Ý nghĩa phong thủy cây me bonsai cho người mới chơi cây
Cây me bonsai được giới chơi cây cảnh khá ưa chuộng bởi có làn da sù sì, cổ lão, chúng có lá mọc xen kẽ dai cứng xanh quanh năm và có thể cho ra những quả chua chua ngọt ngọt làm vui lòng người chăm sóc. Để hiểu chi tiết về chúng, cùng Vuoncaykieng theo dõi bài viết ngay sau đây.
y-nghia-phong-thuy-cay-me-bonsai-cho-nguoi-moi-choi-cay-1
1. Đặc điểm cây me bonsai
Cây Me là cây thân gỗ có tuổi thọ tối đa hàng trăm năm , chiều cao lên tới 20m .
Lá cây xanh tốt quanh năm vào mùa rét lá cây chuyển sang màu vàng nhưng không rụng hết, sang xuân cây mọc một lớp lá non mới rất đẹp. Vào mùa hè khi trời nắng lá cây me cụp lại gọi là lá ngủ khi mát sẽ xòe ra.
Hoa cây me mọc thành chùm màu ,cụm hoa mọc với cuống lá và có nhiều cuống nhỏ. Mỗi cuống nhỏ đều chứa một hoa, giống như hoa cây đậu .
Qủa có vỏ màu nâu ,quả non rất chua cạo vỏ nấu canh có màu xanh, khi chín vỏ quả rất giòn , thịt quả màu nâu ăn rất ngon.
2. Ý nghĩa cây me bonsai trong phong thủy
“Cần cù” và “Thăng Tiến” chính là ý nghĩa của loài cây này. Được mang sứ mệnh nằm trong “Bộ Tứ” giúp chủ nhân thăng quan tiến chức. Cây me phong thủy tượng trưng cho sự nỗ lực, vươn lên vượt qua mọi khó khăn trở ngại để vươn tới thành công trong cuộc sống.
Cây me là loài cây phù hợp với người mang mệnh Mộc. Nếu bạn là người mang mệnh Mộc, nếu bạn là chủ nhân của một chậu Bonsai cây me tin chắc may mắn và cơ hội thăng tiến sẽ luôn mở rộng đối với bạn.
y-nghia-phong-thuy-cay-me-bonsai-cho-nguoi-moi-choi-cay-2
3. Cách trồng và chăm sóc cây me bonsai
Bonsai cây me để bàn là loài cây đang rất được ưa chuộng hiện nay, tuy chúng rất dễ chăm sóc nhưng người chơi cũng cần lưu ý một số điểm sau:
Đất trồng: cây me là loài rất dễ trồng nên không kén chọn loại đất, bạn chỉ cần lưu ý để rễ cây không bị thối do úng nước thì bạn nên chọn những loại đất tơi xốp, dễ thoát nước. Đừng quên bón phân định kì 1 lần/ tháng để cung cấp dinh dưỡng cho cây nhé!
Nước: Vì là loài cây ưa nước nên việc cung cấp đủ nước cho cây là rất quan trọng. Tuy vậy bạn cũng không nên tưới quá nhiều nước cho cây. Mỗi tuần bạn nên tưới nước cho cây từ 1-2 lần, mỗi lần tưới khoảng 100-200 ml đối với loại để bàn.
Nhiệt độ: Loài cây này tuy ưa nước nhưng chúng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 18-26 độ C.
Ánh sáng: Ánh sáng là một yếu tố quan trọng quyết định màu sắc của lá cây và sự phát triển của chúng. Vì vậy vị trí phù hợp với cây me là sau cửa kính hay cửa sổ với lượng khuếch đại sánh sáng khoảng 40- 60%. Nếu cây được đặt trong những vị trí ít ánh sáng hơn thì mỗi ngày bạn nên trưng chúng ra ngoài nắng từ 3-4 tiếng.
Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp để cây phát triển tốt là từ 70- 80%, bạn nên giữ ẩm đất thường xuyên.
y-nghia-phong-thuy-cay-me-bonsai-cho-nguoi-moi-choi-cay-3
Như vậy, trên đây là cách trồng cây me bonsai đúng cách và sai quả. Rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian hay công sức. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được cách trồng cây me bonsai hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Bon Sai
cay oi
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ỔI BONSAI
Qua tìm hiểu và trồng ổi mình xin chia sẻ với anh em mới học chơi ổi một số kinh nghiệm như; đánh cây từ dưới đất lên chậu, chăm sóc cây trên chậu và uốn tỉa tạo dáng thế, các bước cụ thể như sau:
Kinh nghiệm đánh đảo và chăm sóc cây ổi
cay oi
– Đánh cây từ đất lên chậu: Để tỉ lệ sống của cây ổi cao nhất, các bạn nên đánh cây vào mùa mưa và vào ngày ấm áp, không nắng quá. Các bước đánh cây lên: đầu tiên phát quang khu vực xung quanh cho thoáng, cắt những cành thừa và chiếm nhiều không gian, tiến hành tạo vùng bằng xẻng, cuốc, sau đó dùng thuổng hoặc xà beng đào sâu xung quanh bầu đất đã tạo, gặp rễ to chặt dứt khoát bằng dao hoặc thuổng. Nhiều trường hợp do địa hình đất hoặc cây ngập nước muốn xác định vị trí rễ to có thể lay cây về các phía sẽ xác định được và cắt đi, cố gắng giữ bầu đất không vỡ, trường hợp bầu đất vỡ cũng không sao, chỉ cần chú ý giữ càng nhiều rễ cám ở gốc càng tốt. Sau khi đưa cây lên cắt lại một lượt những cành to hoặc mọc không đúng vị trí. Chú ý ổi có rất nhiều cành nhỏ và già mọc các nơi trên thân, tuy cách cành này không cần thiết nhưng tạm thời nên giữ lại, các lá non vặt hết và bấm ngọn lại hết các cành còn lại, chỉ để lại một số ít lá trên cây. Sau đó cắt lại các đầu rễ thật ngọt một lần nữa, để khô hết các đầu rễ thì đem vào chậu trồng, nên trồng bằng đất cát cây sẽ dễ sống hơn, sau đó thường xuyên phun sương cho cây mỗi ngày, tuyệt đối không để lung lay gốc cây sẽ phát mầm rất nhanh và khỏe trở lại.
cay oi
– Chăm sóc cây ổi và uốn tỉa tạo dáng thế ban đầu: Cây ổi ta khá dễ tính nên chỉ cần thường xuyên tưới nước là cây sẽ phát triển rất tốt và khỏe mạnh. Tuy nhiên cây ổi lại là mục tiêu mà rất nhiều các loại sâu rất thích, vì vậy khi phát hiện lá ổi bị thủng do sâu ăn là phải diệt trừ sạch sâu bọ luôn để tránh tổn hại cho cây. Sau khi cây khỏe mạnh có thể thực hiện thao tác uốn tỉa, gỗ ổi khá mềm dẻo nên rất dễ tạo dáng, chỉ cần uốn là sẽ theo như ý, về việc cắt giật ổi cũng rất đơn giản vì ổi mọc rất nhiều dăm. Tùy theo sở thích các bạn sẽ chọn những cây phôi và làm theo ý thích của mình, chúc các bạn thành công.
Cây Gừa – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cập nhật ngày: Tháng tư 24, 2024 lúc 9:36 sáng
Nếu để kể về một loại cây cảnh đẹp và phổ biến ở Việt Nam thì Cây Gừa (Cây si) vẫn luôn được nhắc đến. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Vậy cây si có gì đặc biệt mà lại được người Việt ưa chuộng đến thế? Bạn sẽ được tìm hiểu về ý nghĩa, tác dụng và cách trồng của loại cây này qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu về Cây Gừa
Cây Gừa - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 8
Giới thiệu về Cây Gừa
Cây si còn được biết đến rộng rãi với tên gọi khác là cây gừa. Nó là loại cây thuộc họ dâu tằm với tên khoa học là Ficus microcarpa.
Không chỉ ở Việt Nam mà cây si còn được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia như một loại cây bonsai. Trong đó các nước châu Á nói chung và các quốc gia Đông Á nói riêng vốn nổi tiếng với nghệ thuật bonsai rất ưa thích cây si. Tại nước ta, bạn có thể bắt gặp loại cây này tại rất nhiều nơi. Cây si dễ trồng lại có sức sống và khả năng thích nghi tốt.
