dụng nhất để kích hoa nở đúng ngày. Khi cây không còn lá nữa, chất dinh dưỡng ngừng nuôi lá sẽ tập trung vào phát triển nụ hoa và bung nở. Trước khi tuốt lá khoảng 2-3 ngày, cần ngừng tưới nước và bón phân để lá bắt đầu sanh khô lại. cach-cham-soc-cay-mai-no-hoa-dung-tet.jpg Bắt đầu tuốt lá vào khoảng tháng Chạp. Cây mai có hoa nhiều cánh thì tuốt lá sớm hơn, chừng ngày 10-15, hoa 5 cánh thì tuốt lá vào tầm ngày 20. Nếu thời tiết rét lạnh kéo dài, nên tuốt lá vào đầu tháng để mai nở kịp. Từ ngày 23-25, quan sát thấy hoa cái bắt đầu bung vỏ lụa thì chắc chắn hoa mai nở đúng ngay những ngày Tết. Trường hợp hoa cái chưa nở, thì cần bổ sung thêm phân bón và đặt nơi có ánh nắng chiếu. Bón phân kích hoa nở Bón phân không chỉ là để thúc hoa nở, mà còn giúp hoa lâu tàn hơn, màu tươi hơn, lượng hoa nở nhiều và cũng thơm hơn. Thường thì đầu tháng 11 là người ta đã bắt đầu bón thúc cho mai. Dùng 200g phân lân rải trên mặt đất quanh gốc hoặc pha với nước tưới dưới gốc. Kèm với đó, sử dụng 1 muỗng cafe phân Kali hòa loãng cùng 5 lít nước và tưới dần cho cây mỗi tuần 1 lần. Một số người còn dùng hoocmon thực vật Gibberelin nồng độ 25-40 ppm (tương đương 1 viên Gibberelin pha cùng 25-40 lít nước) phun dưới gốc 2 ngày/lần, để kích hoa nhanh nở và nở nhiều. cach-cham-soc-cay-mai.jpg Bên cạnh đó, thuốc Malathion (Malate 50EC) cũng có thể kích nụ nở hoa. Nếu lá còn xanh non, nụ quá nhỏ chưa phát triển kịp thì dùng phân NPK 15-30-15 hoặc NPK 6-30-30, pha gói 10g cùng 8 lít nước để tưới cho cây 5 ngày 1 lần cho nụ nhanh phát triển. Khi bón phân kích hoa nở, tuyệt đối không nên bón sát gốc. Cách chăm sóc mai vàng đúng kỹ thuật là dùng phân rải quanh gốc, bón xuống đất cách gốc 20-30cm hoặc pha loãng với nước để tưới. Điều này là để tránh làm đứt rễ cây mai, làm ảnh hưởng đến việc phát triển nụ và hoa. Phương pháp để hoa mai vàng nở được lâu, tươi rực rỡ là sử dụng NAA nồng độ 20 ppm (tương đương 2g NAA pha cho 100 lít nước) phun cho cây vào lúc nụ búp còn xanh, chưa nở bung. Tưới nước đủ ẩm Cây mai chịu hạn tốt, nhưng không có nghĩa là không cần tưới nước. Tùy vào việc trồng mai ngoài vườn hay trong chậu và kích thước cây như thế nào mà cần lượng nước phù hợp khác nhau. Đối với cách chăm sóc cây mai trồng vườn thì không nên tưới quá nhiều nước. cach-cham-soc-mai-vang.jpg Cây mai trồng trong chậu thường hơi khô do đất không giữ ẩm được lâu, cần tưới nước mỗi tuần một lần. Tuy nhiên, tránh tưới để ngập úng đất, chậu cần có lỗ thoát nước hoặc xử lý ngay nếu có dấu hiệu thừa nước. Trời nắng, khô hanh hay lạnh cũng cần tưới ẩm cho cây, chỉ duy trời mưa thì hạn chế việc tưới nước lại hoặc không tưới nữa. Ngoài ra, nếu đến 25 tháng Chạp mà cây chưa bung vỏ lụa thì có thể dùng nước ấm tầm 30-40 độ C để tưới nhẹ cho cây. Kèm với đó là đặt cây nơi ánh nắng chiếu hoặc dùng bóng đèn dây tóc treo lên để cây ấm hơn nở nhanh. Trường hợp đặc biệt Nếu trường hợp mới ngày 20 tháng Chạp mà hoa mai đã nở bung vỏ lụa thì cây có dấu hiệu nở hoa sớm. Cần chuyển cây đến nơi thoáng mát, lấy vải đen trùm gốc cây mai lại, tưới nước lạnh vào chiều tối để làm lạnh gốc. Đồng thời, pha phân Ure với nồng độ 1g/lít nước để kích cho cây ra thêm lá. Khi cây ra lá mới thì dưỡng chất tập trung nuôi lá, sẽ hạn chế dành cho nụ và hoa sẽ nở chậm hơn vài ngày. Cách chăm sóc cây mai trong dịp Tết Nguyên Đán Vào những ngày Tết, đa số người ta đều đã trồng mai vào chậu. Chậu mai thường đặt trong nhà, cần lưu ý đặt nơi thoáng mát, tránh quạt, gió lùa mạnh sẽ làm cây dễ rụng hoa. Đồng thời, nếu đặt chậu mai nơi quá tối thì thiếu ánh sáng cần thiết để quang hợp, chồi cây vươn dài đến nơi có sáng khiến hình dáng cây trở nên xấu hơn, lá ra nhanh và hoa sớm rụng. Tuy nhiên, nếu để chậu cây mai gần bóng đèn quá nóng hay nơi có ánh nắng mạnh thì làm mai nở bung nhanh chóng và tàn mau. cach-chon-cay-mai-dep2.jpg Cách chăm sóc mai vàng cắm bình thì đặc biệt lưu ý: dùng lửa đốt nhẹ gốc hoặc bôi parafin bôi lên vết cắt để giữ nhựa cây và hạn chế vi khuẩn gây thối cành. Bên cạnh đó cần thay nước sạch mỗi ngày. Cũng có thể cho thêm 1 viên Aspirin để ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây thối cành, tàn hoa. Hình ảnh một số cây mai đẹp cach-chon-cay-mai-dep1.jpg cach-chon-cay-mai-dep3.jpg goi-y-cach-chon-cay-mai-dep.jpg cach-chon-cay-mai-dep.jpg cach-chon-cay-mai-dep-the-thac-do.png Tham khảo bài viết Cách chọn cây mai đẹp cho Tết Kỷ Hợi thêm vàng tươi xuân sắc để biết thêm về cách chọn cây mai đẹp như những hình ảnh ở trên. Thực hiện đúng những kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng ở trên, các bạn đã có thể tự tin rằng chậu mai nhà mình có thể nở hoa vàng tươi rực rỡ đúng ngay dịp Tết

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề có tên khoa học: Ficus Religiosa. Có xuất xứ ở Ấn Độ, cây bồ đề được người theo Ấn Độ giáo Phật giáo cho là linh thiêng. Trong sách kinh cây bồ đề được gọi là "cây giác ngộ". Các tín đồ đạo Phật coi bồ đề là cây nhà Phật. Nghe truyền rằng, Phật tổ Thích Ca Mâu Ni đã tu thành chính quả ở dưới gốc cây bồ đề. Cây có lá hẹp hình quả tim với đầu chót dài những lá mới non có màu hồng.
Bồ đề là cây thân gỗ, thường xanh, họ dâu tằm, cao khoảng 15m, đường kính 2m. Vỏ cây vàng nhạt, thân cây lồi lõm không tròn trịa. Cành có rễ khí sinh rủ xuống như râu, cành bên mọc xòe ra chung quanh, tán lá tròn hoặc hình trứng ngược, rợp bóng. Lá mọc cách, hình tam giác xanh thẫm, bóng, không bắt bụi. Lá bồ đề đẹp nên vẫn được dùng đề thơ, vẽ tranh. Hoa mọc ở nách lá và tự ẩn. Quả ẩn, tròn dẹt, chín vào mùa Đông, khi chín có màu tím đậm. Cây bồ đề ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Đất giàu mùn, dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt. Nhân giống dễ dàng từ hạt và giâm cành, dễ uốn tỉa. Thân cây có nhựa, có thể chế biến thành cao su cứng. Hoa có thể dùng làm thuốc, có tác dụng giảm sốt, ra mồ hôi. Bồ đề trồng làm cây phong cảnh rất đẹp. Cây bồ đề,Cây bồ đề,cay bo de,cây đề,cây giác ngộ,Ficus Religiosa Cây bồ đề Cây bồ đề Cây bồ đề Cách trồng và chăm sóc : Thay chậu : Cách 2 - 3 năm vào mùa xuân, trước khi các nụ bắt đầu căng phồng, với 60% đất, 10% than bùn, và 30% cát to. Xén tỉa và giằng dây: Thực hiên công việc xén tỉa hệ thống rễ lần đầu cùng lúc khi chọn cắt tỉa phần trên của cây và thay chậu. Cắt giảm chỉ chừa lại hai lá trên các chồi non trong mùa gieo trồng. Có thể xác định vị trí của thân và các cành cây vào bất cứ lúc nào trong năm, những tốt nhất là từ mùa thu cho đến mùa xuân. Bảo quản phần vỏ cây lúc giằng dây và thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng dây giằng không cấn vào những cành cây đang phát triển nhanh. Bón phân : Mỗi tháng một lần từ mùa xuân cho đến mùa thu và cách tháng một từ mùa thu cho đến mùa xuân. Lưu ý: Đây là loại cây trồng trong nhà kính hoặc bên trong nhà vì nó phải sống ở một nơi có nhiều ánh sáng và được bảo quản chống lại những giao động về nhiệt độ. Phun xịt tán lá mỗi ngày ít nhất một lần từ mùa xuân cho đến mùa hè và đôi lúc cho phần còn lại trong năm. Vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao khoảng (20 - 25 độ C), ta nên phơi cây dần dần dưới ánh nắng mặt trời.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

