Sân vườn châu Á

Bonsai Trà vinh chuyên nhận tư vấn thiết kế thi công sân vườn

Sân vườn châu âu

Tư vấn sân vườn miễm phí 0989.840.841.

Cây cảnh việt nam

Chuyên mua bán sỉ lẻ cây phôi cây thành phẩm 0989.840.841.

Dụng cụ tạo tác và chăm sóc cây cảnh

Bán dụng cụ cắt tỉa, keo liền sẹo, thuốc trừ sâu bệnh cây cảnh LH: 0989.840.841.

Nhận bán hộ cây cảnh và nhà đất...

Nhận chăm sóc và chỉnh sửa cây cảnh mua bán cây cảnh nhà đất...0989.840841.

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

CÁCH CHĂM SÓC VÀ TẠO TÁC CÂY MAI VÀNG

Tưới nước cho cây mai vàng có đơn giản như bạn nghĩ. Hầu hết những người mới chơi mái vàng thì ai cũng nghĩ công việc tưới nước cho cây mai vàng là không quan trọng và chỉ cần tưới nước thật nhiều là được.Đó là 1 quan niệm sai lầm hoàn toàn dẫn đến cây chết mà bạn không rõ lý do.Nếu tưới nước cho cây mai vàng không đúng các thì sẽ dẫn đến rất nhiều bện khó trị như bệnh vàng lá chẵng hạn.
50% tỉ lệ đạt của cây mai là do tưới nước bao gồm 2 loại sau: Cách tưới và Nước tưới. Cách tưới: Rễ mai hút nước bằng rễ cám ăn trong chậu, lan tỏa đều chậu. Rễ mai rất dễ bị úng nước và rất kị với nước. Nên khi tưới chúng ta nên tưới với vòi nước nhẹ, phun đều khắp chậu. Thời gian phun phải chậm, để đất nở ra và ngấm đều nước. Tuyệt đối tránh dùng 1 vòi lớn và phun ào ào vào gốc cây.Chỉ tưới khi cây đã khô mặt chậu, thiếu nước. Đối với cây ít lá hoặc không có lá thì không nên tưới khi chậu còn ướt, sẽ làm chết cây. Tuy theo chất trồng và lượng hút nước của cây mà chúng ta có thời gian tưới nước khác nhau. Nếu 1 cây mai vàng thoát nước tốt thì rễ sẽ phát triển nhiều và cây sẽ phát triển cực tốt. Nên tưới vào buổi sáng và tưới đều lên tán lá để rửa sạch bụi bậm, đồng thời cung cấp cho cây 1 lượng nước đủ để dùng trong 1 ngày. Không nên tưới vào buổi chiếu tối vì khi đó cây bị lạnh gốc sẽ chậm phát triển hơn khô ráo. TẠO NHIỀU NỤ CHO CÂY MAI VÀNG đăng 02:13, 31 thg 12, 2021 bởi bonsai Trà Vinh Ai trồng mai cũng quan tâm đến vấn đề làm sao để tạo nhiều nụ cho cây mai vàng .Để tết đến có một cây mai vàng rực khoe sắc.Thỏa lòng mong đợi sau 1 năm dài chăm sóc và chờ đợi. Việc tạo nhiều nụ cho cây mai vàng thì không phải là quá khó nhưng để tạo nụ dày đặc thì không phải ai cũng có thể làm được. Tạo nhiều nụ là việc trong tầm tay nếu chúng ta hiểu được một số nguyên lý ơ bản sau. Những nguyên lý này chủ yếu làm nụ cho cây mai trên chậu. Đối với mai vàng trồng đất thì mọi thứ cứ nên tuân theo tự nhiên, chúng ta chỉ nên hỗ trợ thâm 1/ 2 đợt phân là cây sẽ cho hoa dày đặt. Vì cây mai trồng ở đất có thể tự cân đối dinh dưỡng. Nguyên tắc để cây mai vàng tạo nụ: + Cây khỏe mạnh, dinh dưỡng cân đối, nước tưới và ánh sáng phù hợp. + Cây có bộ tàn lá sum xuê, được chăm sóc tốt từ đầu năm và sạch mầm bệnh. + Thời tiết nhiều nắng kết hợp giảm đạm(N) Kaili (K) và tăng lân(P). Để có được 1 cây mai nhiều nụ điều trước tiên là bạn phải có 1 cây mai khỏe mạnh. Vấn đề này đòi hỏi cây mai vàng phải được chăm sóc tốt từ giai đoạn đầu năm. Sau đó tùy từng loại mai vàng mà tiến hành kích nụ vào thời gian khác nhau: mai ghép hay mai nguyên thủy mà chúng ta tiến hành tạo nụ cho cây. Trường hợp 1: Đối với mai vàng nguyên thủy thì từ tháng 7 đến tháng 9 thì chúng ta vẫn có thể tạo nụ cho cây. Nếu đầu tháng 7 cây mai vàng của bạn đã có tàn lá sum xuê và 1 bộ tàn đúng như bạn mong muốn thì chúng ta có thể bón phân hữu cơ bằng phân dơi hoặc phân gà bằng cách rải đều vào gốc(Lưu ý dung phân gà nhiều quá có thể bị vàng lá và hoa nở sớm vì trong phân gà có haam2 lượng kali rất cao.). Hoặc sử dụng phân hóa học NPK có hàm lượng P cao hơn giai đoạn đầu năm ví dụ 20-20-15/ 20-20-20 hoặc thêm DAP. P là lân giúp tạo gỗ và mầm hoa cho cây(thường được bổ sung cho cây từ đầu năm). Nếu cây mai vàng ra lá non liên tục thì dùng 10-55-10 phun và tưới định kì 1 tuần 1 lần với liều thật loãng(phun 1 tháng thì sử dụng lại 20-20-15). Đầu tháng 7 là chúng ta thấy 1 số cây bắt đầu xuất hiện mắc kim rồi, nếu nuôi đúng đây sẽ là nụ hoa.Nếu bạn chăm đúng thì cây mai vàng vẫn còn ra lá non lien tục đồng thời kèm theo đó là nụ kim dưới chân mỗi nách lá. Nếu cây mai vàng của bạn đang xanh tốt, ra lá non và kèm theo nụ kim rồi thì bạn không nên can thiệp phân hóa học vào quá nhiều, cứ để cây tự nhiên phát triển như vậy là đạt.Bạn có thể sử dụng phân dơi ngâm tưới hoặc rải đều vào gốc để cây hấp thụ từ từ. Giai đoạn này chúng ta chỉ theo dõi sâu và phun ngừa nấm bệnh cho cây là được. tạo nụ mai vàng mai vang dep Trường hợp 2: Đối với những bạn chăm mai còn yếu, cây mai chưa có tàn lá sum xuê vào đầu tháng 7 thì chưa nên làm nụ. vẫn bón phân hữu cơ có lượng đạm cao và NPK có N số cao như 30-10-10/ 20-10-10 và tưới kích rễ thêm để cây ra thêm nhiều tược non và lá non.Bạn hãy nuôi cho cây sung mãn đến cuối và giữa tháng 8 để cây ra thêm 2 lần lá non nữa . Su đó hãy tiến hành đổi qua dùng phân như trường hợp 1.Vì cây có nhiều lá mới có thể có thể tạo được nhiều nụ và ra nhiều hoa được. Trường hợp 3: ( dành cho những cây lì lợm do chúng ta quá cưng chiều mà đến tháng 8,9 vẫn chưa có nụ kim mà chỉ ra toàn là lá non ) Để tạo nhiều nụ cho cây mai vàng là tạo sốc cho cây kết hợp giảm N, tăng P và 1 ít K. Khi bạn đã có được bộ tàn phù hợp và đúng mong muốn để ra hoa ngày tết. Thường là cuối tháng 8 và đầu tháng 9 âm lịch), vì khi bạn tạo nụ sớm quá, không biết cách giữ cho bộ lá đến cuối năm thì rất dễ bị nở sớm. thồi thì chậm mà chắc, cây được 70% hoa là mừng rồi. Các cao thủ họ thường tạo nụ sớm và nuôi nụ thật già để có nhiều hoa và hoa đẹp. Còn chúng ta thì cứ từ từ. Để tạo sốc cho cây chúng ta có nhiều cách sau: (theo tư liệu từ agriviet) Thay đất, thay chậu nhằm làm cây bị sốc . thay 1 phần quanh viền chậu. Siết nước làm cho cây héo, lá khằn lại. Cây bị shock Làm bộ lá non ngừng sinh trưởng và chuyện qua sinh sản.phun thuốc diệt cỏ với liều loãng 1/10 Bón phân thì chúng ta có thể dung như trên. Sử dụng các loại phân có hàm lượng lân cao (P). Vừa tưới gốc vừa phun lá cho cây. Đừng quên vẫn bổ sung trung, vi lượng và đạm (N) và K(Kali) đầy đủ cho cây . Vấn đề phun thuốc sâu và trị nấm bệnh phải được thực hiện đều đặ liên tục. Tất cả những ý kiến trên chỉ nhằm hỗ trợ cho cây mai vàng tạo nụ mà thôi. Vì cây trong tự nhiên chúng ta đâu cần tác động gì nhiều mà nụ vẫn dày đặt đấy thôi. Đó là do cây khỏe mạnh cộng với thời tiết và chu kỳ sinh trưởng của cây sẽ khiến cây kết nụ và ra hoa dù không lặt lá. Điều quan trọng là chúng ta phải chăm sóc bộ lá tháng 7 và tháng 8 thật kỹ để tránh hiện tượng mai nở sớm. Đây là bộ lá chủ lực để nuôi nụ và giữ cây đến tết không bị nở sớm. Chúc các bạn có được 1 cây mai vàng như ý Đào /bứng gốc mai vàng Bước 1 :Xác định tình trạng cây : Mai vàng bứng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm đếu được vì mai là cây rất khỏe. Nhưng phải bứng vào thời điễm cây đang mang bộ lá già, không có tược non và lá non. Nếu bộ lá còn quá non cũng không được, hãy chờ thêm 1 thời gian cho lá mai già đi thì đó là thời điểm bứng tốt. Thứ Hai là bứng khi cây mai đang khỏe mạnh, nếu tình trạng cây quá yếu thì không nên bứng, vì cây đang mất sức, bứng lên sẽ làm cây không còn sức nữa và chết luôn.Thông thường thời gian bứng cây khỏe nhất là từ tháng 10 đến tháng 12, vì lúc này bộ lá mai vàng đã già, cây đã tích lũy nhiều dinh dưỡng để chuẩn bị ra hoa nên cây sẽ khỏe, bứng về tỉ lể sống là rất cao, cây ra chồi khỏe mạnh. Đầu năm cũng là thời điểm bứng mai rất tốt nếu tết mai không lặt lá cho ra hoa thì bứng cũng rất tuyệt vời. Đất xung quanh gốc : Tùy vùng miền mà đất khác nhau nhưng nếu bứng lúc đất khô thì tốt hơn vì không làm cây chảy nhựa nhiều, rễ đã già, và vận chuyển cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều, khó bị bể bầu đất. Bước 2: Xác định tán cây Trước khi đào , bứng cây mai vàng :Nên giữ bộ tàn hay là chỉ lấy cây phôi, nếu giữ tàn lá thì hãy tỉa tàn lá cho gọn gàn , phù hợp theo ý muốn cá nhân. Mọi người thường chọn tàn thông cho cây. Để giữ được tàn cây thì phài bứng bầu đất thật to, đường kính bầu đất phải ít nhất gấp đôi đường kính thân. Ví dụ gốc hoành 50, bầu đất phải có đường kính 1m trở lên nếu giữ bộ tàn cho cây. Với những cây chỉ lấy phôi thì có thể lấy nhỏ hơn nhưng không quá một nửa. Hãy nhớ xác định bầu đất 1 lần đầu không nên điều chỉnh bầu đất nhiều lần làm mất sức của cây. Bước 3 :Đào và cắt rễ cây. Dùng dụng cụ đào thật bén đào xung quang gốc theo kích thước đã xác định sẵn, phải đào thật bén và không làm bề bầu đất. Khi đụng các rễ to thì dùng cưa hoặc kèm thật bén, cắt thật ngọt ở vết cắt. Sau đó bôi keo vào để khô vết sẹo.Phải xác định được bộ rễ cái tới đâu và bắt đầu đào ngang, hãy dùng xẻng đào ở gốc cây đến khi đụng được bộ rễ cái và có thể thể xác định được rễ cái.Sau khi keo bôi vào vế cắt đã khô, tiến hành dùng dây thun quấn chặc bầu đất, thật chặt để không bị vỡ lúc di chuyển.Xem hình.Sau có có thể di chuyển gốc cây 1 cách thoải mái mà không sợ bị bể bầu đất. Có nơi dùng dây thun, dùng dây nilon,.......dùng bất cứ dây gì có ở địa phương và quấn chặt bầu đất lại là được. Bước 4: Tiến hành trồng Sau khi cây được bứng về thì để cho khô bầu đất, để cây trong mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Phun thân giữ ẩm cho cây hằng ngày. Nếu cây khỏe thì sau 1 tuần đến 15 ngày có thể xả bớt 1/2 bầu đất đã bừng và tiến hành trồng cây, nếu cây yếu và tàn cây rộng nên giữ nguyên bầu đất và thêm chất trồng vào và trồng. Khi trồng cây vào chậu tiến hành tưới kích rễ 1 lần thật đẫm vào thân và toàn gốc và sau đó chỉ phun nước giữ ẩm cho cây, để cây trong mát đến khi cây mai vàng nhú tược non, khi bắt đầu có từ 3-4 lá thì bắt đầu đem ra nắng từ từ.Từ đây thì bạn tiến hành chăm sóc bình thường theo quy trình được rồi (thường là sau 3 tháng từ ngày bứng) PHÂN BÓN CÂY MAI VÀNG Các loại phân bón gốc : Phân hữu cơ đã được ủ đúng cách=> ủ oai(Bò, gà,dơi,tro trấu). Hàm lượng dinh dưỡng phân Dơi cao gấp 3-5 lần phân gà, phân bò. Bón cây không bị sốc. NPK dạng viên hoặc bột, hàm lượng tưới tùy theo từng thời điểm.Thường có 3 loại chính là: NPK 30-10-10 :Thường bón từ đầu năm đến tháng 6 âm lich NPK 20-20-15 :Bón từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch NPK 6-30-30 :Bón từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Dynamic(phân úc): Đây là phân được làm từ phân gà ,dạng viên đen. Thích hợp để người mới trồng sử dụng, có thể bón quanh năm cho cây và không sợ bị ngộ độc.Loại này chỉ cần ra tiệm phân bón mua là có.Cứ 2 tuần mình bón 1 nắm nhỏ cho cây quanh năm là được. Super lân ( giống như ciment)..kaliclorua ( giống như muối ớt).DAP, Ure……..Các loại này phải biết cách và tìm hiểu thật kỹ mới dùng được, nếu không sẽ làm cây chết và bị suy dần. Ưu điểm của phân hữu cơ làm giúp cây ăn từ từ, không ngộ độc (nhưng nếu bón nhiều quá lúc phân chưa oai cây cũng bị ngộ độc).Phân hóa học thì giúp cây phát triển nhanh, mạnh, nhưng khó sử dụng và cây rất dễ bị suy về sau. Phân bón lá cây mai vàng: Alaska ( phân cá để phun lá) Root2 hoặc các chất kích rễ khác như N3M, Atonic… Phân bón là hiệu Growmore 30-10-10…. 