Hiện nay có những loại si phổ biến như cây si đỏ, cây si nhật, cây si đá, si xanh, si cẩm thạch,… Trong đó cây si đỏ là được biết tới nhiều bởi cây si nhựa đỏ và lá cũng có sắc đỏ nhìn rất lạ mắt và đặc biệt.
Giá cây si cảnh có sự biến động tùy theo loại cây và công sức uốn nắn của nghệ nhân trồng cây. Có những nơi bán sỉ cây cảnh mini giá sỉ chỉ vài trăm nghìn đồng. Nhưng cũng có không ít loại si có giá từ vài triệu đến hàng trăm triệu hay cả tỷ đồng được bày bán trên thị trường.
Đặc điểm của cây gừa
Cây si là thực vật thân gỗ có kích thước lớn. Trong tự nhiên nếu có điều kiện phù hợp cây có thể phát triển lên tới 30m. Những cây trung bình thường cao khoảng 15-20m. Nó có khả năng phân nhánh cao với rất nhiều cành mọc ngang hướng ra xung quanh. Thân và cành si khỏe mạnh và có độ dẻo dai cao nên rất thích hợp để tạo dáng thành cây bonsai.
Cây Gừa - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 9
Đặc điểm của cây gừa
Trên thân và các cành si có những sống gờ hoặc các cục bướu nổi lên do quá trình sinh trưởng nhanh chóng. Ngoài bộ rễ đâm sâu trong lòng đất, từ thân và cành cây mọc ra những rễ phụ nhỏ hướng xuống đất nhìn khá đẹp. Các rễ này được hình thành và phát triển đa số trong mùa mưa ẩm để hút nước và ít có tác dụng trong mùa khô.
Lá si có hình trái xoan nhọn ở đầu và khá nhẵn bóng trông khỏe mạnh. Lá cây si có màu xanh khá đạm, mặt trên lá tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời nên đậm hơn so với mặt dưới lá. Các lá nhỏ, mọc so le với nhau dài 10-15cm và rộng 5-6cm. Lá cây mọc dày và phân bố sát nên nhìn rất xum xuê và xanh tốt.
Cây si có hoa nở mỗi năm một lần. Sau khi hoa tàn, cây sẽ ra quả vào khoảng tháng 9 tới tháng 12. Quả có dạng hình cầu, xanh khi non và lúc chín thì dần chuyển màu vàng. Trái si không có cuống mà mọc trực tiếp từ chùm quả trên ngọn cây hoặc các cành nhánh.
Nhiều người hay nhầm lẫn mà không biết si và cây sanh khác nhau thế nào. Tuy cả hai rất giống nhau nhưng vẫn có một số điểm để ta phân biệt. Lá cây sanh nhỏ hơn và cong hình chiếc ghe thay vì phẳng như lá si. Rễ cây sanh cũng nhọn chứ không to và bè như rễ si.
Ý nghĩa của cây si
Cây Gừa - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 10
Ý nghĩa của cây si
Cây si trong phong thủy là loài cây mang đến cát tường và thịnh vượng cho người trồng. Lá cây luôn xanh tốt và bóng đẹp mọc xum xuê đại diện cho sức sống và phúc lộc dồi dào. Phiến lá dày và xanh đậm tạo cảm giác khỏe mạnh và đủ đầy.
Thân cây chắc chắn nhưng không kém phần dẻo dai mang ý nghĩa về sự cân bằng tuyệt hảo. Bên trong vẻ ngoài cứng cáp là sự mềm dẻo đến bất ngờ. Trên thân và cành có những rễ phụ rủ xuống đung đưa trước gió tạo nên một vẻ đẹp tinh tế đặc biệt.
Với sự mềm dẻo và cành lá tươi tốt xum xuê, cây si rất được người chơi bonsai ưa thích. Cây có thể uốn thành nhiều thế cây đẹp tùy vào người chủ. Mỗi thế cây lại đại diện cho những ý nghĩa khác nhau vô cùng phong phú.