CÂY KHẾ CẢNH

Cây khế là loại cây truyền thống của Việt Nam được trồng từ nhiều đời nay với nhiều công dụng cho hoa đẹp, quả ngon,cây có nhiều dáng thế để làm cảnh nên rất được ưa chuộng.
Ý nghĩa tên gọi Cây khế trồng trước nhà với ý nghĩa nhắc nhở cháu con dù đi xa nơi đâu vẫn luôn nhớ về quê hương, nguồn cội của mình. cay-khe-3a Cây khế là cây cho quả sai, cho quả quanh năm cay-khe-5a Quả khế chín thương có màu vàng rất đẹp cay-khe-1a Cây khế còn có tác dụng trong làm cảnh, làm bonsai Đặc điểm cây khế Cây khế còn được gọi là Ngũ Liêm Tử có Tên khoa học: Averrhoa carambolaL. thuộc họ Chua me đất – Oxalidaceae có nguồn gốc từ Sri Lanka. Cây khế thuộc cây thân gỗ nhỏ, nhiều cành nhánh, và phân cành thấp, chiều cao khoảng 3-7m. Khi cây già vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều nốt sần và có ít lông như thân non. Gỗ cây giòn, dễ gãy, rễ cọc sâu tới 1,5m, các rễ lông hút hoặc rễ chùm thì tập trung ở đất mặt khoảng 30-40 cm. Lá khế màu xanh tươi, hình trái xoan nhọn ở đầu, lá kép mọc đối ở các cành,mép nguyên,có lá dài đến 50cm. Hoa khế màu tím hồng, mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành nên rất sai hoa. Mỗi cánh hoa có 2 phần móng ngắn màu trắng; phần phiến hình bầu dục có màu hồng tím nhạt ở mặt ngoài, mặt trong đậm màu hơn với rất nhiều chấm tím đậm. Cây khế nảy chồi vào mùa xuân, hoa nở vào đầu hạ và kết quả và cuối thu. cay-khe-2a Nên khi gặp điều kiện thời tiết khô và ấm thì tỷ lệ đậu quả rất cao lên đến 50-70% số hoa nở. Quả khế có 5 múi, vị giòn, chua ngọt. Khế có hai loại chua thường múi nhỏ và ngọt múi to và mọng hơn. Khi non có màu xanh, khi chín chuyển màu vàng. cay-khe-4a Cách trồng chăm sóc cây khế Cây khế thuộc loại cây thân gỗ khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc, tốc độ phát triển trung bình. Cây khế chịu được nhiệt độ cao, chịu nóng nhưng cũng chịu được rét, nhiệt độ thấp kể cả rét đậm.Nhiệt độ khoảng 22-26oC thì quả ngon đẹp. Khế ưa nắng trồng nơi thoáng gió, rộng rãi, tuy nhiên cây cũng chịu được một phần bóng râm. Đất trồng khế cần loại đất ẩm, nhiều mùn và nhiều dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt vì khế dễ bị thối và ngập úng. Độ pH thích hợp là 5,5-6,5. Lượng nước tưới cho khế vừa phải, chỉ cần chú ý khi cây trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành. Giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Bón phân cho cây khế cũng không cầu kỳ, tuy nhiên trong giai đoạn nuôi quả, nên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm. Nên trồng khế vào mùa xuân hoặc thu, nên cắt tỉa cây trong giai đoạn trưởng thành để cây đều tán, không nên cho nắng rọi vào thân cây. Cắt tỉa cành cây sâu bệnh, cành già, yếu để tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, nên cắt tỉa cành trước lúc ra hoa hoặc sau khi thu hoạch quả. cay-khe-6a Nhân giống khế dễ dàng bằng gieo hạt vì cây ra quả nhanh chỉ sau khoảng 1 năm.Chọn quả không sâu bệnh,múi to, đều và dày từ những cây đã thu hoạch quả từ ba mùa trở lên. Lọc lấy hạt, bỏ lớp nhầy bao quanh, rửa sạch rồi gieo luôn hoặc phơi trong bóng râm để lưu trữ. Nên gieo vào giá thể ẩm, tơi xốp vào mùa xuân, giữ ẩm cho đất 15-20 ngày hạt sẽ nảy mầm và bén rễ. Khi cây con được 5-7 lá thì đem chuyển bầu hoặc trồng xuống đất.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

Giới thiệu về Cây khế bonsai Tên thường gọi của cây : Cây khế
Tên khoa học của cây: Averrhoa carambola Họ : Oxalidaceae (họ chua me đất) Chiều cao của cây 0.5 đến 1m Công dụng của cây : Cây khế thường đc tròng để lấy quả, nhưng trong giới cây cảnh người ta dùng để tao ra những cây có khế dáng đẹp thu hút được người xem và còn được gọi là cây khế bonsai. Cây khế bonsai Cây khế bonsai Chi tiết về Cây khế bonsai Cây khế phát triển rất chậm, thân ngắn và tán ra nhiều nhánh, rậm rạp, rộng, tròn và đạt chiều cao từ 6 đến 9 m. Lá khế nhanh rụng, sắp xếp xoắn, mọc xen kẻ, kép lông chim lẻ, dài 15 đến 20 cm, với 5 đén 10 lá chét gần như mọc đối, hình trứng hay hình trứng thuôn dài từ 4 đến 9 cm. Các lá mềm, màu xanh trung bình, mặt trên hơi trơn , lông mịn và trắng ở mặt dưới. Lá chét rất nhạy cảm với ánh sáng và có khuynh hướng gập lại vào ban đêm hoặc khi cây bị lắc đột ngột. Cây khế bonsai Cây khế bonsai Cụm hoa nhỏ có cuống màu đỏ nhẹ , màu hoa cà, sọc tím, hoa phủ lông tơ, rộng khoảng 6 mm, được mọc ra trên các cành cây ở nách lá. Cây khế bonsai Cây khế bonsai Quả của khế hình thuôn, theo chiều dọc chia 5 đến 6 góc, dài 6.5 đén 15 cm và rộng đến 9 cm, vỏ mỏng màu cam vàng. Quả khế ngon ngọt, giòn, thịt màu vàng khi chín. Lát cắt quả hình ngôi sao rất đẹp. Quả có hạt màu nâu, dài 6 đén 12 mm và củng quá quả không có gì cả. Cây khế bonsai Cây khế bonsai Cây khế phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới của nước ta. Chúng được ứng dụng nhiều trong cảnh quan làm bonsai cây cảnh, dùng làm thực phẩm… Cây khế bonsai Cây khế bonsai Cây khế dáng bonsai hình chuột túi. Cây khế với lợi thế cả lá, hoa và quả nhìn đều rất đẹp. Cây trổ lá rồi đơm hoa, kết trái, sự tiếp nối theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển tạo nên sự biến đổi về mặt thị giác cho người thưởng thức. Cây khế bonsai Cây khế bonsai Để biết thêm thông tin và mua sản phẩm

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

TÁC PHẨM CÂY BỒ ĐỀ DÁNG LÀNG GIÀ KHÚ CÁC BẠN CHO Ý KIẾN.Bonsai trà vinh.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

TÁC PHẨM ME TRỰC HUYỀN CÂY THÀNH PHẨM RẤT ĐẸP. Bonsai trà vinh.

DỤNG CỤ BỨNG CÂY CẢNH

Chơi cây cảnh thì dụng cụ bứng cây là không thể thiếu có được cái vá bứng cây vừa cứng và sắt bén là mọi mổi của nhiều người .

CƯA KÉO CẮT TỈA BONSAI CÂY CẢNH

Kéo cắt cành Ngày nay, mọi người thường thích tự tay chăm sóc cây cảnh của mình, biết đến nhu cầu đó nên một số thương hiệu đã cho ra đời sản phẩm kéo cắt cành chuyên dụng rất tốt cho người sử dụng. Dưới đây là top 3 thương hiệu kéo cắt cành bán chạy nhất thị trường Việt Nam hiện nay.