20-20-20…6-30-30. Hoặc các loại phân bón là NPK khác như phân bón lá Đầu trâu 501 và….701,901. Có rất nhiều công ty cung cấp phân bón NPK loại này. Các loại phân vi lượng và trung lượng. Mình chỉ sử dụng bao nhiêu đây loại quanh năm cho cây mai vàng là đủ, không cần thêm loại gì hơn. Phân cá ngâm/bánh dầu ngâm Các nhà vườn có kinh nghiệm thường sử dụng 2 loại này để tiết kiệm chi phí. Nhưng dó có mùi rất hôi nên phải để xa khu dân cư. Hiện nay có nhiều loại hoạt chất để giúp thúc đầy quá trình phân hủy và không có mùi hôi. Nếu có các hoạt chất để ngâm thì tầm 3-6 tháng là có thể sử dụng cho cây. Nếu không bạn phải cần từ 9 tháng trở lên để sử dụng dung dịch bánh dầu hiểu quả BỆNH CÂY MAI VÀNG đăng 02:07, 6 thg 12, 2019 bởi Châu Kiều [ đã cập nhật 23:53, 17 thg 12, 2019 ] Mai vàng là loài sống ngoài tự nhiên và rất khỏe mạnh, nếu được sống trong môi trường tự nhiên cây sẽ tự sinh tồn theo quy luật của thiên nhiên. Cây mai vàng có thể chịu được thời tiết rất khắc nghiệt, khô cằn sỏi đá. Chỉ có điều cây mai vàng không chịu được ngập úng, cây sẽ chết từ từ. Do cây mai rất khỏe nên khi mắc bệnh cây mai vàng sẽ không chết ngay mà chết từ từ. Bệnh trên cây mai vàng không khó trị và không khó phát hiện. Chỉ cần chăm sóc kỹ, phòng ngừa tốt thì cây sẽ rất ít bệnh, bệnh trên cây mai vàng sẽ không có cơ hội phát triển. Cách tốt nhất là ngừa bệnh đừng để mai bị bệnh, bệnh cây mai vàng có thể có rất nhiều nguyên nhân: do thiếu dinh dưỡng, thừa dinh dưỡng, môi trường, vi khuẩn, thiếu nắng, dư nước....... Sau đây là một số bệnh thông dụng và hay gặp trên cây mai vàng. 1.Bệnh nấm Hồng trên cây mai vàng ( Bệnh âm thầm nhưng tác hại lớn nhất và gây hậu quả nghiêm trọng.) Đây là loại bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng tác hại của bệnh nấm hồng trên cây mai vàng là vô cùng lớn,ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế cũng như giá trị cây mai vàng. Bệnh nấm hồng trên mai vàng. Bệnh nấm hồng thường tấn công trên cành và thân nhỏ, thứ cấp , thường là những cành ngón tay trở xuống của những cây bị thiếu duy dưỡng, bị lão hóa, già cỗi. Đặc biệt là những cây vô kẽm, nứt thân, khô thân và bị trồng ở vùng ẩm lâu năm, những cành không tiếp xúc với anh sánh. Trên lớp vỏ thân, cành xuất hiện những sợi tơ màu đỏ hồng li ti rất mịn,mắt thường có thể nhìn thấy, sợi nấm tấn công vào mạch nhựa, làm khô và làm nghẽn nhựa dẫn tới cành bị khô, bị chết nhát.Các đốm nấm hồng sẽ lan ra thành từng mảnh như rêu và làm chết lớp vỏ cây tại điểm đó, Nếu không phát hiện sớm, có thể làm chết cả cây do nhựa không được luân chuyển trong cây.Bệnh nấm hồng thường phát triển mạnh vào đầu năm và mùa mưa và tấn công vào cây mai quanh năm nếu môi trường có độ ẩm cao.Thường là những cây mai mua ở chợ hoa xuân về để 1,2 tháng đầu là cây sẽ bị bệnh rất nặng nếu cây bị nhiễm từ trước. Dẫn đến người mua về trồng hoài nhưng sao cây không phát triển được. Dưới đây là hình của bệnh nấm hồng trên mai sau khi đã được trị khỏi nhưng để lại tác hại vô cùng lớn cho cây mai của chúng ta. Các loại thuốc phòng trị: Chủ yếu là thuốc gốc Đồng : Đồng đỏ, Validan, Carbenzim, Anvil, Aliette,Coc85,norshield…Do hiện nay có rất nhiều loại thuốc đặc trị theo từng vùng miền nên các bạn có thể ra cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật gần nhất nói bệnh nấm hồng và mua.Người bán sẽ có loại thuốc cho bạn. Cách tốt nhất là phòng ngừa định kì theo hướng dẫn trên bao bì.(hiện nay tôi dùng 1-3 tháng 1 lần tùy trường hợp) Nếu cây bị nặng bạn có thể pha thuốc với liều gấp 3 lần trên bao bì và phun hoặc pha 1 gói vào 500ml nước và quét trực tiếp lên vết bị nấm hồng cách nhau5-7 gày /lần. Thường thì quét 1 và 2 lần sẽ hết ngay. Dưới đây là hình ảnh để nhận biết cây bị nấm hồng, lá cây sẽ bị hóa cẩm thạch. 2.Bệnh cháy lá trên cây mai vàng. Bệnh cháy lá trên mai vàng là bệnh rất dễ phát hiện nên có hướng điều trị kịp thời.Ban đầu lá mai vàng sẽ bị cháy(khô)từ rìa lá, mép lá, rồi sau đó vết khô sẽ lan rộng ra theo rìa lá. Nguyên nhân thường do những cây phát triển yếu, bộ lá mỏng, bộ rễ kém hoạt động nên thiếu chất dinh dưỡng, lá mai vàng bị mỏng, hoạt động kém nên khô và rụng sớm. Trường hợp bệnh nặng còn làm cho khô đỉnh cành và cành bị teo tóp và chết dần. Bệnh này tốt nhất là phòng trừ, nhưng nếu bệnh phải phun thuốc nhiều lần để trị rất tốt kém.Bạn nê bổ sung thêm trung và vi lượng cho cây hàng tháng để cây có bộ rễ và lá khỏe mạnh, nhằm tạo cho cây sức đề kháng tốt để phòng tránh bệnh trên. Bạn có thể tìm hiểu về trung và vi lượng trên internet Cách trị bệnh cũng như nấm hồng hoặc các loại thuốc gốc đồng(tương tự nấm hồng). Có thể phun Atracol (Áo giáp kẽm cho cây khoảng 2 tháng /lần để ngừa và trị khi bệnh mới xuất hiện). Để thuận tiện nhất bạn cứ đem lá bị bệnh ra cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật gần nhất và nhờ họ tư vấn. Thuốc chỉ có thể làm ngưng quá trình phát triển và lây lan của bệnh lên các lá khác, lá đã bị rồi thì không thể xanh tốt như cũ được. 3.Bệnh thán thư trên mai vàng Bệnh thán thư trên mai vàng thường phát triển mạnh vào mùa mưa, do vi khuẩn gây ra,Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một điểm thối nhũn trên là sau đó bắt đầu lan rộng ra, và nhiều điểm khác xuất hiện trên bề mặt lá.Phần đó sẽ bị khô vào lúc nắng và lá sẽ bị thủng từng lỗ. Bệnh phát triển nhanh và lây lan rất mạnh nếu môi trường ẩm hoặc mưa kéo dài. Nếu không phát hiện kịp thời và phòng trị sẽ gây mất dinh dưỡng rất nhiều cho cây, ảnh hướng đến tàn lá và sẽ ảnh hưởng đến hoa rất nhiều. Bệnh này xuất hiện trong điều kiện môi trường ẩm thấp, mưa nhiều, không nắng, mật độ cây quá dày đặc. Vườn ít gió lùa cũng là một nguyên nhân. Cách trị bệnh tương tự như của nấm hồng (bệnh số 1) 4. Bệnh rỉ sắt trên mai vàng Bệnh rỉ sắt trên mai vàng thường xuất hiện trên bề mặt lá có những đốm nâu như rỉ sắt, sau đó bệnh sẽ lan rộng ra, lây lan trên các lá khác, bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến phát triển và tâm sinh lý của cây mai vàng, nhưng bệnh rỉ sắt ảnh hưởng trực tiếp đến lá mai, làm lá già và rụng sớm sẽ làm mai ra hoa sớm.Thời tiết nóng ẩm và trời nắng sẽ làm bệnh rất dễ phát sinh và lây lan. Tốt nhất vẫn là phòng bệnh , luôn để cây trong điều kiện và trong môi trường thoáng mát, phun thuốc ngứa định kì. Nếu cây bệnh có thể dùng cách điều trị như bệnh nấm hồng theo từng vùng miền: Anvil, coc85.... 5. Bệnh đốm rong Bệnh này xuất hiện các đóm nhỏ như rong bám trên lá, không ảnh nhiều đến cây, chỉ làm cây giảm quang hợp nên và giảm dinh dưỡng. Khi phun ngừa hoặc điều trị các bệnh khách thì bệnh này cũng tự khỏi. 6. Bệnh đốm trắng và đốm đồng tiền Trên thân xuất hiện các đốm trắng và lan dần, các đốm lâu năm sẽ to bằng đồng xu, phần bị bệnh sẽ màu trắng nổi dày lên.Nhìn là phát hiện ngay. Vì đây củng là một dạng nấm nên chỉ cần phòng ngừa và điều trị như nấm hồng. Ra cửa hàng bảo vệ thực vật gần nhất mua loại thuốc đặc trị sẽ hết ngay. Nếu muốn nhanh và sạch hơn, hãy chà sạch các vết đó trên thân, sau đó xịt thuốc như vậy sẽ mau hết và cây sẽ khỏe và đẹp hơn. 7. Bệnh vàng lá - nổi gân xanh Hầu hết nhà vườn nều đều bị vấn đề này, có vườn bị ít, bị nhiều.Cây ra tất cả lá non hoặc 1 phần lá non đều có màu vàng nhạt, lá rất mỏng và nổi gân xanh.Khi lá già vẫn có màu đó.Hiện tượng này sẽ làm cây không thể phát triển khỏe mạnh và ra hoa được, cây chỉ sống chứ không phát triển.Chăm sóc mai vàng sẽ chụp hình chi tiết và gửi lên để các bạn tham khảo. Nguyên nhân chủ yếu là do cây thiếu dinh dưỡng trầm trọng, rễ bị tổn thương. Thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài và không được cung cấp đầy đủ.(Có thể do cây bị úng nước) Cách phòng bệnh: luôn chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng cho cây, kể cả cây mới trồng,thay phân cho cây hàng năm nếu chậu nhỏ.Nếu cây có hiện tượng bị 1 vài lá thì phải xử lý ngay, không được chặm trễ dẫn đến cây suy nhược. Cách trị bệnh: mỗi nhà vườn đều có cách trị riêng, nhưng xoay quanh những yếu tố sau: tạo môi trường mới hoặc môi trường tốt hơn cho rễ cây mai vàng hoạt động(thay phân, xới đất, thoát nước cho cây). Cung cấp thêm các chất vi lượng cho cây một cách từ từ, cung cấp chất điều hòa sinh trưởng giúp cây hồi phục bộ rễ.Ví dụ: Chỉ tưới B1+ root2 để lá cây dần xanh lại,bộ rễ phục hồi, tưới liên tục vài tuần. Các chất tưới sẽ bao gồm các thành phần trong đó như zn,mg,ca..... để bổ sung cho cây xanh tốt trở lại 8.Bệnh nứt vỏ trên thân cây mai vàng. Có 2 dạng bệnh: Một là do cây bị khô vỏ, thiếu nước và dinh dưỡng và nứt gọi là nứt vật lý. Hai là bị nứt thân do bệnh- một loại nấm gây ra Đối với cây bị nứt vật lý thường do rễ phía dưới bị chết dẫn đến nứt trên thân, các cây mới bứng về bị nắng chiều rọi trực tiếp vào, rễ không phát triển nên vỏ bị khô nứt. Nếu cây bị như thế nào thì không còn các chữa trị nữa. Xem như cây đó bị mất phần vỏ ở đó. Chúng ta có thể chăm để cây phát triển tốt nhờ phần thân còn lại Đối với cây mai vàng bị nứt thân do nấm bệnh thì rất khó trị và lây lan rất nhanh. Toàn bộ cây và làm cây chậm phát triển, suy yếu, còi cọc. Đối với những cây mai dạng này chúng ta có thể dùng thuốc đặc trĩ của cao su, chom chôm(tôi không biết tên. Sau đó quét lên toàn thân cây. 3 Ngày quét lần và quét trong 3 lần. Sau đ1o chúng ta dùng thuốc sát trùng chuồng trại pha thật đậm đặc gấp 20 lần liều hướng dẫn và quét lên vỏ cây.Hi vọng như thế cây sẽ hết bệnh, và liền được vỏ sau vài tháng. 