Với ý nghĩa tốt đẹp trên, trồng cây si trước nhà có tốt không? Tuy si mang lại sinh khí cho ngôi nhà nhưng nên tránh trồng cây trước cửa. Bởi tán cây rộng hướng ra xung quanh, lá cây lại dày và rậm rạp che đi ánh sáng chiếu vào nhà. Vô tình cây sẽ chắn luồng dương khí theo ánh sáng đi vào trong nhà người trồng. Luồng âm khí nặng và xấu cũng khó thoát ra và tích tụ lâu ngày trong nhà gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Tác dụng của cây si
Làm cây công trình
Cây Gừa - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 11
Làm cây công trình
Cây si được trồng tại nhiều nơi từ công trình công cộng cho đến đền chùa và cả sân vườn của người dân. Nó có sức sống mạnh mẽ, thân cành dẻo dai nên có thể trồng tại khu vực trống mà ít lo bão lũ làm gãy đổ. Cây lại có tán lá rộng và cành lá xum xuê tươi tốt nên được trồng để lấy bóng mát và làm đẹp cảnh quan.
Cây có nhiều lá nên khả năng quang hợp và thoát hơi nước của si cũng có phần vượt trội so với các loại cây còn lại. Cây hấp thụ khá tốt bụi bẩn trong không khí giúp cho môi trường trong lành hơn.Quá trình quang hợp hấp thụ CO2 và nhả khí O2 giúp những người ngồi nghỉ dưới tán cây nhanh hồi phục và dễ hít thở hơn.
Cây si ít cần đến sự chăm sóc kỹ càng như một số loại cây khác. Trên cành và thân cây lại có những rễ phụ mọc rủ xuống nhìn như những tua nhỏ đung đưa kết hợp với lá cây dày đặc xanh mướt tạo nên nét thẩm mỹ cao. Vì vậy mà si là loại cây công trình khá được ưa chuộng.
Làm cây bonsai
Cây Gừa - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 12
Làm cây bonsai
Si là thực vật có tuổi thọ cao, thân cây chắc khỏe với dáng đẹp. Thân và cành cây có độ mềm dẻo tốt nên là ứng cử viên phù hợp để làm cây bonsai hoặc cây cảnh trang trí. Người nghệ nhân có thể uốn nắn cây thành nhiều tư thế đẹp mà ít sợ gãy cành, chết cây hơn các loại cây cứng.
Cây si bonsai có thể khống chế kích thước vừa hoặc nhỏ. Bù lại chúng nhìn cứng chắc và bền bỉ hơn với vẻ đẹp mạnh mẽ. Mọt điểm cộng của si là lá cây xum xuê mọc đan xen nên khá dễ để cắt tỉa tạo thế đẹp mà không phải chờ cây mọc hoặc dùng thuốc tăng trưởng lá cây.
Các rễ cây mọc trên mặt đất cũng có thể được tận dụng để uốn và buộc kết hợp với thế cây sẵn có để tăng tính thẩm mỹ. Các nghệ nhân có thể dùng thuốc tạo rễ và tưới ẩm cho cành, thân cây để kích thích cây ra nhiều rễ hơn phục vụ cho mục đích nghệ thuật.
Ngoài ra cây còn được trồng trên hòn non bộ, cạnh bể cá hoặc ven hồ như cây cảnh trang trí. Hình ảnh cây si với những rễ cây rủ xuống mặt hồ hút nước vừa đẹp lại giúp người trồng giảm lượng nước tưới đi khá nhiều.
Vị thuốc thảo dược
Cây si được sử dụng như một loại thuốc trong Đông y. Lá và rễ phụ của cây được thu hoạch, chặt nhỏ và đem phơi dưới năng để dùng sắc thuốc. Nó có tác dụng tiêu viêm, ích tiểu, chữa các bệnh đau mỏi xương khớp, cảm và sốt thông thường.
Cách trồng si cảnh
Cây si sinh trưởng tốt nhất tại khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều và nóng. Vì vậy mà nó rất thích hợp với khí hậu nước ta. Có hai cách nhân giống si chính là gieo hạt và giâm/chiết cành. Tuy vậy trồng cây bằng hạt khá dễ mọc nhưng lại có tỉ lệ sống sót rất thấp bởi mẫn cảm cao với điều kiện môi trường.