CÂY HOA TRỒNG BỒN VÀ TRANG TRÍ SÂN VIÊN CÔNG TRÌNH ĐẸP

Trong các công trình cảnh quan hoặc các khuôn viên cây xanh, cây trồng viền là không thể thiếu, đó là yếu tốt quan trọng cần thiết cho một công trình cảnh quan. Tại sao cây trồng viền bồn lại quan trọng?
- Cây trồng viền có tác dụng phân định ranh giới, cột mốc của từng khu công năng, là cầu nối chuyển tiếp giữa luống cây trồng và các công trình hạ tầng cảnh quan khác. - Đường viền trang trí cho khuôn viên ngoại thất sẽ làm sinh động, tạo điểm nhấn thu hút ánh nhìn và tăng tính thẩm mỹ cho khuôn viên - Ngoài ra, cây trồng viền còn có chức năng bảo vệ khu đất, mang lại cho cảnh quan bố cục vững trãi, trang trọng. Sau đây là danh sách cây trồng viền, bồn hoa đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay: 1. Cây chuỗi ngọc Chúng ta thường thấy cây chuỗi ngọc dùng trồng viền, khung chữ, trồng thành hàng rào hoặc có thể trồng thành thảm trông rất đẹp. Ưu điểm của loài cây này là thuộc họ cây bụi, có thể sinh sôi phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, dễ dàng tạo hình theo ý muốn của mọi người. Một điểm nổi bật nửa là cây chuỗi ngọc này chịu được khô hạn rất tốt, ưa nắng, rất ít khi bị sâu bệnh. Khi cây có đủ nắng sẽ có màu vàng óng ả, do đó người là có những tên gọi khác cho cây là chuỗi ngọc vàng, chuỗi vàng. 2. Cây lá gấm Đây là loại cây ưa chuộng làm cây trồng viền, bồn hoa đẹp, trồng tạo nên cho các công trình cảnh quan công cộng, trang trí khuôn viên sân vườn, biệt thự. Lá gấm rất đa dạng về màu như: đỏ, vàng, xanh, hồng, tím hoặc nhiều màu kết hợp, bởi đa dạng về màu sắc nên khi trồng thành khóm người ta thường kết hợp xen kẽ những màu lá gấm với nhau nhằm tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cây không những mang lại cảm giác dễ chịu, mà còn góp phần mang lại bầu không khí xanh - sạch - đẹp, mang lại thêm sắc màu tươi tắn và ý nghĩa cho cuộc sống. 3. Cô tòng lá đốm Cây cô tòng lá đốm khi còn non có màu vàng hơn, khi lá già thì chuyển dần sang màu xanh lá đốm vàng, các lá xếp xen kẽ đến xoắn ốc trên thân, lá hình elip đến bầu dục, nhọn đầu. Ngoài cô tòng lá đốm còn có nhiều giống cô tòng khác với sự biến đổi về hình dạng và màu sắc như cô tòng đuôi lươn, cô tòng lá nhúm, cô tòng lá mít…, đều phát triển rất tốt ở những nơi có ánh nắng mặt trời đầy đủ hoặc bán râm. Với màu sắc nổi bật, cây thường được trồng viền trang trí hoặc trồng nên trong công viên, trang trí sân vườn, khuôn viên trường học hoặc nhà máy. 4. Cẩm thạch Cây cẩm thạch thuộc cây thân cỏ, mọc thành bụi nhỏ, có lá đẹp xanh tốt quanh năm. Cây mang hàm ý mang lại may mắn, tiền bạc và tài lộc cho người trồng. Loài cây được sử dụng trồng viền, trồng tiểu cảnh làm điểm nhấn, trồng thảm lớn trong công viên, công sở, đường phố... vì rất dễ trồng và chăm sóc, không cầu kỳ đất trồng, tuy nhiên vẫn thích nhất loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. 5. Ác ó Cây Ác ó thuộc dạng thân gỗ nhỏ, thân tròn cao 1 - 2cm, phân nhiều cành nhánh, mọc vươn dài màu xanh bóng nổi bật. Cây thường được sử dụng trồng hàng rào trong sân vườn cũng như cây trồng viền trong bồn hoa, công trình cảnh quan, công viên, ngoài ra cây còn được dùng chữa bệnh tê thấp và nhức mỏi rất hiệu quả. 6. Lá trắng Cây lá trắng hay còn gọi lf cây bạch trạng, cây có tán lá rộng, có phiến hình xoan thuôn dài, đầu nhọn. Cây rất dễ trồng và chăm sóc, phát triển nhanh và rất xanh tươi, được trồng nhiều trong các bồn hoa, trồng viền trang trí, trồng thảm cây, lối đi.. 7. Sò huyết Sò huyết là một loại cỏ dại có thân thô ngắn hoặc không có thân, cao khoảng 40cm, lá mọc như lợp ngói, phiến lá dài, méo nguyên đầu nhọn, trông hơi mọng nước, mặt dưới màu tím sẫm. Ngoài công dụng trồng viền làm cảnh ra, cây còn có tác dụng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết. 8. Mắt nai Cây mắt nai là loài thực vật có sắc thân, lá màu đỏ tím, cây có sức sống mạnh mẽ, không quá kén đất, ưa ánh sáng và chịu được hạn tốt. Một khu vườn sẽ thật ấm áp và dịu nhẹ hơn khi sử dụng cây mắt nai trồng hòa hợp với các màu sắc khác, tạo thành những viền cây bắt mắt, độc đáo. 9. Cẩm tú mai Cây cẩm tú mai với thân lá xanh mướt quanh năm, hoa màu tím hồng nhỏ xinh, dễ trồng, dễ chăm là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn trồng cây đường viền. Cây thuộc loài cây thân thảo, sống lâu năm lá nhỏ nhắn hình bầu dục, trơn bóng và thường xanh quanh năm. Loài cây này cực khỏe, rất dễ trồng và chăm sóc, ít sâu bệnh, kháng chịu được khắc nghiệt rất tốt. Cây có thể chịu được hạn, nắng nóng nhưng lại chịu lạnh kém.
10. Dâm bụt Hoa dâm bụt là một loài cây thân gỗ, phân nhánh nhiều, lá có màu xanh, viền răng cưa, mọc xen kẽ nhau. Hoa dâm bụt thường nở quanh năm, hoa có nhiều màu khác nhau như vàng, đỏ, hồng, cam… đua nhau khoe sắc, những cánh hoa nhẹ nhàng mang sắc trẻ trung, tươi tắn. Loài cây thân thuộc, gần gũi này là sự lựa chọn lý tưởng để trồng viền, trang trí sân vườn, hàng rào, ban công đấy.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Cây cảnh sân vườn