9. Hiện tượng lá nhạt, mỏng, cây không phát triển. QUY TRÌNH CHĂM SÓC MAI VÀNG Quy trình chăm sóc mai vàng thường sẽ chia làm 3 giai đọan phát triển chính Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa Năm nào cũng vậy, sao khi nở hoa xong cây sẽ bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới, tạo ra một tàn lá mới để bắt đầu nhiệm vụ duy trì nòi giống cho năm sau. Một trong những nguyên nhân căn bản mà hầu hết người mới chơi mai vàng mắc phải đó là để hoa nở hết và đậu trái đến khi nào trái chín thì thôi. Mọi người nhìn cây cứ nghĩ cây kết trái xong sẽ ra lá và tươi tốt. Nhưng nó chỉ đúng với những cây mai trồng dưới đất hoặc trồng chậu được chăm rất kỹ và bón phân đầy đủ cả năm.Khi mai nuôi trái thì cần rất nhiều dinh dưỡng có thể kiệt quệ cây. 1.Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng Thường từ tháng 1 âm lịch đến tháng 5 âm lịch Tốt nhất là sau những ngày tết, bạn hái hết trái và hoa trên cây càng sớm, càng tốt, giữ lại lá non cho cây thở. Nếu cây đang khoẻ mạnh(bạn biết về lịch sử của cây )thì bạn có thể xả tàn cho cây mai vàng ngay lúc đó, cây sẽ phát tược non rất mạnh. Nếu cây yếu hoặc bạn không rõ về cây, bạn chỉ nên tưới kích rễ cho cây(mua ở tiệm: nói vậy là người ta bán vì bây giờ có rất nhiều loại kích rễ) đến khi cây có 1 tàn lá xanh lại và sum xuê, có thể 1 tháng sau hoặc cây yếu quá thì đến tháng 4, tháng 5 thì bạn xả tàn cũng được. Giai đoạn này ban có thể tưới phân NPK 30-10-10 và một ít phân dynamic + lân là được, không cần bón quá nhiều nếu bạn không rành về chăm sóc mai vàng.(Dynamic 1 muỗng canh và lân 1 muỗng café. Dynamic 7-10 ngày bón 1 lần, lân bón 2 tuần 1 lần). Cách tốt nhất là ngâm nhiêu đó vào 1 lít nước và tưới cho cây.Bạn có thể ra các tiệm bán phân bón gần nhà mà mua. Mua để dành dùng từ từ cũng rất tốt. Nếu bạn mua cây mà chất trồng toàn sơ dừa và tro trấu hoặc cát thì bạn nên thay phân ngay (Không khuyến khích với người mới trồng mai). Hoặc tưới phân đến khi cây có bộ lá già, sau đó dùng dao gọt bớt phần phân cũ và thêm chất trồng mới vào1/10 đến 3/10 chậu).Cách làm này dành cho các bạn không nắm rõ kỹ thuật, sợ cây chết, với cách này đảm bảo cây bạn sẽ không sao.Do người trồng theo kiểu công nghiệp, cho cây ăn phân hàng ngày, hàng tuần nếu ban khong đãm bảo có thể tưới phân đều thì nên thay 1 ít chất trồng giữ dinh dưỡng nhiều hơn.Nếu chất trồng là đất hoặc phù sa thì không cần thay đất trừ trường hợp bất khả kháng.Vì phù sa giữ dinh dưỡng rất tốt cho cây.Nếu bạn có 1 cây mai quý hãy tìm đất phù sa mà trồng, sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sứ chăm sóc. Đây là gia đoạn quan trọng nhất để ít nhất có thể cứu sống cây mai của bạn ngay sau những ngày tết ra hoa. Nhiệm vụ cho cây sống là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, bạn đừng nghĩ dến việc uốn cây, hay làm sao cho cây ra hoa vào năm sau. Đặc biệt khi mai không có lá thì không nên tưới, vì tưới nhiều nước sẽ làm chết rễ, đây cũng là sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người chăm sóc mai vàng mới chơi mắc phải.Chỉ nên tưới kích rễ mà thôi. Nhiều người sẽ thay chất trồng vào giai đoạn ngay sau tết nhưng đó là dành cho người chuyên nghiệp và họ biết về cây mai vàng họ đang chăm sóc. Vì thành phần của chất trồng cũng là vấn đề nan giải đối với ngay cả những người trồng mai vài năm. Nhớ là từ khi mai nhú đọt non thì phải phun ngừa sâu và đặc biệt là bọ trĩ, nếu trồng vài cây bạn có thể phun liên tục 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần cho hết bọ trĩ. Khi lá già thì không còn lo về bọ trĩ nữa mà chuyển qua lo ngừa nhện đỏ. Ánh nắng là quan trọng nữa đối với công việc chăm sóc mai vàng, cây buộc phải nhận đủ nắng ít nhất 4-5 tiếng mỗi ngày để phát triển khoẻ mạnh. Vì có đến hàng trăm tình huống có thể xảy đến cho cây mai mà chúng ta không lường trước được nên tôi sẽ chia sẻ từ từ theo từng chủ để nhất định để các bạn dễ nắm bắt. 2.Giai đoạn kết nụ và nuôi nụ Thường từ tháng 5 đến tháng 10 Nếu cây mai được chăm sóc tốt trong giai đoạn 1 thì giai đoạn 2 là một quá trình rất dễ dàng đới với người chăm sóc, và nó thường diễn ra 1 cách tự nhiên, không cần can thiệp nhiều nếu chưa nắm rõ về cây và cách làm nụ.Tốt nhất là không nên can thiệp bằng hoá chất nếu không cần thiết. Chỉ cần giai đoạn 1 bạn chăm cây có 1 tàn lá sum xuê và không sâu bệnh thì giai đoạn này đối với mai vàng sẽ diễn ra 1 các rất tự nhiên. Bạn có thể tỉa chèo vào tháng 5 và chậm nhất là trong tháng 6, cây sẽ ra tược mới, kèm theo nụ mới, như vậy cây sẽ giữ được nụ đến tết mà ko phải lo gì. Tỉa chèo là cất bớt những tàn lá mọc dài quá, cắt theo hình tháp mà bạn mông muốn. Cách 2 là bạn có thể uốn cây, tạo dán cho cây, tạo cho cây bộ tàn mà bạn mong muốn bằng uốn kẽm, và cắt tàn. Sau đó cây có thể ra hoa nhưng bạn đừng lo, hãy ngắt bỏ hết để cây ra lá. Đến tết cây lại ra hoa bình thường. Nhiều người đến giai đoạn này họ sẽ lặt lá vào mùng 5/5. Tơi chưa làm bao giờ nên không dám đưa ra ý kiến về vấn đề này.Nếu cây chưa có nụ thì bạn cứ an tâm, vì có nhiều giống mai đến tháng 8-9-10 mới kết nụ. Về những kỹ thuật chuyên sâu về đất, phân, xả tàn, thuốc…….. tôi sẽ bổ sung bằng các bài sau 1 cách chi tiết nhất có thể. Khi mai ra đọt non nhớ ngừa bọ trĩ, và đặc biệt giai đoạn này nhện đỏ là nguy hiểm nhất cho cây vì chúng phá hoại luôn cả lá già. Đây là giai đọan nên bón ít nhất 1 lần NPK 20-20-15 và super lân 1 lần trong tháng cộng với Dynamic. Nấm trong giai đoạn đầu năm chúng ta đã tiêu diệt hết nhưng bắt đầu mừa mưa thì nấm bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nhớ là phải xịt ngừa nấm 1 tuần 1 lần vì mưa nhiều rất nguy hiểm, cây rất dễ sinh bệnh. Các tốt nhất là ngừa dẽ tốt hơn là để cây bệnh rồi mới trị. 3.Giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa Thường từ tháng 10 đến tháng 12 Đến đây thì hầu hết mai đã ngừng sinh trưởng, lá mai vàng đã già đi. Chỉ chờ ngày lặt lá để ra hoá. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là làm sao giữ cho được bộ lá cây luôn xanh đến rằm tháng 12al.Đối với những cây có tàn lá sum xuê và xanh mượt và nụ đều thì bạn không cần phải lo gì cả. Chúng ta chỉ bón phân NPK với dynamic thật loãng bằng ¼ liều dùng đầu năm và 2 tuần 1 lần là được. Nhưng thành phần NPK đều nhau hoặc K cao hơn. Nếu bạn không rành, tốt nhất không nên bón thêm NPK mà chỉ cần bón dynamic là đủ.Nếu cây nụ nhỏ thì có thể bón thêm NPK có Kali nhiều, nhưng điều này cũng rất nguy hiểm nếu bón không đúng cây sẽ ra hoa sớm nếu bạn bón và chăm sóc không đúng cách. Nếu lá già quá, ngà vàng thì chúng ta có thể phun thêm phân bón lá NPK có hàm lượng N cao.Phun tỉ lệ thấp hơn trên bao bì nhưng phun liên tục 5 ngày liền. Sau đó chúng ta chỉ chờ đến ngày và canh lẩy lá theo từng vùng miền cũng như loại cây mà khác nhau từ 1-5 ngày. Nói túm lại đây là quy trình chăm sóc mai vàng đơn giản dành cho người mới chơi.Còn đối với người chơi mai chuyên nghiệp thì đã quá rành. 1.Xả tàn, thay phân 2.Nếu chưa rõ kỷ thuật chỉ nên bón phân Dynamic là được. 3.Xịt thuốc trị nấm và sâu định kỳ. 4.Hãy để cây mai phát triển tự nhiên nhất có thể thì nó sẽ không chết lãng xẹt.Vì cây rất thông minh, tự biết cân bằng dinh dưỡng. 5. Việc làm bông dày đặc thật sự còn tuỳ thuộc vào giống mai,nội lực của cây nên các bạn hạn chế làm bông bằng hoá chất, hoặc muốn thử nghiệm thì thoải mái vì làm bông không lam chết cây mà chỉ làm hoa không đúng tết thôi, hj.(Sử dụng hóa chất nhiều hoặc không đúng sẽ làm cây mai vàng chết hoặc ra hoa xong sẽ suy luôn) Chúc các bạn thành công nha ! KỸ THUẬT GHÉP MAI VÀNG đăng 02:01, 6 thg 12, 2019 bởi Châu Kiều [ đã cập nhật 23:54, 17 thg 12, 2019 ] KỸ THUẬT GHÉP MAI VÀNG ĐƠN GIẢN Kỹ thuậy ghép mai vàng hầu hết là công việc nhâp môn của những tín đồ đam mê mai vàng. Vì kỹ thuật ghép mai vàng rất đơn giản và không hề phức tạp hay khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Quạng trọng là chúng ta là quen tay, quen mắt sẽ làm tốc độ nhanh hơn nhiều thôi. Ghép mai vàng Điều kiện trước tiên và tiên quyết về kỹ thuật ghép cây mai vàng để có cây mai vàng đẹp khỏe mạnh gồm 2 yếu tố căn bản sau: 1. Gốc ghép:(Phôi mai vàng) phải được trồng thật khỏe mạnh, sung mãn và không có sâu bệnh. Thường là gốc ghép được chọn phai căng đầy nhựa sống, cây thật khỏe mạnh. Đối với những bạn mới tập ghép mai vàng thì nên chọn những cây mai mạnh khỏe, đang còn lá xanh tốt để chúng ta thực tập. Vì khi đó nhựa được vận chuyển liên tục trong cây mai vàng nên tỉ lệ ghép thành công thường rất cao. 90-99%. Đối với những người có kinh nghiệm, họ có thể ghép bất kì thời điểm nào mà họ thấy hợp lý hoặc có thời gin rãnh. Ví dụ là ghép vào nhánh, vào thân cây phôi sao khi được bứng về và cây mai vàng đang kéo nhựa. đó là thời điểm thích hợp nhất để ghép sớm. Nếu muốn cây khỏe và ghép cây tốt, thì khi bứng cây phôi về, bạn trồng cây khỏe và ra nhánh con, sau 4-6 tháng thì chúng ta sẽ ghép vào nhánh con đó, cây sẽ rất khỏe và sung mãn, bo ghép phát triển rất nhanh. 2. Bo ghép cũng phải thật khỏe mạnh,trên 1 cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh . Nhánh được chọn ghép thường là các giống mà các bạn thích không nhất định là giống cố định nào. Nhưng thông dụng nhất vẫn là giảo Thủ Đức vì những ưu điểm của giống mai vàng này. Nhánh ghép phải thật khỏe mạnh, cây không sâu bệnh. Quan trọng là được cắt lúc lá bánh tẻ, lá già. nếu cây đang ra lá non thì không nên cắt bo để ghép, vì khi cắt xuống bo sẽ héo và không thể ghép được. 3. Kỹ thuật ghép mai vàng + Ghép mắt : cách này có ưu được là về sau cây sẽ phát triển đẹp, liền xương nhưng ghép mất nhiều thời gian, thời gian phát triển của mắt ghép bị chậm do nảy mầm từ mắt lá nên rất lâu. +Ghép bo: đây là cách làm sao cho phần bo ghép tiếp xúc với nhựa trong cây giúp cho nhánh phát triển. mỗi người sẽ có 1 cách ghép khác nhau nhưng kết quả vẫn là giúp cho bo ghép và phần nhựa bên dưới lớp vỏ cây tiếp xúc nhau . Các bạn có thể tham khảo về kỹ thuật ghép mai vàng theo 2 cach khác nhau dưới đây: 1.Ghép trùm bao nilon: cách này nhằm tránh nước mưa vào cây, và yêu cầu phải che mát (50-70%) cho phần mới ghép trong tời gian đầu, nếu không tỉ lệ thành công sẽ rất thấp. Khi bạn thấy bo ghép nhứ tược xanh thì đó là lúc tháo dây cột bao nilon (thường là sau ghép 15-20 ngày) . Nhớ tháo khi trời mát và chỉ tháo dây cho không khí vào từ từ, không nên mở bọc ra luôn. Bạn để như vậy sau 1-3 ngày khi cây vẫn ra lá non và ổn định thì bạn có thể tháo bao nilon ra và thường tháo ra vào bưởi chiều. Xem chi tiết kỹ thuật ghép mai vàng có trùm bao 2. Ghép không trùm bao nilon, để trực tiếp ngoài nắng sau khi ghép.bo ghép sẽ tự động đâm chồi và phát triển vượt ra ngoài. nếu bo ghép nào bị chặn lại thì có thể tháo nhẹ bao bilon phần ngọn ra để bo ghép có thể phát triển. thời gian phát triển của bo cũng như trên.