Cây Gừa - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 13
Cách trồng si cảnh
Chỉ cần tưới thừa quá nhiều nước, đất trồng nhiễm hóa chất hay sâu bọ tấn công thì cây có nguy cơ chết cao. Sử dụng cành giống thì cây có khả năng sống sót cao hơn. Các cành si lại sẵn có và dễ kiếm hơn so với hạt si nên được ứng dụng phổ biến.
Đất trồng nên chọn loại đất thịt giàu mùn và dinh dưỡng để cây nhanh lớn. Nên tránh loại đất sét hoặc đất cát ít dinh dưỡng khiến cây chậm lớn. Cành con làm giống nên lấy từ cây trưởng thành và đã phát triển đầy đủ. Không lấy những cành bị sâu bệnh hoặc trầy xước sẽ có tỉ lệ chết cao.
Đem cành giống trồng vào chậu hoặc hố đất đã chuẩn bị từ trước. Có thể dùng chất kích thích để cây sớm ra rễ và nhanh lớn hơn. Để cành phát triển tốt hơn, có thể tỉa bớt lá thừa để giảm bớt gánh nặng về dinh dưỡng. Tiến hành tưới ẩm hàng ngày khoảng một vài tháng là cây đủ chắc rễ.
Cách chăm sóc cây si
Cây Gừa - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 14
Cách chăm sóc cây si
Ánh sáng
Cây si có kích thước to và lá mọc dày nên rất ưa sáng và có nhu cầu quang hợp cao. Nên trồng cây tại vị trí thoáng đãng, nhiều nắng để cây có không gian phát triển và quang hợp tốt.Cay Si 2 800×610
Đất trồng si
Đất thịt là loại đất thích hợp trồng si. Để cây nhanh lớn, người trồng có thể bón bổ sung phân ủ mục và mùn cưa, vỏ trấu cho cây. Quá trình sinh trưởng của si sẽ khiến đất bạc màu dần nên cần bón phân định kỳ hàng năm để giữ độ màu mỡ cho đất.
Tưới nước cho si
Cây nhiều lá nên mức độ thoát nước của si cũng cao. Nên tưới nhiều nước cho cây hàng ngày để cây tươi tốt và khỏe mạnh, nhất là những ngày nắng gắt. Với những cây nhỏ có thể tưới lên cả thân và cành để rễ phụ của cây hút nước.
Cắt tỉa và phòng bệnh cho si
Muốn có một cây si bonsai đẹp, người trồng không thể quên cắt tỉa thường xuyên cho cây. Việc loại bỏ bớt những cành thừa và tỉa thưa giúp cho cây tận dụng được tối đa ánh nắng đồng thời giảm gánh nặng về dinh dưỡng.
Trong trường hợp cây bị bệnh, cắt tỉa các cành lá bị bệnh, thối hỏng cũng là một phương pháp hiệu quả nhanh để chữa cho cây. Những phần rễ phụ mọc nhiều gây vướng víu nên được cắt tỉa gọn gàng để đảm bảo mỹ quan.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Gừa đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc cây trồng này nhé.
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHẾ BONSAI
Cây khế còn được gọi là Ngũ Liêm Tử có tên khoa học: Averrhoa carambolaL, thuộc họ Chua me đất – Oxalidaceae có nguồn gốc từ Sri Lanka.
Trong dân gian, khế là loài cây gắn liền với đời sống dân dã được trồng ở các vùng thôn quê. Nó cũng là hình ảnh thân thuộc trong câu chuyện cổ tích đã đi vào tâm trí bao thế hệ. Do đó đối với người Việt Nam, ngoài việc làm cây cảnh cây khế còn có ý nghĩa nhắc nhở cháu con dù đi xa nơi đâu vẫn luôn nhớ về quê hương, nguồn cội của mình. Còn với những người kỹ tính thường chọn cây khế để trồng trong các nhà thờ họ, như là sự kỳ vọng về sự trường tồn, thịnh vượng cho cả gia tộc mình.