Cây cảnh sân vườn được xem là hình ảnh gắn bó và không thể thiếu trong không gian mái ấm của mỗi người trong chúng ta.
Không chỉ góp phần làm bầu không khí thêm trong lành, mát mẻ, cây cảnh còn được dùng như một vật trang trí đẹp mắt, giúp cho không gian ngôi nhà thêm sinh động và tràn đầy sức sống. Vậy thật ra những loại cây cảnh nên trồng trong vườn là những loại nào? Nếu như bạn muốn biết được câu trả lời, hãy cùng tụi mình đọc tiếp bài viết này nhé. Cây lộc vừng – Cây xanh sân vườn Cây lộc vừng hay còn có tên gọi khác là chiếc hoặc lộc mưng. cây trang trí sân vườn Cây lộc vừng là cây bóng mát ít rụng lá thường được trồng, có thân và gốc đẹp, có hoa khi nở mang theo sắc đỏ rực rỡ và lá có hình mác. Khi hoa nở thường có hương thơm ngào ngạt, dịu dàng, thích hợp được dùng để trồng cây trang trí sân vườn. Mọi người còn thường xếp lộc vừng vào nhóm bốn loại cây cảnh quý, bao gồm sanh, sung, tùng, lộc. Chính vì thế không chỉ được trồng với mục đích trang trí sân vườn, cây lộc vừng còn mang theo ý nghĩa phong thuỷ tốt lành cho gia chủ. hoa sân vườn Những chùm hoa màu đỏ mềm mại, thơ mộng và rực rỡ của cây tượng trưng cho hỷ sự, cho những điều tốt lành, gắn liền với ngụ ý phát tài, phát lộc. Chính vì thế nên nếu như bạn lựa chọn lộc vừng làm một trong những loại cây thích hợp trồng trong vườn thì sẽ giúp bạn thu hút được nhiều tài lộc và nhận được nhiều điều may mắn, tốt lành. Bởi theo tên gọi của cây, chữ Lộc ứng liền với tài lộc, còn chữ Vừng thì mang hàm ý tuy nhỏ nhưng nhiều. >>> Bảng giá mua Cây Lộc Vừng cho Sân Vườn Của Bạn <<< Cây sứ đại – Cây cảnh ngoài sân dễ trồng Sứ đại là một trong những loại cây trồng sân vườn thích hợp mà bạn có thể lựa chọn bởi đây là loại cây dễ trồng, phát triển nhanh, dễ chăm sóc với tán lá tốt. Hoa của cây sứ đại có vẻ đẹp thuần khiết và có hương thơm dịu dàng, dễ chịu nên được chọn trồng rất nhiều để làm cảnh quan sân vườn cũng như đây chính là một trong những loại cây cho bóng mát mà bạn có thể lựa chọn trồng tại những công trình công cộng. các loại cây trồng sân vườn Cây sứ đại cũng là một lựa chọn lý tưởng dành cho những ai đang cần tìm một loại cây cảnh ngoài sân vừa dễ trồng lại dễ chăm Cây sứ đại là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa sáng và có thể phát triển tốt khi được trồng trên đất giàu dinh dưỡng cũng như có khả năng thoát nước tốt. Cây cũng có thể trồng được trên cả đất cát và đất sỏi bởi có khả năng chịu hạn cao. Sứ đại được nhân giống từ phương pháp giâm cành là chính và khi trời bắt đầu vào mùa mưa, những cành sứ đại được giâm sẽ rất nhanh ra rễ và có thể mọc khoẻ mạnh. Cây chiều tím Chiều tím là một trong những loại cây cảnh sân vườn đẹp, có khả năng mọc khoẻ với tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Đây là loại cây ưa sáng và bóng bán phần. Cây chiều tím được xem là một trong những loại cây cảnh bóng mát có hoa dùng để trồng ở sân vườn cũng như các công trình được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay Nếu như muốn trồng một cây mới, bạn chỉ cần cắt cành và giâm vào đất, tưới nước và sau một thời gian cây sẽ tự bén rễ và vươn mình phát triển. cây cảnh sân vườn đẹp Cây chiều tím có thể phát triển tốt nhất ở những nơi có thời tiết, khí hậu bình thường. Đồng thời đây cũng là loài cây rất dễ trồng và không tốn quá nhiều công sức chăm sóc. Chính vì khả năng thích nghi nhanh với môi trường đất mới cùng khả năng phát triển mạnh mẽ, thích hợp được trồng tại những nơi có khí hậu bình thường, không yêu cầu quá nóng hay quá lạnh về mặt thời tiết nên cây chiều tím được mọi người lựa chọn trồng làm cảnh hoặc trồng bồn hoa trong công viên, đường phố, nhà ở. Ngoài ra đây cũng chính là một trong những loại cây bụi thích hợp để trồng dưới những gốc cây lớn khác để tô điểm thêm cho mỹ quan sân vườn. Cây hoa sam – Cây hoa sân vườn Cây hoa sam cũng là một trong các loại cây trang trí sân vườn dễ trồng, dễ chăm sóc và có khả năng phát triển, sinh trưởng nhanh, không cần tốn quá nhiều công sức. những loại cây cảnh nên trồng trong vườn Hoa sam là một loài cây thích hợp dùng để trồng trang trí sân vườn bởi khả năng phát triển nhanh và không tốn quá nhiều thời gian và công sức chăm sóc Cây hoa sam là loài cây có thân bò sát dưới mặt đất. Khi hoa nở thường có nhiều màu sắc rực rỡ và đẹp mắt, thu hút, thường được dùng để trồng bồn hoa và được mọi người ưa chuộng nhất hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây hoa sam trong những chậu để treo trang trí ngoài khu vực ban công, hiên nhà hoặc vườn cảnh,… đều được. Cây bạch trinh biển cây trinh biển trồng sân vườn Cây bạch trinh biển được mọi người ưa chuộng vì đây là loại cây dễ dàng chăm sóc Bạch trinh biển là một trong các loại cây trang trí sân vườn được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng chịu mát tốt của mình. Chính vì thế nên mọi người còn thường trồng cây dưới những tán có bóng mát của các cây lớn hoặc sử dụng để trồng tại những vị trí thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không chiếu sáng tới được trong sân vườn nhà mình. Không chỉ vậy, bạch trinh biển còn là loại cây có thể sống và phát triển khoẻ mạnh ngay cả tại những nơi có đất ẩm ướt. Bạn cũng có thể trồng cây này tại những khu vực xung quanh bờ hồ để tạo cảnh quan sinh động hơn. Bạch trinh biển cũng là một trong những loại cây có khả năng sinh trưởng và tốc độ phát triển nhanh nên bạn cũng không cần phải tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc. Cây mến khách (cây dây nhện) Cây mến khách, hay còn gọi với cái tên khác là cây dây nhện là một trong các loại cây kiểng lá, cây trang trí sân vườn phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại cây có dáng cây cao, thanh tao và quý phái, thích hợp để bạn trang trí trong nhà, trên bàn khách, bàn học hoặc bàn làm việc cũng như có thể trang trí trên những dãy tủ tài liệu, bên cạnh khu vực cửa sổ kính hoặc ngay chân cầu thang. trồng cây sân vườn Cây mến khách, hay còn được biết với tên gọi khác cây dây nhện Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây mến khách tại sân vườn để trang trí cho ngôi vườn thêm phần sinh động và có nhiều mảng xanh hơn. Cây hoa giấy – Cây trang trí sân vườn Cây hoa giấy là một trong những loại hoa sân vườn rất quen thuộc với nhiều gia đình tại Việt Nam, giúp trang trí cho ngôi nhà của bạn thêm phần sinh động và màu sắc lại vừa dễ trồng cũng như có thể chịu hạn tốt và có khả năng ra hoa quanh năm. cây trồng sân vườn Cây hoa giấy là một trong những loài hoa sân vườn được trồng một cách phổ biến nhất ở nước ta hiện nay Cây hoa giấy là loại cây đa dạng về chủng loài cũng như màu sắc với nhiều gam màu hoa nổi bật khi nở như màu đỏ, màu vàng, màu trắng, màu cam,.. Nhiều thông tin cho rằng cây hoa giấy có độc, sự thật có phải như vậy? Thực tế, nhựa của cây hoa giấy chỉ có hàm lượng rất nhỏ độc tố không đáng kể để ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng nếu như đưa vào hệ tiêu hóa một lượng đủ lớn, nó có thể khiến cơ thể bị bệnh. Lá của cây hoa giấy không độc, nhưng một vết đâm từ những chiếc gai nhọn có thể dẫn đến viêm da, nổi phát ban ở da và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến dị ứng. Vậy nên khi trồng cây hoa giấy để trang trí sân vườn, ta cũng cần lưu ý một vài điều để đảm bảo an toàn. Cây hoa giấy không chỉ có tác dụng giúp ngôi nhà của bạn thêm sinh động và rực rỡ sắc màu mà còn có khả năng làm trong lành bầu không khí, giúp không gian ngôi nhà luôn trong lành, tốt cho con người. Không chỉ vậy, nếu xét theo ý nghĩa phong thuỷ, hoa giấy còn là loài hoa mang theo ý nghĩa của sự sum vầy đoàn tụ, hạnh phúc và sự bảo bọc, che chở, giúp cho gia chủ luôn gặp nhiều điều may mắn, hạnh phúc viên mãn, phát tài, phát lộc trong mọi mặt đời sống thường ngày. Cây trầu bà cây trầu bà trồng làm cảnh Cây trầu bà là một loại cây mà bạn có thể chưng trên bàn, treo trên lan can, ban công, hiên nhà hoặc trồng trên giàn leo ngoài sân vườn đều được Cây trầu bà là một trong những loại cây trồng trong nhà phổ biến thuộc họ dây leo. Bạn có thể trồng cây trong chậu đất để trưng trên bàn cũng như có thể trồng vào chậu và đem treo trên lan can, ban công, hiên nhà. Cũng như có thể trồng trong chậu đứng cũng như trồng ngoài đất có giàn leo để cây vươn mình phát triển. Không chỉ vậy, cây trầu bà còn thường được dùng làm cây trồng nền trong các bồn cây lớn với mục đích để phủ nền. Còn nếu không, bạn cũng có thể lựa chọn trồng cây trầu bà trong tương cây vì đây là loại cây mọc khoẻ, có sự phát triển nhanh và có thể chịu được bóng. Bên cạnh đó, bởi vì trầu bà là một loại cây có thể thích nghi và sống tốt trong môi trường nước nên cây cũng thường được dùng để trồng các chậu nước thuỷ tinh trang trí trên bàn trà, bàn khách, bàn làm việc,… Cây lưỡi hổ cây xanh sân vườn Cây lưỡi hổ là loại cây dễ sống, thích hợp dành