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Hoa lài – cách trồng, công dụng và ý nghĩa phong thủy

Hoa lài – cách trồng, công dụng và ý nghĩa phong thủy 22:05 30/12/2021
Khoác lên mình vẻ đẹp của màu trắng tinh khôi, dịu dàng, lãng mạn và một mùi hương quyến rũ, hoa lài đã chinh phục được tấm lòng của những con người yêu hoa. Đây là một trong các loài hoa vừa là cây cảnh, vừa là cây phong thủy lại còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp. Để tìm hiểu kỹ hơn về loài hoa đáng yêu này, AVi Việt Nam xin mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết nhé! Chắc chắn sẽ có những điều làm bạn bất ngờ đấy! Hoa màu trắng tinh khôi Hoa màu trắng tinh khôi Những điều cần biết về cây hoa Lài Nguồn gốc và đặc điểm Được người ta biết đến với khá nhiều tên gọi khác nhau. Quen thuộc nhất là hoa Nhài rồi đến Mạt Ly, Nhài Đơn hay Mạt Lợi và tên khoa học là Jasminum Sambac Ait. Có lẽ ít người biết đến lịch sử “lênh đênh” của cây hoa Lài. Chúng không phải là cây trồng thuần Việt. Xuất phát từ Nepal của Ấn Độ, chúng du nhập sang tận các quốc gia Đông Nam Á và cả Châu Âu. Tại Đông Nam Á, chúng trở thành Quốc hoa của đất nước Philippin và Indonesia (giống như hoa Sen là Quốc hoa của Việt Nam vậy) rồi sau đó sang Việt Nam và được nhân giống rộng rãi. Cây có độ cao trung bình từ 0,5 – 3m. Gồm nhiều cành nhỏ, mọc tỏa xung quanh thân. Lá có hình trái xoan, nhẵn bóng 1 mặt, mặt dưới có lông. Chúng có hoa màu trắng tinh khiết. Đây được xem là một gợi ý đáng quan tâm dành cho những ai muốn trồng trang trí sân vườn, ban công hay văn phòng công ty. Đặc tính của hoa Lài Cây thích nghi với nhiều loại đất trồng khác nhau, nhiệt độ thích hợp khoảng 20 – 33 độ C. Là loài cây ưa sáng, thích thoáng mát. Khi thiếu sáng cây sẽ còi cọc, không phát triển. Hoa của chúng thường nở về đêm, tầm 19 – 20h. Khi nở tỏa hương nồng nàn. Chính vì điều này mà nhiều người mê mẩn chúng. Hoa Lài có thể được trồng bất cứ lúc nào nhưng tốt hơn hết là sau mùa mưa để tránh thừa nước, úng cây vì khả năng chịu úng của chúng kém. Cây hoa Lài Cây hoa Lài Cách trồng cây hoa Lài Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng Bạn có thể trồng thẳng ra đất hoặc chậu cây cảnh nhưng bạn cũng có thể tận dụng khay nhựa, thùng xốp hoặc bao ximang,... Chỉ cần dụng cụ trồng có lỗ thoát nước. Hoa Lài có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là loại đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, ít chua, đặc biệt là tơi xốp, thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất có sẵn hoặc trộn đất thịt với phân ủ hoai mục cùng vỏ trấu, xơ dừa để tăng dinh dưỡng và độ thoáng của đất. Việc bón lót này nên tiến hành trước 15 – 20 ngày. Kỹ hơn, bạn có thể trộn kèm vôi nông nghiệp để khử mầm bệnh. Giống hoa Lài Thông thường người ta lựa chọn phương pháp nhân giống bằng giâm cành để rút ngắn thời gian chăm sóc. Bạn lưu ý chọn cây mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt, không sâu bệnh. Đất dùng để giâm cành phải đạt yêu cầu, không lẫn vụn gạch đá. Thông thường sau 20 ngày, cành sẽ ra rễ. Tiến hành trồng Khi cành giâm đã phát triển nhiều rễ, bạn nên trồng cây hoa Lài vào chậu để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Cho đất vào 1/3 chậu, đặt bầu giâm vào ngay giữa chậu và tiếp tục cho đất vào để cố định cây. Sau đó, tưới đẫm nước để dẽ đất và giữ cây đứng vững. Đặt chậu cây nơi thoáng mát, có ánh nắng nhẹ tầm 2 tuần. Sau đó mới đem cây ra nơi có ánh nắng tốt để cây phát triển. Sau 1 năm là cây bắt đầu trổ hoa. Cành giâm Cành giâm Kỹ thuật chăm sóc Để có 1 cây cảnh khỏe mạnh, ra hoa sớm, bạn nên chú ý những yếu tố sau: Nước tưới Đảm bảo đủ nước cho cây bằng cách mỗi ngày tưới 1 – 2 lần tùy thời tiết. Cây càng lớn, nhu cầu nước càng nhiều. Mùa mưa phải quan tâm đến khả năng thoát nước của chậu và đất trồng cây. Bón phân Hoa Lài cần dinh dưỡng khá nhiều. Bạn phải bón đầy đủ 3 loại đạm, lân và Kali cho cây theo từng thời điểm cụ thể sau: Cung cấp đạm sau khi trồng 1 tháng. Cung cấp Kali vào mùa Thu để cây có sức đề kháng tốt hơn. Bón phân lân khi mùa Xuân đến để kích thích cây ra hoa. Thay chậu Cứ 2 năm 1 lần hoặc khi thấy cây hoa Lài có dấu hiệu thiếu sức sống, bạn nên đổi chậu và thay đất mới giàu dinh dưỡng hơn để cây tiếp tục phát triển. Khi đổi chậu và thay đất, bạn nên tỉa bỏ bớt rễ dài, rễ già để làm gọn bộ rễ cho cây. Sau đó mới làm đất mới rồi trồng lại. Việc này nên được tiến hành vào đầu mùa Xuân. Chăm sóc tốt cây sẽ khỏe mạnh, nở nhiều hoa Chăm sóc tốt cây sẽ khỏe mạnh, nở nhiều hoa Ý nghĩa phong thủy Theo quan niệm phong thủy, ngoài việc cân bằng Ngũ Hành, mọi vật đều có âm dương, cây cỏ cũng vậy. Cây hoa Lài có lá mọc hướng lên thuộc tính dương nên được cho là loài cây đem lại tài lộc, thịnh vượng cho chủ nhân. Trồng loài hoa Lài sẽ giúp thu hút năng lượng tích cực, đem lại tiền tài, vinh hoa, cải thiện các mối quan hệ và xua đi những điều xấu. Hương thơm của hoa cũng mang lại những điều tích cực cho cuộc sống. Một số công dụng của cây hoa Lài đối với sức khỏe Có lẽ bạn đã nghe nhắc đến trà Lài đúng không? Nó được làm từ những bông hoa này đấy. Dùng trà Lài thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự hình thành các mô mỡ thừa, giúp giảm cân, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, đột quỵ,… Ngoài ra, hợp chất Methyl Jasmonate và Cis – jasmine trong hoa Lài còn được nghiên cứu chứng minh có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu đường và ngăn ngừa một số loại ung thư. Một số công dụng khác của hoa và lá loài cây này là thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức đề kháng, chữa đau nhức khớp,… Trồng cây hoa Lài trong khuôn viên sân vườn nhà còn giúp thư giãn, đẩy lùi khó chịu, stress và tăng cường sự tập trung. Trà Lài rất tốt cho sức khỏe Trà Lài rất tốt cho sức khỏe Lời kết “Hoa nhài e lệ nở về đêm Hương thơm nhè nhẹ bay quanh thềm Bình minh thức dậy hoa còn nở Sớm mai sương đọng cánh hoa mềm” Đó là cách mà thơ ca miêu tả về những bông hoa lài. Chúng thật đẹp, thật đáng yêu với những công dụng tốt cho sức khỏe và những điều tích cực trong cuộc sống. Cách trồng và chăm sóc hoa Lài cũng khá đơn giản. Nếu có thời gian và đủ điều kiện sống cho cây, bạn nên thử trồng vài cây. Việc làm này vừa để trang trí thêm cho ngôi nhà, vừa để đêm đêm nằm nghe mùi hương thơm ngào ngạt giải tỏa áp lực cuộc sống, xua tan buồn lo và khiến cuộc sống bạn trở nên thi vị hơn. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Những Điều Độc Đáo Chỉ Có Ở Trái Lý Miền Tây