Kỹ thuật trồng cây khế bonsai không hề đơn giản. Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tuy nhiên nói tới kỹ thuật trồng cây khế bonsai không phải ai cũng có thể làm được bởi nó đòi hỏi niềm đam mê, sự cần mẫn trong việc cắt tỉa cũng như chăm sóc để cây luôn khỏe mạnh, xanh tốt quanh năm.
Chọn thời vụ trồng thích hợp
Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Vì vậy, thời điểm thích hợp để trồng khế trong chậu cảnh là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ, cây sẽ cho hoa vào thời tiết ấm và khô. Tỉ lệ kết quả cũng vì thế mà tăng lên. Chọn thời vụ thích hợp sẽ giúp cây khế ngọt của bạn kết quả vào đúng vụ thu, là vụ cho quả chín đẹp và thơm ngon nhất.
Đất trồng cây khế bonsai
Do cây khế không chịu được sự ngập úng nên loại đất phù hợp khi trồng là phải đảm bảo nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp. Cây khế rất cần nước trong giai đọan nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, phải đủ ẩm cho vườn khế nếu cần thì phải tưới cho đất luôn ẩm.
Điều kiện nhiệt độ trồng cây khế bonsai
Do sức sống mãnh liệt nên cây khế chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất vẫn là từ 22 đến 25oC sẽ cho ra quả chín đẹp mã và vị thơn ngon.
Kỹ thuật trồng cây khế bonsai
Cho đến nay người ta vẫn trồng cây khế bằng hạt song gần đây phương pháp ghép mắt, ghép áp, ghép cành cũng được áp dụng rộng rãi. So với cách ghép thì cách trồng bằng hạt tương đối dễ hơn, song cây khế lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo. Do đó để có cây khế cảnh phát triển nhanh nên chọn phương pháp kỹ thuật trồng cây bằng cách ghép.
Nếu theo cách gieo hạt nên tiến hành nhân giống khế bằng cách lọc lấy hạt, bỏ lớp nhầy bao quanh, rửa sạch rồi gieo luôn hoặc phơi trong bóng râm để lưu trữ. Nên gieo vào giá thể ẩm, tơi xốp vào mùa xuân, giữ ẩm cho đất 15-20 ngày hạt sẽ nảy mầm và bén rễ. Khi cây con được 5-7 lá thì đem chuyển bầu hoặc trồng xuống đất.
Cách chăm sóc cây khế bonsai
Dù nước luôn là yếu tố quan trọng nhất đối với việc trồng bất cứ cây nào nhưng đối với cây khế nếu tưới quá nhiều trong thời kỳ đầu sẽ rất bất lợi vì cây có thể thối rễ bất cứ khi nào. Do đó, lượng nước tưới cho khế vừa phải, chỉ cần chú ý khi cây trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành. Giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều.
Bón phân cho cây khế cũng không cầu kỳ, tuy nhiên trong giai đoạn nuôi quả, nên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm. Cũng nên cắt tỉa cây trong giai đoạn trưởng thành để cây đều tán, không nên cho nắng rọi vào thân cây. Cắt tỉa cành cây sâu bệnh, cành già, yếu để tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, nên cắt tỉa cành trước lúc ra hoa hoặc sau khi thu hoạch quả.
Cách tạo thế bonsai cho cây khế
Cách chăm sóc cây khế bonsai cũng phải đúng cách. Ảnh minh họa
Cách chăm sóc cây khế bonsai cũng phải đúng cách. Ảnh minh họa
Mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Đối với cây khế là loài thân gỗ có đặc tính thân cành giòn, người trống rất khó tạo thế, tạo dáng như các giống cây cảnh khác.
Việc uốn cây bằng dây quấn, dây chằng hay các loại dây khác như kẽm là cách dễ thực hiện nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đối với dây kẽm hay dây đồng, dây nhôm có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau, từ độ mềm đến độ cứng để thích dùng uốn cho từng cây, từng cành nhỏ hay lớn, già hay non.
Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.