cho những người không có quá nhiều thời gian chăm sóc cho cây Cây lưỡi hổ còn có tên gọi khác là cây lưỡi cọp, lưỡi hùm, hổ vĩ mép vàng hoặc lưỡi mẹ vợ. Cây còn có tên tiếng anh là Snake Plant vì hình thù trông khá giống với một con rắn dựng đầu hơn là lưỡi con hổ. Cây lưỡi hổ là một loại cây dễ sống, vì thế nên đây chính là lựa chọn lý tưởng dành cho những người ít có thời gian chăm sóc nhưng vẫn muốn trang trí cho không gian khu vườn trong ngôi nhà của mình thêm sinh động và bắt mắt, thu hút hơn. Với ý nghĩa chúc họ gặp nhiều điều may mắn cũng như mừng tân gia, chúc gia chủ gặp được nhiều vận may, tài lộc và vượng khí, làm việc gì cũng thành công, suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. Không chỉ được dùng như một loại cây trang trí cho không gian nhà ở thêm sinh động và bắt mắt, có nhiều mảng xanh hơn mà cây lưỡi hổ còn có tác dụng giải độc bởi cây có thể lọc được các loại khí độc hại như formaldehyde. Còn nếu xét theo ý nghĩa về mặt phong thuỷ, cây lưỡi hổ có năng lượng phong thuỷ giúp bảo vệ gia chủ, chống lại khí xấu quanh nhà hoặc văn phòng, nhưng nên đặt cây tại những vị trí có ít người qua lại bởi năng lượng của cây là rất mạnh. Nếu đặt cây lưỡi hổ trong nhà, bạn có thể đặt cây tại các góc như Đông Nam, Bắc và Tây bởi đây chính là những góc có phong thuỷ tốt nhất. Cây vàng bạc – Yếu tố lý tưởng cho vườn cây đẹp Cây vàng bạc là một cây có sức sống khoẻ, dễ trồng và cũng dễ chăm sóc nên thường được mọi người ưa chuộng nếu như cần tìm một loại cây xanh sân vườn vừa đẹp lại dễ dàng chăm sóc, không tốn quá nhiều thời gian và công sức. cây vàng bạc trang trí sân vườn Cây vàng bạc cũng là một trong các loại cây trồng sân vườn có sức sống mạnh, dễ chăm sóc và không tốn quá nhiều thời gian, công sức Bởi vì cây vàng bạc là một loại cây có khả năng chịu hạn khá tốt nên bạn có thể trồng cây thành một cụm để trang trí hoặc trồng viền tại những nơi có thể đón nhận được một lượng lớn ánh sáng mỗi ngày. Dây thường xuân Dây thường xuân là một loại cây dây leo được sử dụng phổ biến để trồng trong sân vườn được mọi người ưa chuộng nhất hiện nay. Dây thường xuân có lá dẹp, thường được trồng để cây leo rào khi thân cây có thể bấm vào tường, phủ toàn bộ bề mặt của tường khắp căn nhà tạo không gian xanh mát và độc đáo cho chính ngôi nhà của bạn. dây thường xuân trang trí ngôi nhà của bạn Dây thường xuân là loại cây thuộc dây leo, được mọi người ưa chuộng nhất hiện nay Không chỉ vậy, bạn cũng có thể trồng dây thường xuân vào các chậu sứ nhỏ để trang trí trên bàn làm việc, bàn học, bàn trà, bàn khách hoặc trồng trong các loại chậu nhựa có móc treo để có thể treo trang trí tại những nơi như ban công, hiên nhà giúp không gian ngôi nhà thêm sức sống và sinh động hơn. Hoa ti gôn Cây leo cảnh hoa ti gôn Hoa ti gôn là một trong những lựa chọn lý tưởng nhất dành cho những ai muốn không gian ngôi nhà của mình thêm phần nên thơ, lãng mạn và sinh động Nếu như bạn đang muốn có được một vườn cây đẹp giúp không gian ngôi nhà tràn đầy sức sống, Vậy thì tuyệt đối không thể bỏ qua được hoa ti gôn – loài hoa có vẻ đẹp rất đặc biệt và thu hút, thường được mọi người lựa chọn để trồng tại khu vực hàng rào. Đặc biệt là hàng rào của những ngôi nhà được sơn màu trắng bắt mắt, hoặc để hoa leo cổng tạo thành vòm hoặc thành giàn che mát hoặc che khuyết điểm cho những vị trí chưa thích hợp trong ngôi nhà của bạn. Trong những mẫu thiết kế sân vườn hiện đại ngày nay thì hoa ti gôn thường được mọi người sử dụng như một loài cây vừa dùng để trang trí vừa dùng để che bóng mát cho các khu vực trong nhà như hàng rào, cổng trước, giúp không gian ngôi nhà thêm phần nên thơ và sinh động hơn. Không chỉ vậy, ti gôn là một loại cây ưa nắng và có sự phát triển mạnh mẽ, nếu được trồng tại những khu vực đất giàu chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cực kì nhanh. Cây tùng la hán – Cây phong thủy được ưa chuộng Cây tùng la hán, hay còn có những tên gọi khác như vạn niên tùng, sam đất, sam la hán,… là loại cây có tên khoa học là Podocarpus Brevifolius, có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực miền nam Trung Quốc và có quả trông giống với tượng la hán nên được gọi là tùng la hán. cây tùng la hán Cây tùng la hán cũng là một trong những loại cây sân vườn đẹp nhất mà mọi người có thể lựa chọn Không chỉ vậy, tùng la hán được mọi người ưa chuộng bởi những đặc điểm phong thuỷ của cây. Theo văn hoá phương Đông, tùng la hán là một trong những loại cây phong thuỷ quý, có linh khí giúp xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo, điềm dữ,… và giúp mang lại cho gia chủ sức khoẻ, may mắn và thịnh vượng. Cây khế Cây khế, hay còn được gọi với những tên khác như khế chua, ngũ liêm tử. cây cảnh ngoài sân Cây khế cũng là một trong những loại cây sân vườn độc đáo mà bạn có thể lựa chọn Cây khế công trình là loại cây thân gỗ dễ trồng trong nhà, nhỏ, có chiều cao từ khoảng 3 đến 5m với tiết diện tròn. Lá của cây là loại lá chét mọc so le, có hình bầu dục với 2 đầu nhọn, có phiến hơi lệch và bìa nguyên, dài từ 8 đến 15cm, rộng từ 3 đến 3.5cm, mặt trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới. Đây là loại cây không cần quá nhiều nắng, dễ trồng và dễ chăm sóc, ít bón phân tưới nước và phát triển, ra hoa kết trái quanh năm. Không chỉ vậy, cây còn có thể dùng làm thuốc chữa các bệnh như hạ sốt, lợi tiểu, dị ứng, mày đay, mụn nhọt,… Cây hoa mẫu đơn – Loại cây cảnh nên trồng trong vườn vườn cây đẹp Cây hoa mẫu đơn là một trong những loại cây sân vườn đẹp nhất mà bạn có thể lựa chọn Nếu như bạn đang muốn tìm một mẫu cây hoa thích hợp trồng trong sân vườn để trang trí thì không thể nào không nhắc đến mẫu đơn. Với hoa có vẻ đẹp diệu kì cũng như được xem là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp và tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc, con cháu đầy đàn. Cây hoa mẫu đơn còn có những tên gọi khác như cây long thuyền hoa, nam mẫu đơn hoặc cây trang Đây là loại cây ưa nhiều ánh sáng và không ưa bóng râm, sợ tối tăm, sợ úng nhưng lại có thể chịu hạn, chịu rét rất tốt. Thích hợp trồng tại những nơi có đất màu mỡ, mềm, có khả năng thoát nước cao và không thích hợp trồng tại những nơi có loại đất mặn. Bởi vì là loại cây bị mẫn cảm với nhiệt độ của đất và nhiệt độ ngoài trời nên mẫu đơn thích hợp trồng tại những nơi có địa thế cao ráo, có tầng đất sâu và dày cũng như có khả năng thoát nước tốt. Cây mẫu đơn là loại cây có nét đẹp cổ xưa,thường được trồng để làm cảnh quan công trình, đường phố, khu biệt thự nhà vườn,… >>> Xem thêm: Trồng cây bóng mát ở sân vườn biệt thự <<< Cây vú sữa Vú sữa là loại cây có nguồn gốc từ vùng châu Mỹ nhiệt đới xa xôi, là loại cây thuộc họ hồng xiêm, có chiều cao trung bình mỗi cây đạt được lên đến từ 10 đến 15m với tán lá rộng, xòe ra xung quanh và có tốc độ sinh trưởng, phát triển khá nhanh. Vú sữa là loại cây có phần tán lá dày kết hợp cùng với bộ rễ nông, chính vì thế nên vào những ngày mưa to gió lớn, bạn cần phải tránh xa những cây này ra vì cây sẽ rất dễ bị gãy, đổ, gây thiệt hại nghiêm trọng. Đối với cây vú sữa, loại đất thích hợp nhất để trồng cây này chính là loại đất phù sa được bồi bên sông, bởi đây chính là loại đất thịt nhẹ, ít chua, tránh cho cây khỏi bị ngập úng và đồng thời cũng giúp cây phát triển hơn khi mùa mưa về bởi có thể cung cấp được một lượng nước và độ ẩm cần thiết cho rễ cây, giúp cây phát triển tốt. cây vú sữa Vú sữa cũng là một trong những loại cây mà bạn có thể trồng tại sân vườn để trang trí cho không gian ngôi nhà thêm độc đáo và đặc biệt Ngày nay, mọi người thường có sở thích trồng trong sân vườn các loại cây ăn quả, vừa tạo mảng xanh và có bóng mát cho không gian ngôi nhà vừa có quả ngọt, sạch, bảo đảm không có phun thuốc, quá tiện lợi đúng không nào? Chính vì thế nên nếu như bạn đang cần tìm một loại cây trồng trong sân vườn đặc biệt, đừng bỏ qua cây vú sữa nhé. Cây giáng hương – Cây cảnh sân vườn đẹp các loại cây trang trí sân vườn Cây giáng hương Cây dáng hương, hay còn có những tên gọi khác là cây giáng hương trái to. Chiều cao của một cây trưởng thành khoảng 3 đến 4m với đường kính thân khoảng từ 6 đến 8 cm. Cây giáng hương là một loại cây có dáng đẹp, khi hoa nở mang theo hương thơm dịu dàng. Thích hợp được dùng trồng làm cây bóng mát phổ biến, ven đường phố, khuôn viên trường học, bệnh viện hoặc sân vườn, giúp mang lại bầu không khí trong lành, cải thiện tình trạng ô nhiễm. Các loại cây cảnh là một phần không thể thiếu giúp cho không gian sân vườn và ngôi nhà của bạn thêm mảng xanh bắt mắt, sinh động, đầy sức sống. Nếu như bạn muốn biến mái ấm của mình trở thành nơi có không gian sống thoải mái, có bầu không khí trong lành và có bóng râm che mát. Vậy thì đừng bỏ qua top những loại cây sân vườn đẹp nhất bạn có thể trồng mà tụi mình vừa gợi ý thông qua bài viết này nhé.