Những Điều Độc Đáo Chỉ Có Ở Trái Lý 27/12/2021 Share Cây Lý hay còn gọi là mận lý vì thân lá và hoa giống như cây mận nhưng chúng lại không được trồng phổ biến.Trái Lý Miền Tây không chỉ mang hình dạng độc đáo mà còn có hương vị thơm ngon. Hiện tại, loại trái này không xuất hiện phổ biến trên thị trường nhưng nó được xem là loại trái cây gắn liền với người dân Nam Bộ. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con nhiều hơn những thông tin liên quan đến trái Lý Miền Tây, mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung chính 1 Thông tin liên quan đến cây Lý 2 Đặc điểm của cây Lý 3 Trái Lý Miền Tây có gì nổi bật? 4 Tìm hiểu về công dụng của cây Lý 5 Cách trồng và chăm sóc cây Lý 6 Phương pháp nhân giống cây mận Lý Thông tin liên quan đến cây Lý Tên Cây: cây lý Tên gọi khác: Lý , cây mận lý, lê, roi hoa vàng, doi hoa vàng, gioi hoa vàng, mận hoa vàng, bồ đào, Rose apple Tên khoa học: Syzygium jambos Họ: Myrtaceae (sim- đào kim nương) Kích thước tại vườn: cao 2m-3m Đơn vị tính:cây Cây Lý hay còn gọi là mận lý vì thân lá và hoa giống như cây mận nhưng chúng lại không được trồng phổ biến. Ngày nay cây tập trung nhiều ở Miền Tây Nam Bộ. Cây mận Lý hiện nay tập trung nhiều ở vùng Miền Tây Nam Bộ Cây mận Lý hiện nay tập trung nhiều ở vùng Miền Tây Nam Bộ Đặc điểm của cây Lý + Cây lý thuộc thân gỗ lớn, sống lâu năm. Cao khoảng 3m-5m. Phân nhiều cành nhánh + Ở khu vực Miền Tây nhiều người trồng để hái trái sử dụng thay thế cây mận. Nơi đây được xem như là vương quốc của cây Lý + Lá dài hình giáo nhỏ nhọn tại đỉnh, bầu tròn gần cuống. Vành mép nguyên, phiến to màu xanh lục đậm, đường gân hiện rõ. Nhìn chung lớn hơn lá của cây mận + Hoa chùm màu trắng tinh có mùi thơm nhẹ, nhị hoa nhỏ tập trung nhiều trên đài, khi rụng sẽ đậu quả
Trái Lý Miền Tây có gì nổi bật? Quả hình cầu tròn nhỏ hơn quả mận,có núm hình chuông trông giống như trái lựu, nhưng trái ngọt và rất thơm, tương tự trái mận thịt thơm mỏng cơm hơn nên còn được gọi là Rose apple. Cơm mềm và xốp , giai đoạn đậu trái từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. So với cây mận thì lý lâu ra trái hơn, đậu trái ít và khó bảo quản hơn, đây cũng là lý do mà cây lý ít được trồng trên thị trường. Lúc còn nhỏ quả có màu trắng xanh, khi chuyển chuyển màu vàng nhạt. hương thơm cực kỳ, bên trong có hạt nâu đen, có thể sử dụng để gieo trồng. Trái Lý miền Tây về cơ bản hình dáng rất giống với trái mận nên được gọi là quả mận Lý Trái Lý miền Tây về cơ bản hình dáng rất giống với trái mận nên được gọi là quả mận Lý Tìm hiểu về công dụng của cây Lý + Cây lý thuộc nhóm cây ăn trái hiếm (vì ít người trồng, và quả không bày bán trên thị trường) có nhiều giá trị cho cuộc sống. + Có thể trồng trước nhà, sân vườn để tạo bóng mát, làm cảnh + Trồng được trong chậu kiểng, sử dụng cây lâu năm tạo dáng bonsai kiểng cổ + Trái ăn được, vị ngọt thanh, cảm giác dễ chịu tốt cho sức khỏe + Ngoài ra quả lý được dùng làm thuốc chữa bệnh về đường ruột Cách trồng và chăm sóc cây Lý Cây lý nên trồng trước nhà, ngoài vườn rộng nơi có nhiều ánh sáng và không gian thoáng. Tương tự như những cây ăn quả khi trồng lý phải đào hố sâu, đắp mô cao, trồng nơi khô ráo. Phải có cọc chống giai đoạn đầu cho cây + Ánh sáng: Cây cần hưởng ánh sáng tự nhiên liên tục. không chịu râm mát. Khi có đủ ánh sáng cây sẽ mau ra hoa kết trái, quả to và chất lượng hơn + Đất: Sử dụng đất thịt phù sa, đất pha cát hoặc đất dinh dưỡng trộn sẵn để trồng cây. Những cây trồng trong chậu cần dùng đất chất lượng hơn, có độ dày dinh dưỡng + Nước tưới: Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và tùy vào thời tiết mà có chế độ tưới phù hợp. Vào mùa nắng và giai đoạn mới trồng cây nên tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Vào mùa mưa có thể ngưng tưới nước, không nên dùng nước nhiễm mặn, nhiễm phèn để tưới cho cây + Phân bón: Dùng phân NPK, phân đạm, hoặc phân chuồng hoai để trồng cây. Cây Lý không yêu cầu quá cao về điều kiện chăm sóc và môi trường sống Cây Lý không yêu cầu quá cao về điều kiện chăm sóc và môi trường sống Phương pháp nhân giống cây mận Lý Cây lý được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành, phương pháp chiết cành sẽ mang lại hiệu quả hơn, nhanh cho quả hơn rất nhiều. Bài viết này phần nào đã giúp bạn hiểu thêm về trái Lý Miền tây cũng như những thông tin về loại cây ăn quả này. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác về nông nghiệp, bạn đừng quên nhấn theo dõi bonsaitravinh 0989840841

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

CÂY SỘP LÀ GÌ?