Lưu ý, một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm như trên.
keo liền da cho cây cảnh có tác dụng hổ trợ vết cắt trong quá trình tạo dáng bonsai nói riêng cây cảnh nói chung , hổ trợ vết cách liền lại, hổ trợ chống thắm nước đầu vết cắt cũng như chống tuột nhựa cây dẫn đến cây chết , hay mục gổ làm mất thẩm mỹ cung như giá trị của cây .
Cách xử dụng :
- phải làm vết cắt mới lại bằng đục sắc bén , sau đó tha 1 lớp mõng lên , nếu vết cắt lớn các bạn cần hổ trợ thêm bằng cách che nắng bằng giử ẩm đầu vết cắt bằng vãi thung hiệu quả rất cao.
- keo có thể sử dụng tha vô đầu rể lấy bứng cây giúp trách thúi rể hiệu quả . các bạn có hiểu thêm thông quả video thực tế mình sử dụng tại vườn nhà.
liên hệ đặt hàng 0989.840.841
Cây Si là một trong bốn loài cây trong bộ cây tứ trụ có tuổi thọ cao nhất và được trồng nhiều ở nước ta. Không những là cây xanh có bóng mát tuyệt vời thu hút người chiêm ngưỡng bởi dáng cây đẹp, tán xòe rộng, nhiều rễ phụ mọc từ cành nhánh nhỏ buông rủ xuống đung đưa trong gió tạo nét đẹp nhẹ nhàng, bình dị mà cây Si rất gần gũi và ưa chuộng trồng phổ biến làm cây xanh đô thị, tiểu cảnh sân vườn, cây cảnh bonsai ở nước ta.
cay-si
Hình ảnh Cây Si cổ thụ
Giới thiệu cây Si
Cây Si hay còn được gọi là cây Gừa, cây Cừa. Thuộc họ thực vật Dâu Tằm. Cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Ở nước ta cây mọc hoang ven bờ sông, kênh rạch nhưng hiện nay nó được trồng nhiều làm cây xanh trang trí cảnh quan, hoặc trồng trong chậu tạo dáng bonsai đẹp mắt.
Xem thêm về cây Sấu Tại đây
Đặc điểm hình thái của cây Si
Si là loài thân gỗ lớn, cao. Cây trưởng thành có thể đến 20 – 25m. Phân cành và nhánh nhỏ nhiều, có rễ phụ mọc ra từ thân và cành. Các rễ phụ này phát triển rất dài theo thời gian đâm xuống đất với mục đích hút nước và chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây. Sau khi đâm xuống đất các rễ phụ này càng to, mập, xù xì nhìn như những thân cây nhỏ.
re-phu-cay-si
Hình ảnh những chiếc rễ phụ to như những thân cây nhỏ
Lá Si màu xanh bóng hình bầu dục, phiến lá dày. Quả Si dạng quả Sung nhỏ thường ra ở các nách lá đầu cành. Quả non có màu xanh khi chín có màu hồng và lúc chín già chuyển màu tím đen. Cây thường cho quả vào mùa hè.
la-qua-si
Hình ảnh lá và quả Cây Si
Đặc điểm sinh trưởng của cây Si
Cây Si là cây ưa ánh sáng, phù hợp với điều kiện khi hậu nóng ẩm. Cây chịu hạn, chịu lạnh kém và có tốc độ sinh trưởng tốt.
Ý nghĩa phong thủy của cây Si
Trong phong thủy, Si được xếp vào bộ Tứ Linh ” Đa – Sung – Sanh – Si”. Nó được xem là cây mang lại may mắn, cát tường, sinh khí tươi tốt cho ngôi nhà, văn phòng.
Có nên trồng cây Si trước cửa nhà?
Câu trả lời là không nhé. Mặc dù là cây xanh mang ý nghĩa tốt nhưng nếu trồng vị trí không phù hợp cây sẽ phản phong thủy mà mang điều không tốt. Theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, Si có tán lá rộng, xòe to nếu trồng trước cửa nhà cây sẽ che chắn, ngăn chặn đáng kể lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào ngôi nhà. Điều này là điều kiêng kị trong phong thủy ” âm khí thịnh – dương khí suy”. Nó rất là không tốt với công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, trồng cây Si trước cửa nhà là không nên bạn nhé!