Cây phôi nguyên liệu bonsai là gì?

Cây phôi nguyên liệu bonsai là gì? Một số loại cây phôi nguyên liệu bonsai dễ trồng Posted on 21/06/2020 by chauximang
Cây cảnh bonsai được xếp vào những loại cây trang trí được ưa chuộng nhất hiện nay. Trong đó, cây phôi nguyên liệu bonsai là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn tự tay trồng cây bonsai thành hình dạng và tư thế mình mong muốn. Vậy cây phôi nguyên liệu bonsai là gì? Cây nguyên liệu bonsai là gì? Tóm tắt nội Dung [show] Cây phôi bonsai là cây bonsai đã được cắt tỉa, tạo kiểu dáng trước đó nhưng chúng vẫn chưa đạt đến hình dáng cuối cùng và vẫn có thể tiếp tục cắt tỉa, tạo dáng. Thường những dạng cây bonsai này được bán không có chậu đựng, vì chúng thường được bán cho người mới bắt đầu để tạo kiểu bonsai theo ý thích của họ. Kỹ thuật trồng cây nguyên liệu bonsai Trồng trong đất Nên trồng cây trong đất để chúng tăng trưởng nhanh, nhưng thường tốc độ tăng trưởng lúc đầu sẽ thấp hơn so với việc trồng cây trong chậu. Nguyên nhân là do trong chậu bộ rễ cây bị hạn chế không sinh trưởng nên cây sẽ có tốc độ phát triển cao hơn. Chọn giống cây phù hợp Bạn cần tìm hiểu kĩ về giống cây mà mình muốn trồng trước khi mua một cây phôi bonsai để có chế độ chăm sóc phù hợp nhất. Xem cây đó có điều kiện sống như thế nào, phù hợp với khí hậu gì, trồng trong nhà hay ngoài trời và quan trọng nhất là bạn phải có chút hiểu biết về cách chăm sóc cây cảnh bonsai mà mình chọn. Cần tìm hiểu về những đặc tính phát triển của cây giống để chọn được nơi đặt cây tốt nhất, nếu bạn chọn những cây phôi bonsai nhiệt đới thì nên trồng những nơi có ánh sáng vừa đủ, tránh nắng gay gắt và độ ẩm cao. Tạo dáng và thế cho cây Một tác phẩm cây bonsai đẹp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo trong việc cắt tỉa tạo dáng cho cây của bạn. Cây phôi bonsai có dáng vẻ tự nhiên chưa được chỉnh sửa qua bàn tay con người, nó sẽ trở thành tác phẩm nghệ thuật bonsai trong vườn hoặc nhà bạn hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của bạn. Việc tạo dáng thường sử dụng dây nối và siết để cố định các cây theo hình dáng mà mình mong muốn, song song với đó là phải thường xuyên cắt tỉa, sáng tạo để tạo thế đẹp cho cây. Công việc tạo dáng định hình cho cây không phải dễ dàng nhanh chóng mà phải cần rất nhiều thời gian mới hoàn thiện. Để có được một tác phẩm bonsai đẹp, ngoài việc chăm sóc tốt, đầu óc sáng tạo bạn cần phải học hỏi thêm các kỹ thuật uốn nắn tạo hình từ các chuyên gia cây cảnh. Lưu ý khi tạo hình cho cây Cây phôi bonsai có giá rẻ hơn so với cây bonsai bình thường vì chúng chưa được sự chăm sóc uốn nắn của con người nên bạn phải thật kiên nhẫn nếu muốn có được một tác phẩm bonsai đẹp. Bạn phải bỏ công sức thời gian ra để cắt tỉa, định hình và chăm sóc phôi cây đến khi phát triển thành một cây bonsai đẹp. Để định hình tạo dáng tốt bạn nên sử dụng dây quấn quanh thân cây và cành cây khi nó lớn lên, qua một thời gian nhất định chúng sẽ bị uốn cong theo khuôn hình mà mình mong muốn. Phương pháp này tương đối khó thực hiện và cần sự tỉ mỉ cao nhưng nếu được thực hiện đúng cách cây được uốn sẽ có dáng rất đẹp. Khi thực hiện, bạn không nên quấn cây quá chặt cũng như phải nhớ tháo dây cho cây đúng thời gian. Không nên để dây quấn quá lâu sẽ xuất hiện vết hằn của dây trên cây gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Chăm sóc cây nguyên liệu bonsai Việc chăm sóc cây phôi bonsai cũng giống như chăm sóc một em bé vậy đòi hỏi phải thật cẩn thận, kiên trì và tỉ mỉ. Bạn phải có hiểu biết về các giống cây mình chọn, loại đất nào phù hợp, khí hậu, lượng nước như thế nào,….vì chúng vẫn đang trong quá trình phát triển và cần được gọt giũa. Bạn cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt cho phôi cây khi mới trồng vì lúc này cây còn yếu. Chậu dùng cho cây phôi bonsai thường rất nhỏ nên bạn phải đảm bảo rằng đất trong chậu luôn được bón phân đầy đủ, có hệ thống thoát nước tốt, nên thay chậu ít nhất hai năm một lần và không để rễ cây bám vào chậu. Nếu trồng bên ngoài phải là nơi có đất giàu dinh dưỡng, thông thoáng và thường xuyên bổ sung phân bón cho cây khi cần cây khỏe mạnh và phát triển tốt. Thường xuyên kiểm tra chất lượng của thân cây và độ ẩm trong đất để có phương pháp chăm sóc cho phù hợp. Tưới nước cho phôi cây thường xuyên với liều lượng phù hợp trong ngày, lượng nước tưới phải được cây hấp thụ hoàn toàn tránh đọng lại đất có thể gây úng rễ. Một số phôi cây bonsai đẹp và dễ trồng + Cây phôi cherry bonsai Cây bonsai cherry sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bộ sưu tập cây cảnh bonsai nhà bạn khi chúng có vẻ đẹp vô cùng rực rỡ. Cây tương đối dễ trồng, chúng sẽ cho ra những chiếc lá đẹp và bóng bẩy nếu được chăm sóc chu đáo. Cây sẽ nở hoa màu trắng tuyệt đẹp vào mùa hè, nếu chăm sóc tốt và có đầy đủ ánh sáng thì cây sẽ cho những quả đỏ nổi bật trên những bông hoa trông vô cùng đẹp mắt. + Cây bách xù Shimpaku Cây có nguồn gốc từ Nhật Bản, có nhiều biến thể khác nhau. Cây có hình dạng giống như một chiếc bình và thường được uốn nắn tạo hình theo tư thế thân cây cuộn cổ điển. Để tạo được thế đẹp một cách tự nhiên, người nghệ nhân cần phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện nó. Đây sẽ là giống cây phù hợp để bạn lựa chọn vì chúng rất dễ chăm sóc, cây sẽ phát triển trông rất tuyệt vời qua từng giai đoạn chăm sóc. + Cây bonsai sâm nhung Thêm một loại cây bonsai dễ trồng nữa để bạn chọn đó là cây sâm nhung. Cây này được trồng khá phổ biến vì chúng có những chiếc lá vô cùng tuyệt đẹp, mọc toàn thân cây mang đến vẻ thẩm mỹ hoàn hảo cho người nhìn. Thân cây tương đối lớn với rễ xù xì lộ ra bên trên trông vô cùng sương gió. Vỏ cây màu xám đỏ, phối hợp với những vệt nhỏ dài trông cây tựa một con hổ đang vươn mình vậy. Đây là một trong những cây bonsai dễ chăm sóc nhất, có thể trồng trong nhà. Ngoài chăm sóc tốt, bạn cần phải gọt giũa, cắt tỉa chúng thường xuyên và sáng tạo để có kết quả như mình mong muốn. Trên đây là những thông tin cơ bản về cây phôi bonsai và cách chăm sóc chúng sao cho phù hợp nhất. Đây sẽ là hành trang không thể thiếu cho công việc trồng và chăm sóc cây cảnh bonsai của bạn, chúc bạn thành công !