CÂY SỘP LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA CÂY SỘP BONSAI 25/12/2021 Nội dung bài viết
Tìm hiểu về cây sộp Đặc điểm của cây sộp Cây sộp đỏ Công dụng của cây sộp Trong đời sống: ​ Trong cảnh quan: Trong y học: Ý Nghĩa Của Cây Sộp Bonsai trong phong thủy:​ Cây sộp là một loại cây cảnh khá phổ biến ở Việt Nam. Ngày xưa, chúng ta thường bắt gặp cây sộp lớn tạo bóng mát ở các vùng ven thành phố hoặc nông thôn. Hiện nay, không ít người dùng cây sộp kiểng hoặc cây sộp bonsai để làm cây cảnh trong nhà hoặc ngoài trời. Hãy cùng Công ty cây xanh Hata tìm hiểu về cây sộp và ý nghĩa của nó nhé. Tìm hiểu về cây sộp Đặc điểm của cây sộp Cây Sộp hay còn gọi là cây đa sộp, cây vảy ốc, cây trâu cổ (có tên khoa học là: Ficus subpisocarpa) là một loài thực vật có hoa trong họ dâu tằm. Là loại cây có thân gỗ cao khoảng 5-6m, có cây mọc cao đến 10-15m. Thân cây có da sù sì, nhiều cành nhánh mọc nhiều hướng. Toàn thân cây có nhựa mủ trắng, tại các cành có rễ bám thì lá nhỏ, không cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc nên mới có tên gọi là cây vảy ốc. Lá ở các cành nhánh không rễ bám, mọc tự do thì lớn hơn, có cuống dài, mặt lá ráp, chỉ ở các cành này mới có hoa và quả. Hoa đẹp bao kín dạng quả vả, quả sung, khi già có màu đỏ. Cây thường ra hoa vào các tháng từ 5 – 10 hàng năm. Cây cũng dễ trồng, chăm sóc, nhân giống dễ dàng từ hạt và giâm cành, dễ uốn tỉa. Cây có sức tái sinh rất mãnh liệt nên được các nghệ nhân cây cảnh sử dụng để tạo những tác phẩm giá trị với nhiều phương thức tạo hình phong phú như bonsai, trồng tiểu cảnh,… cây sộp
Cây Sộp là cây có sức sống mạnh, cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Cây thích hợp với đất giàu dinh dưỡng, có độ ẩm và thoát nước tốt, tuy nhiên Sộp cũng là loài chịu hạn giỏi, không kén đất trồng. Cây cũng dễ trồng, chăm sóc, nhân giống dễ dàng từ hạt và giâm cành, dễ uốn tỉa và có sức tái sinh rất mãnh liệt. Sộp là 1 trong 4 loài cây tứ trụ sống lâu năm nhất và được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Trong đó, cây Sộp được xem là một loài cây thuộc hàng quý phái, sang trọng và đại diện cho trường thọ. Nhờ điều này, cộng thêm sức sống mãnh liệt, nên cây được sử dụng làm các loại hình cây cảnh như: tiểu cảnh, bon sai, hay tạo cảnh quan cho các công trình, đô thị,.. rất nhiều. Có 2 loại cây sộp chính: sộp lá lớn (sộp trâu) và sộp lá nhỏ (sộp sẻ). Cây sộp có sức sống mạnh, ưa nước, chịu hạn, không kén đất. Cây thường được nuôi trồng tạo dáng cây bonsai đẹp và có giá trị. cay-sop-canh Cây sộp đỏ Cây sộp đọt đỏ còn có các tên khác như trâu cổ, vảy ốc, một số nơi còn gọi là cây túc. Đối với giới chơi cây cảnh, đặc điểm hấp dẫn nhất của cây sộp - đặc biệt đối với loài sộp lá lớn - là sự đổi màu kỳ diệu của lá. Khi lá già, người ta lặt bỏ hết toàn bộ bộ lá (sau khi bón nhiều phân bồi dưỡng cho cây). Tùy theo thời tiết, sau đó khoảng 10 ngày (nếu mùa nắng) và dài hơn vài ngày (nếu là mùa lạnh), từ bộ khung trụi lá, cây sẽ bung ra hàng loạt đọt non màu đỏ chót, ngoạn mục. Lợi dụng đặc điểm này, đối với người chơi cây sộp đỏ, để đón mừng các sự kiện trọng đại (Tết Nguyên đán, Sinh nhật, cưới, hỏi…), người ta thường canh thời gian để lặt lá cho cây sộp. Mục đích là ngay thời điểm diễn ra sự kiện là lúc cây sộp bung đọt, trình diễn một cách rất ấn tượng bộ lá của mình. Kể từ sau ngày bung đọt, đọt non của sộp sẽ chuyển dần từ màu đỏ tím, đỏ tươi rồi dần sang màu xanh lá. Đó là một trong những đặc tính quý của loài sộp, là lý do khiến nhiều người say mê chơi sộp. cay-sop-do Công dụng của cây sộp Trong đời sống: ​ ​Cây sộp là một trong những loại cây lớn, cổ thụ, góp 1 phần vào vai trò làm lá phổi xanh của thành phố. Cây giúp lọc các chất độc hại, bụi bẩn trong không khí, hạn chế bớt ảnh hưởng của mưa to, gió lớn. Cây cao lớn, tạo bóng mát để cư dân, trẻ em có khu vực để vui chơi, tụ họp. Cây sộp kiểng, cây sộp bonsai giúp các hộ gia đình có thể kiếm thêm thu nhập. Trong cảnh quan: ​Cây sộp được các nghệ nhân cây cảnh sử dụng để tạo những tác phẩm giá trị với nhiều phương thức tạo hình phong phú như bonsai, trồng tiểu cảnh,… Nhờ tính chất cao to, bóng mát, lá xanh nên cây thường được trồng làm cảnh hoặc trồng làm cây bóng mát sân vườn, tạo cảnh quan cho đường phố, khu đô thị, công viên, khuôn viên công trình,... cây sộp Trong y học: Theo đông y, cây sộp là loại giàu dược tính nên người xưa đã biết sử dụng làm thuốc chữa trị được nhiều bệnh chủ yếu là các chứng như liệt dương, đau lưng, kinh nguyệt không đều, ung nhọt... Quả của cây sộp có vị ngọt, tính mát, tác dụng tráng dương, cố tinh, lợi thấp, thông sữa nên đã được sử dụng làm thuốc bổ, chữa trị di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, thoát giang (lòi dom), tắc tia sữa, đái ra dưỡng chấp... Thân (dây) và rễ cây sộp vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc, dùng chữa phong thấp, tê mỏi, sang độc, ung nhọt, kinh nguyệt không đều. Lá cây sộp vị hơi chua chát, tính mát, cũng có tác dụng tiêu thũng, giải độc, được sử dụng để chữa viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, ngã, tổn thương, mụn nhọt, ngứa lở... cây sộp làm thuốc
Ý Nghĩa Của Cây Sộp Bonsai trong phong thủy:​ Được xếp tên trong bộ cây ” Tứ Trụ: Sanh – Si – Sộp – Đề”, Cây Sộp được xem là giống cây quý và có ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ.​ Do đó, nhiều người khi trồng loại cây này, ngoài vẻ đẹp sang trọng, quý phái, còn mong có thể mang đến bình an, phú quý và sự trường thọ cho người trong gia đình Ngoài ra cây sộp đỏ, là màu mang lại cát tường cát lợi, thường được dân sành cây cảnh trưng trong các dịp lễ tết lớn, với cầu mong đem lại phú quý, thịnh vượng cho gia đình. Xem thêm: Cây tùng bách tán hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy của cây tùng bách tán cây sộp bonsai Vậy là chúng ta đã biết được công dụng của cây sộp và ý nghĩa phong thủy thật sự của cây sộp bonsai. Nếu bạn có nhu cầu mua cây hoặc có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé. Công ty cây xanh Trà Vinh chuyên cung cấp các dịch vụ trồng và bảo dưỡng, chăm sóc cây xanh,... uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc. Ngoài ra, chúng tôi còn là đơn vị cung cấp các loại cây cảnh trong nhà, cây công trình,... với giá cả phải chăng, uy tín tại Trà Vinh ĐT : 0989.840.841

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

Cây mai vàng

Cây mai vàng là cây lâu năm, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Hoa mai vàng nở thắm tươi vào mỗi độ xuân về vì vậy nó tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam Việt Nam.
Một cây mai vàng trong khuôn viên miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 - 18 cánh, gọi là "mai núi". Ở Tây Nguyên, mai núi phân bố khá phổ biến. Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng, mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là "mai chủy". Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là "mai động". Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là "mai sẻ". Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh...[2]. Xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ còn phải nhắc đến "mai chùm gởi". Loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dày, hoa nở san sát vào nhau, tạo thành chùm. Người ta gọi loài này là "mai tỳ bà" hay "mai vương"[2]. Hiện nay ở vùng Nam Bộ có rất nhiều giống mai[5] Một cây mai vàng Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra. Song, ở Việt Nam lại có loài mai vàng năm cánh hương thơm đậm hơn hẳn những loài mai khác nên được gọi là "mai hương". Nó còn tên khác là "mai thơm" (thường được trồng ở Bến Tre) tại miền Nam hay "mai ngự" (mọc khá nhiều ở Huế) ngoài miền Trung"[2]. Riêng loài mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là "mai châu" (đọc trại từ "trâu" thành "châu"). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là "mai cánh nhọn"[2]. Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, những cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây liễu nên được gọi là "mai liễu". Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là "mai rừng Cà Ná". Ngoài ra, còn có loài mai thân rất nặng (nặng gấp rưỡi thân cây mai bình thường) gọi là "mai đá" hay "mai Vĩnh Hảo". Loài này thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn[6]. Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh, cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang. Ở miền Trung thường chuộng dòng mai Huế và mai Bình Định để chưng Tết, mai Huế có giá trị và được chuộng hơn, gốc đẹp hơn, chưng được nhiều năm hơn. Mai huế có lá dày hơn, thẫm màu hơn, thuần một màu trong khi mai Bình Định lá mỏng hơn, thon kim hơn, có thể có màu nâu sẫm nhưng mai Bình Định thông dụng hơn vì giá cả vừa phải. Mai Huế hay còn gọi là mai Ngự danh với xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố Đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự, mai vàng xứ Huế phải là mai năm cánh[7], hiếm hoi lắm mới có cây mọc nhiều cánh. Hoa mai Huế không có lá màu đỏ như hồng diệp mai của vùng Trung Trung bộ hay nhiều cánh như hoa mai của miền Nam mà mai Huế chỉ năm cánh và lá xanh, đặc biệt màu vàng đẹp[8]. Mai miền Bắc mới được người chơi sưu tầm khoảng 10-15 năm trở lại đây- tập trung chủ yếu vùng Uông Bí - Đông Triều - Quảng Ninh, là giống mai vàng năm cánh hở, bông to có mùi thơm nhẹ, đọt xanh. Tạm thời phân làm hai loại là mai lá to và mai rụt, mai lá to khi bung vỏ bọc chùm hoa (vỏ trấu) ra các nụ hoa lần lượt nở theo thứ tự, cành dài mảnh thưa hơn mai rụt nhưng lúc bung vỏ trấu (bung lụa) đồng thời lộc phát triển che lấp khoảng trống thật hài hòa. Dòng mai rụt thì cành ngắn, mập mạp, dày cành, dày hoa hơn, hoa không nằm trong bọc (vỏ trấu) mà phát triển luôn thành trùm nụ theo thứ tự,lộc phát triển muộn hơn (khi nụ to và điểm hoa lộc còn chưa bung lá) - nhìn cành mai dày đặc nụ và nụ với cành cây mập mạp rụt rịt đan xen thật là khác biệt.Tạo nên sự đồng ắm cho gia đình và cả nước Nuôi trồng Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai chín mẩy,ngâm nước rồi đem gieo vào đất ẩm(có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn). Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy, cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm. Để có một chậu hoa đẹp, ta nên thường chú ý cắt nhánh, uốn cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc,đậm chất triết lý Á Đông. Để mai ra hoa đúng mồng 1 Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày.