Tác dụng của cây Si
Cây Si được trồng nhiều trên đường phố, trong công viên, khuôn viên sân vườn,… Với dáng cây lạ, tán rộng cây không những cho bóng mát tuyệt vời mà nó còn mang lại không gian xanh mát mẻ, bầu không khí trong lành, thoải mái hơn.
cay-si-co-thu
Hình ảnh Cây Si cổ thụ trong công viên
Cây Si còn được trồng làm tiểu cảnh trang trí sân vườn, trồng trong chậu tạo các dáng bon sai đẹp mắt. Cây dễ tạo các dáng bonsai thu hút vì vậy nó được rất nhiều người yêu bonsai tìm mua và tùy vào sở thích của mỗi người mà cây có định giá khác nhau. Si đang là loại cây xanh đem lại giá trị kinh tế cao.
Cây Si còn là một trong những loài cây tâm linh thường được trồng nhiều trong đình, chùa.
si-bon-sai
Hình ảnh chậu Si bonsai
Cây Si còn sử dụng trồng trong các thiết kế hòn non bộ hoặc trồng ven hồ. Với bộ rễ to khỏe nó là một trong những cây chống sạt lở đất tốt. Ngoài ra Si còn có được làm thuốc chữa bệnh. Nó có thể chữa các bệnh như tiêu viêm, lợi tiểu, ho, sốt, lỵ…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Si
Cây Si thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành và giâm cành. Nhưng chủ yếu là giâm cành vì nó đơn giản mà hiệu quả cao.
Ta tiến hành chọn cành phát triển đều dài khoảng 60cm sau đó cắt đoạn cành giâm gần phía ngọn dài 20- 30cm. Cắt chéo, rồi giâm vào bầu chứ đất + phân chuồng hoại mục. Giâm cành sâu khoảng 4-5 cm so với mặt đất và bổ sung nước hợp lý để cành ra rễ, phát triển thành cây mới.
si-bon-sai
Một trong nhiều dáng Si Bonsai tại vườn ươm của chúng tôi
Cách trồng cây Si
Chọn kích thước hố trồng, chậu trồng hợp lý với kích thước bầu cây trồng và thoát nước tốt. Đất trồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Với đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng ta nên bổ sung thêm phân hữu cơ, trùn quế, phân chuồng hoại mục. Khi trồng cây ta nên trồng nông, sâu khoảng 10cm so với mặt đất và tưới nước nhẹ nhàng cho cây sau khi trồng tránh làm trơ rễ cây.
Cách chăm sóc cây Si
Khi cây phục hồi phát triển có thể tạo dáng bonsai theo ý thích. Định kỳ bón phân NPk 2 lần/ tháng. Lượng phân bón phù hợp vào kích thước cây to và nhỏ. Tưới nước hàng ngày cho cây 1 – 2 lần vào sáng hoặc chiều tối. Vì cây có nhiều rễ phụ nên ta cũng nên thường xuyên cắt tỉa rễ phụ sâu, mục và các cành khô, dáng xấu để cây luôn bắt mắt thu hút người nhìn.
Cách phòng trị bệnh cho cây Si
Cây Si là một giống cây phát triển tốt ít bị sâu bệnh. Cây chỉ hay bị bệnh quăn lá. Với bệnh này, bạn cần chú ý kiểm tra và loại bỏ những cành bị bệnh là cây sẽ phục hồi và phát triển đẹp mà không cần phun thuốc.
Mua cây Si ở đâu?
cay-si-cong-trinh
Hình ảnh cây Si công trình tại vườm ươm của chúng tôi
Hiện tại vườm ươm của chúng tôi có sẵn rất nhiều cây Si công trình với đủ kích thước và số lượng lớn phục vụ các công trình của bạn. Cây Si bonsai với nhiều dáng bắt mắt, thu hút cũng là thế mạnh của caydothi.com.vn. Nếu bạn có nhu cầu mua cây xin liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những cây giống đạt chất lượng, phù hợp với yêu cầu của bạn.
Mọi chi tiết về giá Cây Si cùng các dịch vụ xin vui lòng liên hệ. 0989840841 Khánh