NGHỆ THUẬT BONSAI NHẬT BẢN

NGHỆ THUẬT BONSAI NHẬT BẢN Ý nghĩa của Bonsai
Trong tiếng Nhật, Bon có nghĩa là cái chậu, khay đựng. Sai có nghĩa là cái cây, việc trồng cây. Bonsai nghĩa là những cái cây được đựng trong chậu, khay và được người trồng dùng các dụng cụ đặc biệt để cắt, tỉa, tạo dáng. Bonsai mang hình dạng của một cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi nhưng được thu nhỏ bằng những kỹ thuật rất cao. Các nghệ nhân Bonsai đã biến những cây vô tri vài năm tuổi trở thành cây cổ thụ tí hon với nhiều hình dáng và ý nghĩa khác nhau. Đối với những nghệ nhân này, mỗi cây Bonsai là một tác phẩm nghệ thuật. Lịch sử của Bonsai Bonsai có nguồn gốc từ Trung Quốc từ thời nhà Tần. Vào thời kỳ này, những cây lùn trong chậu dùng để trang trí nội thất là những cây đã được gió, tuyết, thiên nhiên rèn nắn và được bưng vào trong chậu. Đến thế kỷ VIII Sau Công nguyên, người Nhật xem Bonsai đích thực là một nghệ thuật. Tuy nhiên phải đến thời Tokugawa – Thời kỳ Edo (1603 – 1867) mới thực sự là thời kỳ hoàng kim của Bonsai khi kết hợp với triết lý phật giáo là hòa bản ngã vào thiên nhiên đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của những kỹ xảo trong nghệ thuật Bonsai. Người chuyên sưu tập Bonsai đi tìm những cây lùn đẹp mắt trong tự nhiên trên các vùng núi có vách đá hiểm trở. Sỡ dĩ chọn trên vùng núi vách đá hiểm trở vì chỉ khi phát triển ở đó, bộ rễ của những cây lùn mới phô trương được hết vẻ đẹp của mình. Đến thời Minh Trị (1868 – 1912) xuất hiện kỹ thuật quấn cây kim loại để uốn thân cây. Và từ đó đến nay, kỹ thuật này đã ngày càng được đổi mới và được nâng lên thành nghệ thuật. Ý nghĩa của nghệ thuật Bonsai Mỗi cây Bonsai là một tác phẩm nghệ thuật được lồng vào đó những kiến thức, ý tưởng và tình cảm của nghệ nhân tạo ra. Đa số người chơi Bonsai cho rằng để xem được Bonsai đầu tiên phải xét đến những vẻ đẹp ngoại hình bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Bộ gốc rễ, thân, cành lá, hoa của cây cảnh. Khi nghệ thuật Bonsai mới phát triển người ta quan niệm rằng chỉ chọn những cây quý hiếm có tuổi thọ lâu đời như cây tùng, bách, sanh, si, đa, v.v… nhưng sau một thời gian phát triển, các nghệ nhân trẻ tuổi suy nghĩ thoáng hơn không cần cây quý mà chỉ cần nghệ nhân có kỹ thuật tốt và tâm huyết cũng có thể tạo ra một tác phẩm thực thụ. Theo những người chơi lâu năm, Bonsai đẹp là cây mang trên mình nét cổ kính, già cỗi, còn giữ nét hoang sơ pha lẫn những nét dịu dàng gợi lên sự rung động ngay từ cái nhìn đầu tiên. Những vết cắt trên thân cây tạo nên nét già nua phải đủ thời gian để cây tự lành sẹo. Những tán cây tỏa ra nhiều hay ít, cao hay thấp cũng mang những giá trị nhân văn khác nhau mà nghệ nhân muốn thể hiện. Tiếp theo là bộ rễ. Rễ cây Bonsai phơi bày lên mặt chậu với dáng vẻ sung mãn và kiêu hãnh thể hiện sự vững chãi bền bĩ với đất trời. Một cây Bonsai càng nhiều tuổi thì bộ rễ càng đẹp và trồi lên mặt đất, tương trưng cho sức mạnh và sự chiến thắng rực rỡ trong cuộc chiến sinh tồn khốc liệt với thiên nhiên. Tán cây xòe không được che khuất thân cây mà phải cùng tôn lên vẻ đẹp hoàn chỉnh vững chãi cho thân cây.