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

CÂY SI BÚP ĐỎ

Cây Si là một trong bốn loài cây trong bộ cây tứ trụ có tuổi thọ cao nhất và được trồng nhiều ở nước ta. Không những là cây xanh có bóng mát tuyệt vời thu hút người chiêm ngưỡng bởi dáng cây đẹp, tán xòe rộng, nhiều rễ phụ mọc từ cành nhánh nhỏ buông rủ xuống đung đưa trong gió tạo nét đẹp nhẹ nhàng, bình dị mà cây Si rất gần gũi và ưa chuộng trồng phổ biến làm cây xanh đô thị, tiểu cảnh sân vườn, cây cảnh bonsai ở nước ta. cay-si Hình ảnh Cây Si cổ thụ Giới thiệu cây Si Cây Si hay còn được gọi là cây Gừa, cây Cừa. Thuộc họ thực vật Dâu Tằm. Cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Ở nước ta cây mọc hoang ven bờ sông, kênh rạch nhưng hiện nay nó được trồng nhiều làm cây xanh trang trí cảnh quan, hoặc trồng trong chậu tạo dáng bonsai đẹp mắt. Xem thêm về cây Sấu Tại đây
Đặc điểm hình thái của cây Si Si là loài thân gỗ lớn, cao. Cây trưởng thành có thể đến 20 – 25m. Phân cành và nhánh nhỏ nhiều, có rễ phụ mọc ra từ thân và cành. Các rễ phụ này phát triển rất dài theo thời gian đâm xuống đất với mục đích hút nước và chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây. Sau khi đâm xuống đất các rễ phụ này càng to, mập, xù xì nhìn như những thân cây nhỏ. re-phu-cay-si Hình ảnh những chiếc rễ phụ to như những thân cây nhỏ Lá Si màu xanh bóng hình bầu dục, phiến lá dày. Quả Si dạng quả Sung nhỏ thường ra ở các nách lá đầu cành. Quả non có màu xanh khi chín có màu hồng và lúc chín già chuyển màu tím đen. Cây thường cho quả vào mùa hè. la-qua-si Hình ảnh lá và quả Cây Si
Đặc điểm sinh trưởng của cây Si Cây Si là cây ưa ánh sáng, phù hợp với điều kiện khi hậu nóng ẩm. Cây chịu hạn, chịu lạnh kém và có tốc độ sinh trưởng tốt. Ý nghĩa phong thủy của cây Si Trong phong thủy, Si được xếp vào bộ Tứ Linh ” Đa – Sung – Sanh – Si”. Nó được xem là cây mang lại may mắn, cát tường, sinh khí tươi tốt cho ngôi nhà, văn phòng. Có nên trồng cây Si trước cửa nhà? Câu trả lời là không nhé. Mặc dù là cây xanh mang ý nghĩa tốt nhưng nếu trồng vị trí không phù hợp cây sẽ phản phong thủy mà mang điều không tốt. Theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, Si có tán lá rộng, xòe to nếu trồng trước cửa nhà cây sẽ che chắn, ngăn chặn đáng kể lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào ngôi nhà. Điều này là điều kiêng kị trong phong thủy ” âm khí thịnh – dương khí suy”. Nó rất là không tốt với công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, trồng cây Si trước cửa nhà là không nên bạn nhé! Tác dụng của cây Si Cây Si được trồng nhiều trên đường phố, trong công viên, khuôn viên sân vườn,… Với dáng cây lạ, tán rộng cây không những cho bóng mát tuyệt vời mà nó còn mang lại không gian xanh mát mẻ, bầu không khí trong lành, thoải mái hơn. cay-si-co-thu Hình ảnh Cây Si cổ thụ trong công viên Cây Si còn được trồng làm tiểu cảnh trang trí sân vườn, trồng trong chậu tạo các dáng bon sai đẹp mắt. Cây dễ tạo các dáng bonsai thu hút vì vậy nó được rất nhiều người yêu bonsai tìm mua và tùy vào sở thích của mỗi người mà cây có định giá khác nhau. Si đang là loại cây xanh đem lại giá trị kinh tế cao. Cây Si còn là một trong những loài cây tâm linh thường được trồng nhiều trong đình, chùa. si-bon-sai Hình ảnh chậu Si bonsai Cây Si còn sử dụng trồng trong các thiết kế hòn non bộ hoặc trồng ven hồ. Với bộ rễ to khỏe nó là một trong những cây chống sạt lở đất tốt. Ngoài ra Si còn có được làm thuốc chữa bệnh. Nó có thể chữa các bệnh như tiêu viêm, lợi tiểu, ho, sốt, lỵ… Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Si Cây Si thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành và giâm cành. Nhưng chủ yếu là giâm cành vì nó đơn giản mà hiệu quả cao. Ta tiến hành chọn cành phát triển đều dài khoảng 60cm sau đó cắt đoạn cành giâm gần phía ngọn dài 20- 30cm. Cắt chéo, rồi giâm vào bầu chứ đất + phân chuồng hoại mục. Giâm cành sâu khoảng 4-5 cm so với mặt đất và bổ sung nước hợp lý để cành ra rễ, phát triển thành cây mới. si-bon-sai Một trong nhiều dáng Si Bonsai tại vườn ươm của chúng tôi Cách trồng cây Si Chọn kích thước hố trồng, chậu trồng hợp lý với kích thước bầu cây trồng và thoát nước tốt. Đất trồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Với đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng ta nên bổ sung thêm phân hữu cơ, trùn quế, phân chuồng hoại mục. Khi trồng cây ta nên trồng nông, sâu khoảng 10cm so với mặt đất và tưới nước nhẹ nhàng cho cây sau khi trồng tránh làm trơ rễ cây. Cách chăm sóc cây Si Khi cây phục hồi phát triển có thể tạo dáng bonsai theo ý thích. Định kỳ bón phân NPk 2 lần/ tháng. Lượng phân bón phù hợp vào kích thước cây to và nhỏ. Tưới nước hàng ngày cho cây 1 – 2 lần vào sáng hoặc chiều tối. Vì cây có nhiều rễ phụ nên ta cũng nên thường xuyên cắt tỉa rễ phụ sâu, mục và các cành khô, dáng xấu để cây luôn bắt mắt thu hút người nhìn. Cách phòng trị bệnh cho cây Si Cây Si là một giống cây phát triển tốt ít bị sâu bệnh. Cây chỉ hay bị bệnh quăn lá. Với bệnh này, bạn cần chú ý kiểm tra và loại bỏ những cành bị bệnh là cây sẽ phục hồi và phát triển đẹp mà không cần phun thuốc. Mua cây Si ở đâu? cay-si-cong-trinh Hình ảnh cây Si công trình tại vườm ươm của chúng tôi Hiện tại vườm ươm của chúng tôi có sẵn rất nhiều cây Si công trình với đủ kích thước và số lượng lớn phục vụ các công trình của bạn. Cây Si bonsai với nhiều dáng bắt mắt, thu hút cũng là thế mạnh của caydothi.com.vn. Nếu bạn có nhu cầu mua cây xin liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những cây giống đạt chất lượng, phù hợp với yêu cầu của bạn.
Mọi chi tiết về giá Cây Si cùng các dịch vụ xin vui lòng liên hệ. 0989840841

Cây Mẫu Đơn Ta

Cây Mẫu Đơn Ta
Cây mẫu đơn ta thuộc cây cho hoa đẹp đến diệu kỳ, cây không chỉ tượng trưng cho sự giàu có, sự thình vượng và sắc đẹp mà nó còn tượng trưng cho những cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Tên khác: Cây long thuyền hoa, nam mẫu đơn, cây trang. Tên khoa học: Ixora coccinea Thuộc họ: Thiến thảo (Rubiaceae) Phân loại: mẫu đơn hoa đỏ, mẫu đơn hoa trắng , mẫu đơn hoa vàng, mẫu đơn hoa hồng, có loại lá to, loại lá trung. cây mẫu đơn taCây mẫu đơn hoa đỏ cây mẫu đơn hoa vàng Cây mẫu đơn hoa vàng Nguồn gốc Cây mẫu đơn ta có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây tạng. Thuộc loài cây được biết đến từ rất sớm, cách đây hàng 4000 năm trước. Đặc điểm cây hoa mẫu đơn ta cây trang ta
Cây mẫu đơn ta trồng chậu Thân: Thuộc cây nhỏ và thường mọc thành khóm, thân nhiều cành nhẵn, cây có thể cao đến 4 m. Lá: Phần lá mọc đối, không có cuống, phiến lá láng, có hình bầu dục, hai đầu lá nhọn, dài từ 5 đến 10 cm, rộng từ 3- 5 cm. Hoa: phần hoa nhỏ, dài, có màu đỏ, trắng hoặc vàng, hoa mọc thành từng chùm xim ở đầu cành. Cây mẫu đơn là loài ưa nhiều ánh sáng, không ưa bóng râm, sợ tối tăm, sợ úng nhưng chịu hạn chịu rét rất tốt. Cây thích hợp với những mẫu đất màu mỡ, mềm, thoát nước và không thích hợp với loại đất mặn. Mẫu đơn thường bị mẫn cảm với nhiệt độ của đất và nhiệt độ ngoài trời. thích hợp với những nơi có địa thế cao ráo, tầng đất sâu dày và thoát nước tốt. Cây rất sợ úng vào mùa hè, mưa to sẽ làm cho gốc không thoát kịp nước sẽ làm nóng chết dễ mặc dù thời gian ngắn cây vẫn bị ảnh hưởng. Tác dụng cây hoa mẫu đơn ta - Cây được trồng để làm cảnh quan công trình, đường phố, khu biệt thự nhà vườn, cây có nét đẹp cổ xưa. - Vỏ rễ cây mẫu đơn ta phơi khô để làm thuốc lợi tiểu chữa đái đục, sốt, đau nhức và lỵ, đau kinh, bệnh gan, dị ứng, bệnh có co giật, chuột rút cơ bắp chân… - Hoa dùng chữa lỵ…. Phương pháp trồng cây hoa mẫu đơn ta Thời vụ trồng quanh năm và có thể trồng trên chậu. Thời vụ trồng tốt nhất là tháng 2 -10. Được trồng vào cuối thu hoặc đầu đông. - Cây được nhân giống bằng cách dâm cành hoặc chiết. - Làm đất tơi xốp để trồng. - Đào hố sâu và rộng hơn bầu 20-30cm. Khi trồng cần chú ý để rễ trải rộng đều trong hố. Sau khi trồng nén đất nhẹ, trong 1 tháng đầu tưới nước đủ ẩm, không tưới phân. Trường hợp trồng cây mẫu đơn ta vào chậu ta cần chọn chậu sành có đường kính trên 50cm, sâu từ 60 đến 70cm tùy vào cây to hay bé. Mùa trồng chậu thích hợp vào tháng 9, tháng 10. Cách chăm sóc cây hoa mẫu đơn - Nắm vững cách tưới phân theo từng đợt: + Đợt 1: Tưới trong giai đoạn này chồi xuân + Đợt 2: Tưới trong giai đoạn ra hoa được 1 tháng. + Đợt 3: Sau khi ra hoa tưới trong vòng nửa tháng. + Đợt 4: Tưới vào mùa đông, bón phân hữu cơ để cải thiện kết cấu đất. Lượng tưới tùy thuộc vào cây tốt hay xấu. - Trong 3 đợt đầu tưới phân NPK. Bón phân thường xuyên các loại phân như: Phân chuồng, phân bắc, khô dầu. Tùy vào mỗi điều kiện khác nhau. - Mùa xuân cần xới đất làm cỏ, sau mỗi lần mưa phải tiến hành xới đất, nhỏ cỏ. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá nắng cần có biện pháp giảm đi nhiệt độ bằng cách làm mái che phủ cho cây. Vì cây ưa ánh sáng nên che vừa phải buổi tối cần dỡ ra để đề phòng trường hợp rụng lá. - Cây mẫu đơn chưa trưởng thành thì cần nhiều nước, nên tưới cho cây mẫu đơn ta vào mỗi sáng sớm và buổi chiều. Khi cây trưởng thành thì cần lượng tưới ít hơn. Có thể 1 – 2 ngày mới tưới một lần. - cần cắt hết hoa khi hoa đã tàn để cây ra lộc mới. - Cần tỉa cành, ngắt lá khô mỗi khi trời mưa xuống, tránh tình trạng lá rơi xuống gốc cây sẽ bị giữ nước, sẽ làm hỏng rễ cây, hoặc những cành khô không được tỉa sẽ mang lại mầm bệnh cho cây. MỘT SỐ CÂY MẪU ĐƠN TẠI VƯỜN