Các dáng thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật, bonsai

Các dáng thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật, bonsai
Liên hệ QC: ☎ 0989.840.841 Cây trồng liên quan: Cây quất cảnh (tắc) , Cây đào , Cây sanh , Cây du , Cây cần thăng Ad by CNCT Phân loại cây dáng thế dựa vào dáng thế cây và số lượng cây trên gốc mà người ta chia thành các loại như sau: 1. Dáng cơ bản 1.1. Dáng trực là gì? Cây dáng trực là cây có trục thân cây thẳng góc với mặt đất (thế đứng) α = 0o (nhìn tổng thể giữa ngọn và gốc hình thành đường thẳng hoặc gần thẳng đứng). * Ý nghĩa của cây cảnh dáng trực: Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất... Cây thông dáng trực thế trượng phu Cây thông dáng trực thế trượng phu Cây si dáng trực và cây sanh dáng trực Cây si dáng trực và cây sanh dáng trực 1.2. Dáng xiên (xiêu)/nghiêng hay dáng tà là gì? Là dáng mà trục của thân cây hơi nghiêng so với phương nằm ngang khoảng α = 20o - 70o. * Ý nghĩa của cây dáng xiêu: Ngoài thiên nhiên những cây này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên. Về mặt thẩm mỹ các cây có dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ. Cây Sanh dáng nghiêng và cây Hoa giấy dáng nghiêng Cây Sanh dáng nghiêng và cây Hoa giấy dáng nghiêng Cây Sanh dáng nghiêng cành phóng và Cây Sanh dáng nghiêng Cây Sanh dáng nghiêng cành phóng và Cây Sanh dáng nghiêng 1.3. Dáng hoành là gì? Dáng hoành là là dáng cây mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu. Ý nghĩa của cây cảnh dáng hoành: Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 ≤ 90o) * Về thẩm mỹ: Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại dịu dáng, duyên dáng... Cây Hoa giấy dáng hoành Cây Hoa giấy dáng hoành Cây Cần thăng dáng hoành và Cây Sanh dáng hoành Cây Cần thăng dáng hoành và Cây Sanh dáng hoành
3.1.4. Dáng huyền là gì? Cây dáng huyền là cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như dòng thác đổ. Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α > 90o. Cây sanh dáng huyền và Cây Hoa giấy dáng huyền Cây sanh dáng huyền và Cây Hoa giấy dáng huyền * Ý nghĩa của cây cảnh dáng huyền: Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá...) nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá, treo leo giữa trười mây, ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển. Về mặt thẩm mỹ: Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ... song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Bán Dây nhôm mạ đen uốn cây cảnh (2mm) Tìm hiểu thêm > 2. Một số thế cơ bản của cây cảnh, bonsai 2.1 Thế từ cây một thân a. Thế trượng phu Tùng la hán thế trượng phu Tùng la hán thế trượng phu Cây dáng trực thân nhỏ đều từ gốc đến ngọn, bộ rễ to, khoẻ, vững trắc. cây có 2 hoặc 4 cành và ngọn, cành số 1 có chiều dài bằng 2/3 chiều cao của cây. Cây trong chậu nhưng có cảm giác cao ngút ở đại ngàn phỏng theo cây thông ngạo nghễ, hiên ngang đứng trên núi cao. Cây nói nên khí tiết của đấng trượng phu, thẳng thắn, cương trực... b. Thế nhất trụ kình thiên Là cây dáng trực, khoẻ khoắn, vững chắc, cành và ngọn tập trung ở trên cao, để lộ thân cây to cho ta một cảm giác khoẻ khoắn. Ý nghĩa nói về thế lực nhỏ bé nhưng dũng ảm chống lại thế lực tiêu cực rất to lớn Cây sanh thế nhất trụ kình thiên Cây sanh thế nhất trụ kình thiên c. Thế tam đa (Phúc - Lộc - Thọ) Tam đa gồm: đa phúc (nhiều con), đa lộc (nhiều tiền của), đa thọ (sống lâu). Đó là ước muốn chung của con người xa xưa. Thế được tạo hình từ cây 2 cành 1 ngọn (cây 3 thân cũng gọi là thế tam đa). Kiểu cổ các tán được cắt tả tròn trịa như hình đĩa xôi, theo quan niện quả phúc thì phải tròn. Ngày nay, cành và ngọn đã được cắt tỉa phóng thoáng, linh hoạt, tự nhiên hơn và dáng sử dụng là trực biến hoá. Thế tam đa Thế tam đa - Ngày nay, quan niệm về thế tam đa cũng thay đổi: “Nhiều con - Túng thiếu - Giảm thọ Ít con - Dư dật - Trường thọ” d. Thế ngũ phúc Cây thế ngũ phúc (4 cành 1 ngọn) cũng tương tự như cây tam đa. Thế này thường ở dáng trực biến hoá Thế tam đa và thế ngũ phúc đi đôi với nhau, hai thế này đều là cây trực thọ, cây ngũ phúc năm tầng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tán nữa y như vậy là đạt Thế ngũ phúc Thế ngũ phúc Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng cao hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang, nghĩa là có phúc, tốt lành may mắn, có lộc giàu có nhiều ruộng đất, có thọ là sống lâu trăm tuổi, An là sống yên ổn không bị xáo trộn, có khang là vui vẻ, chết êm ải thoải mái. Đúng là câu chúc tụng đầy đủ đẹp đẽ nhất. e. Thế bạt phong Thế bạt phong Thế bạt phong Thường là cây dáng xiêu, thường gọi là xiêu phong. Trong tạo hình các nhánh, cành được kéo xuôi về phía sau trái chiều với dáng của cây. Các tán thưa, rõ tán, nhánh, cành lượn sóng có cảm giác gió đang thổi mạnh Thế cây như một con người đang vượt qua bão táp để đi tới đích, nói nên khí phách quả cảm, ý chí kiên cường của con ngời trước mọi bão táp của cuộc đời. f. Thế bạt phong hồi đầu - Tương tự như thế bạt phong chỉ khác là cổ cây quặt về phía sau, ý nghĩa thể hiện con người cố gắng vượt qua bão táp nhưng còn ngoảnh nhìn về phía sau đầy lưu luyến và hứa hẹn đối với quê hương. Thế bạt phong hồi đầu Thế bạt phong hồi đầu g. Thế long thăng - Cách thứ nhất: Uốn đầu rồng ở trên ngọn cây. Cách này hợp lý vì rồng bay lên thì đầu phải ở trên, nhưng rất khó uốn, làm sao ngọn cây nhỏ hơn gốc cây mà uốn đầu nằm trên ngọn cho đạt. Rồng lúc nào cũng đầu to, đuôi nhỏ, cho nên phải tìm cách cưa cắt cách nào để cho đầu rồng to, lại thêm mũi miệng nữa thật là khó tạo dáng cho đẹp. Thân rồng thì dễ, chỉ cần uốn cong cong, các nhánh làm chân làm mây ôm lấy thân cây không mấy khó, nhiều người vẫn uốn được. - Cách thứ hai: Thăng lên nhưng đầu năm dưới gốc cây, phải tạo dáng làm sao khi nhìn là thấy rồng cất đầu bay lên mới tài. Phải tạo dáng cho rồng vươn lên, mắt, mũi, miệng xừng lên, hai chân trước làm hai chân vươn móng chòm lên, hai chân sau hạ thấp đuôi vẫy đập để cất cánh bay bổng lên. Nghệ thuật trong thăng là thân mình phải quật khởi mới mới đúng điệu. Thế Long thăng Thế Long thăng Thế này đẹp hơn vì đầu to đuôi nhỏ, tàn nhánh cân đối. Thế này tượng trưng cho lòng cương quyết, lúc nào cũng vươn lên tiến bộ. h. Thế thác đổ Thế thác đổ Thế thác đổ Thế này cây cảnh cổ ít có thấy, là thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu, như bị trận cuồng phong xô ngã xuống ao, nên ngọn cây bẻ cong, thòng xuống thấp hơn đáy chậu. Dáng thật mềm mại uốn cong hợp lý theo luật hồi đầu tự nhiên, vươn lên lúp búp có từng bậc rất đẹp, biểu hiện cho sức sống làm cho người xem có cảm giác dễ chịu. i. Thế Hạc lập Thế này biến đổi từ thế phượng vũ, nhưng hai cánh không xòe ra, đầu ngẩng lên cao hơn nữa, đuôi cũng không xòe ra, cành hầu cũng ôm lấy thân cây làm cho mình chim hạc hơi dài ra, ngọn vươn cao và hồi đầu hạ để làm mỏ hạc. Thế này gọn gàng, nhưng oai vệ rất đẹp. Biểu hiện lòng tự tin, tính khiêm tốn, nhưng nhất định sẽ thành công. Thế Hạc lập Thế Hạc lập k. Thế phượng vũ Thế này sửa theo dáng hình chim phượng đang múa. Là cây độc phụ chân phượng có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân, thân ngắn vặt làm mình ngọn hồi đầu làm đầu chim. Cành thứ nhất uốn xèo ra phía sau làm đuôi chim, hai cành tả hữu uốn xèo ra thành hình cánh chim đang múa, đây là phân hay dở của nghệ nhân, phải uốn sao cho uyển chuyển mềm mại như cánh chim múa. Cành phụ che thân làm hầu, ức ngắn gọn. Thế này phải có nét mỹ thuật, khi nhìn là biết chim phượng bay múa, tượng trưng cho tính yêu đời vui tươi. Thế phượng vũ Thế phượng vũ 2.2 Thế từ cây 2 thân một gốc a. Cây thế phụ tử, mẫu tử Cách làm cây: Cây có 2 thân cùng gốc. Đường kính thân cây con tối đa bằng 2/3 đường kính cây cha mẹ. Chiều cao thân cây con không vợt quá 1/2 chiều cao cây cha mẹ Thế phụ tử Thế phụ tử + Cây thế phụ tử có dáng trực, khoẻ khoắn. Thân con thường ở giữa canh số 1 và số 2 Thế mẫu tử Thế mẫu tử + Cây thế mẫu tử có dáng xiêu, mềm mại, uyển chuyển. + Vị trí thân cây con không bị các cành của thân cha mẹ che lấp
+ Thân cha mẹ có thể lấy 2 hoặc 4 cành 1 ngọn tuỳ theo nét đi của cha mẹ. Thân tử sẽ phân cành ngọn tuỳ theo cành ngọn của cha mẹ làm sao cho tổng số cành của 2 thân là số lẻ. Bán Uniconazole 5WP (Ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa, tạo dáng cây) Tìm hiểu thêm > b. Cây thế huynh đệ Người chơi cây thế quan tâm tìm những cây hai thân một gốc để tạo thế huynh đệ với ý nghĩa về giáo dục đạo đức. Ông cha ta có câu “Quyền huynh thế phụ - Anh thay mặt cha Huynh đệ như thủ túc - Anh em như chân tay” - Yêu cầu đối với thế này + Chạc cây liền cùng với gốc + Chạc cây phải khép sát nhau + Độ lớn và chiều cao hai cây vào khoảng một 10 một 8 - Chú ý: + 2 cây dáng trực, khoẻ khoắn - anh em trai + Thân to thẳng khoẻ, thân nhỏ mềm mại - Anh trai, em gái... Tùng cối - ThếHuynh đệ và Sanh - Thế huynh đệ đồng khoa Cây Tùng cối - Thế Huynh đệ và Sanh - Thế huynh đệ đồng khoa Bỏng lẻ - Thế tỷ muội và Ngâu - Thế tỷ muôị Cây Bỏng lẻ - Thế tỷ muội và cây Ngâu - Thế tỷ muội 2.3 Những thế từ cây môṭ gốc ba thân hoăc̣ ba thân trồng ghép trởlên a. Thế tam đa. Theo truyện dân gian TQ, thì Phúc - Lộc - Thọ là 3 vị thần chăm lo cho dân về các mặt phúc, lộc, thọ có tên là “Phúc tinh, Lộc tinh và Thọ tinh” Cấu tạo của thế này là cây 1 gốc 3 thân hoặc 3 cây trồng ghép lại hoặc 3 cây liền nhau qua bộ rễ (liên căn) Thế tam đa Thế tam đa b. Thế Ngũ phúc Cây 1 thân 5 tán (4 cành, 1 tán) hoặc là cây 1 gốc 5 thân (trồng ghép) thể hiện: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh Thế này trồng bằng năm cảnh trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp Thế ngũ phúc Thế ngũ phúc Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp. c. Thế rừng cây Các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như 1 khu rừng. Thế rừng cây Thế rừng cây 2.4. Một số thế khác a. Thế lưỡng long tranh châu Thế này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa. Thế lưỡng long tranh châu Thế lưỡng long tranh châu b. Thế long đàn phượng vũ Thế này bay bướm hơn, có nghĩa là chim phượng hoàng múa trên mình rồng. Đây là thế có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây. Thế này uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tán nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng, thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa, ngày xưa chỉ có ở trong cung đình. Thế long đàn phượng vũ c. Thế bàn hổ phục Thế này cũng có thể uốn với một cây cảnh to có hai thân hoặc với hai cây trồng chung một chậu. Thế long bàn hổ phục có nghĩa là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân. Thế này rất khó uốn, phải có bộ rễ thành hình chân thú nằm xòe ra phía trước, tả thanh long, hữu bạch hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân rồng ngấu xuống: cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên, thân uốn cong làm mình rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uỷên chuyển Cây bên phải, gốc thân bò trường lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để trang trí, ngọn vươn lên làm đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ. Thế long bàn hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng không kém phần uy nghi, biểu tượng cho quyền. Thế bàn hổ phục Thế bàn hổ phục d. Thế long mã hồi đầu Thế này gồm hai cây to riêng biệt hay cùng gốc, nhưng một cây cao một cây thấp, rễ xòe ra theo chân thú, cây thấp thân to, ngắn nằm ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tán nhánh, tạo dáng con ngựa nằm quay đầu trở lên. Cây cao uốn thân long, cong cong văn vẹo, phân chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn uốn tán to như bông sen rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng quay trở lại. Thế này rất khó uốn, phải lựa những cây mềm dẻo, có nhiều rễ để uốn chân thú nằm xòe ra như chân ngựa, uốn làm sao cho khỏi phải giải thích người khác xem mà biết mới hay, cho hài hòa mới đẹp. Thế long mã hồi đầu Thế long mã hồi đầu