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

CÁCH TỈA MAI VÀNG ĐỂ TỰ TẠO THẾ BONSAI TUYỆT ĐẸP

CÁCH TỈA MAI VÀNG ĐỂ TỰ TẠO THẾ BONSAI TUYỆT ĐẸP
Khi trồng mai vàng để chơi kiểng, bạn cần phải thành thạo các kỹ thuật tỉa sửa như căng kéo, cắt tỉa uốn nắn, neo, cảo, quấn dây đồng, đục, khoét, làm lão hóa… để tạo ra một cây bonsai có tư thế đẹp và giá trị. Cùng với đào hay quất thì mai vàng là một trong những loại hoa đang rất được ưa chuộng mỗi dịp Tết đến xuân về. Không những thế, nhiều người còn có sở thích trồng mai như một loại cây cảnh để chơi bonsai nữa. Tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm được những kỹ thuật chăm sóc và cách tỉa mai vàng sao cho đẹp nhất. Hãy cùng tìm hiểu về cách tỉa, uốn, sửa cây mai kiểng để tạo nên giá trị cho cây. Cách tỉa mai vàng để tự tạo thế bonsai tuyệt đẹp 1. Cách tỉa sửa rễ cho cây mai vàng Có thể nói, tỉa sửa rễ là khâu quan trọng nhưng khó khăn nhất trong quá trình tạo thế bonsai cho cây mai kiểng vì phần rễ cây thường cứng, giòn và nằm sâu dưới đất. Tuy nhiên, với mai bonsai, bộ rễ cũng phải nổi hẳn lên trên nên bạn cần phải moi rễ lên và tiến hành chỉnh sửa theo kiểu xòe ra bốn phía hay kiểu lồi lõm ngoằn ngoèo trên miệng chậu. Nếu khéo tay và có kỹ thuật hơn, bạn còn có thể tự tạo ra những bộ rễ quý có dạng hình chân thú như chân long, ly, quy, phụng vô cùng đẹp mắt và quý hiếm. 2. Cách tỉa mai vàng ở phần gốc cây Là loại cây đơn thân nên cây mai thường có gốc rất to, nhất là những cây mai được trồng lâu năm. Do đó, để đơn giản hơn trong khâu chỉnh sửa, bạn cần tiến hành cắt tỉa phần gốc này ngay từ khi cây còn nhỏ. Bằng cách cắt, gọt, đẽo, đục… bạn có thể tạo ra nhiều tư thế gốc khác nhau sao cho phù hợp với từng dáng cây, chẳng hạn như tư thế đứng hay tư thế nằm, thế nghiêng… Gốc cây mai vàng được tạo thế bonsai đẹp 3. Sửa thân cây mai kiểng như thế nào? Là bộ phận to thứ hai sau gốc, việc sửa thân cây mai kiểng cũng không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải có đủ các dụng cụ cần thiết như nòng sắt, cây nêm, cảo, dây đồng, dây kẽm… trước tiên, bạn cần phải mường tượng ra được thế uốn mà mình muốn. Sau đó dùng nòng sắt uốn theo thế đã định sẵn và dùng dây kẽm buộc ép sát thân cây mai vào nòng sắt dần dần từ gốc trở lên. Sửa thân cây mai kiểng như thế nào cho đúng? Lưu ý là trong quá trình uốn, bạn phải thực sự nhẹ tay vì thân cây rất ngắn và giòn, nếu cần thiết thì uốn từ từ trong nhiều ngày để cây thích ứng dần với hình dáng mới nhé. Cứ để lâu ngày như thế, thân cây mai kiểng sẽ dần cong theo thế uống của nòng sắt đúng như những gì mà bạn mong muốn. Nên nhớ rằng giá trị của mai bonsai phụ thuộc phần lớn vào cách tỉa mai vàng ở phần thân này đấy nhé. 4. Cách tỉa sửa cành mai sao cho đẹp Sau khi uốn thân là đến cành, vì cành mai bé hơn nhiều so với thân nên việc uốn nắn cũng dễ dàng hơn, bạn chỉ cần dùng dây đồng hoặc dây kẽm quấn ôm sát vào từng cành và nắn nó theo hình dạng mong muốn là được. Tuy nhiên, thế cành cũng cần phù hợp với thế bonsai của thân nhé, nếu không thì tổng hòa cây mai kiểng trông sẽ không được đẹp. Thế cành cũng cần phù hợp với thế bonsai của thân Theo kiểng cổ thì khi bạn uốn một tán cây ở nguyên vị trí của nó thì gọi là tàn văn, còn nếu uốn tán cây kéo từ bên này sang bên kia thì gọi là tàn võ. Với những nhánh cây lớn không thể dùng dây kẽm để uốn thế được thì bạn có thể dùng nòng sắt để nắn như khi nắn thân cây vậy nhé. 5. Tỉa lá cũng là khâu quan trọng trong cách tỉa mai vàng Với mai kiểng trồng trong chậu để chơi cảnh trong nhà thì cần phải tỉa lá cho thông thoáng. Mục đích chính của việc tỉa lá là để làm nổi lên thế bonsai của gốc, rễ, thân và cành mai. Bạn có thể dùng dụng cụ chuyên dụng cho việc cắt tỉa cây cảnh để cắt bỏ những chiếc lá xấu, lá dư thừa hay những chiếc lá chê khuất tầm nhìn vào mặt chính của cây. Tỉa lá thông thoáng để nhường tầm nhìn cho thế cây bonsai 6. Kỹ thuật làm lão hóa khi tạo thế cho mai kiểng Gốc và thân cây mai kiểng thường xù xì vì được trồng trong nhiều năm với sự ‘xếp lớp’ của những tầng vỏ đã bị lão hóa. Nếu không muốn mất nhiều thời gian chờ đợi, bạn có thể sử dụng dụng cụ đục khoét hay thậm chí là tác động bằng chất hóa học để cây nhanh chóng lão hóa hơn. Cụ thể là: - dùng dụng cụ đập dài vào thân cây ở nơi mà bạn muốn bị lão hóa, tuy nhiên không được đập kín xung quanh thân mà phải để lại một rảnh nhỏ thông suốt để cây có thể dẫn nhựa đi nuôi ‘cơ thể’ nó. - khi bị đập, cây sẽ phản ứng để chống lại và tự chữa lành vết thương của nó. Những chỗ bị dập sẽ phù lên, sần sùi tạo thành sẹo với vẻ già nua như bị lão hóa. Kỹ thuật làm lão hóa khi tạo thế bonsai cho cây mai kiểng - để kích thích cây chữa lành sẹo, bạn có thể dùng thuốc vaseline, hoặc tự chế thuốc bằng cách nấu mỡ bò với thuốc trừ nấm và thuốc ký ninh vàng. - để tạo độ bóng sáng cho những chỗ bị lão hóa, bạn sử dụng giấy nhám để đánh trơn, sau đó thoa thuốc (oxy đồng, sulfur calci, axit cittic…) là được nhé. Với cách tỉa mai vàng đơn giản trên đây, bạn có thể tự sửa thế bonsai cho cây mai của mình mà không cần phải thuê người làm Chúc bạn thành công!

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

Cây hoa mẫu đơn ,ý nghĩa hoa mẫu đơn

Cây hoa mẫu đơn ,ý nghĩa hoa mẫu đơn Cây hoa mẫu đơn là gì ? -Cây hoa mẫu đơn hay cây bông trang , là thực vật có hoa , thuộc họ Thiến Thảo . Cây hoa mẫu đơn phân bố rộng khắp các nước nhiệt đới , châu Á , Mỹ la tinh , châu Phi, và các đảo ven Thái Bình Dương. -Cây hoa mẫu đơn thường trồng thành bụi hoặc đơn lẻ , trồng làm cảnh trong công viên , bờ rào hoặc làm hàng ràng . Hoa mẫu đơn đỏ có ý nghĩa trong tín ngưỡng phật giáo Ấn Độ . Một số bài thuốc chữa bệnh cũng có thành phần là thân cây hoặc hoa mẫu đơn. Nhà thơ Đoàn Thị Điểm cũng mô tả bông hoa mẫu đơn như là hình ảnh của người mẹ , người phụ nữ với đức tính " công dung ngôn hạnh " đại diện cho 4 cánh hoa của hoa mẫu đơn.
Nguồn gốc cây hoa mẫu đơn -Phát hiện lần đầu tiên cách đây 4000 năm tại các nước như Ấn Độ , Trung Quốc , Tây Tạng . Ban đầu cây dùng làm cảnh trong các khu vườn , sau đó dùng trong tín ngưỡng tôn giáo ở Ấn Độ , là loại hoa linh thiên cho thần , phật . Sau này y học phát triển người ta còn tìm ra công dụng chữa bệnh của cây hoa mẫu đơn với công dụng giải độc , giảm đau , lỡ niệu , khu phong. Mẫu đơn phổ biến ở Việt Nam chủ yếu là màu đỏ , vàng , trắng cay hoa mau don Mua cây hoa mẫu đơn liên hệ 0966 595 401. Đặc tính sinh trưởng cây hoa mẫu đơn Đặc tính chung là cây thân gỗ nhỏ , mọc đơn lẻ hoặc thành bụi . Cao từ 1- 4m , đường kín gốc tối đa 10cm-20cm cho cây sống lâu năm. Sống chủ yếu vùng nhiệt đới , chịu hạn và chịu ún tốt . Dễ sinh trưởng và có sức sống mạnh mẽ. Rễ là cây rễ cọc bám sâu vào đất , rễ có màu vàn đất hoặc gạch cua . Rễ có tác dụng chữa bệnh . Giúp giải độc cho cơ thể Thân cao từ 1-4m , gỗ cây day và chắc , thân non có màu xanh hoặc xanh tím .Thân già xù xì và có màu xám đất . Vỏ cây cứng. Thân có thễ mọc rễ nếu giâm cành đúng cách.Thân gỗ day và dèo dễ uống nắn và tạo cảnh. Lá có dạng hình bầu dục , là mọc đối tạo cho thân có các lóng dày từ 3-8cm , gân lá cũng đối chạy xuyên dọc theo lá . Lá có các kích cỡ như lá kim , lá trung và lá to . Hoa nhiều hoa con mọc trên một đài hoa , một bông có cuốn và có 4 cánh . . Mật hoa mẫu đơn vó vị ngọt nên thường thu hút ong. Trái chính có màu nâu đỏ , hình tròn. Mỗi quả có 1 hạt. Một số hạt có màu đen , tím , tắng hoặc vàng. Hạt khi khô cứng , hạt dễ nảy mầm y nghia cay hoa mau don Ý nghĩa cây hoa mẫu đơn Ý nghĩa cây hoa mẫu đơn Trong tín ngưỡng dân gian ,tôn giáo là lễ dâng lên thần phật, một số tôn giáo miền Nam Việt Nam hay dùng hoa mẫu đơn trang trí trong các ngày lễ phật , ngày rầm . Trong văn học hoa mẫu đơn tượng trưng cho người phụ nữ với cung , dung , ngôn , hạnh . Trồng trong trang trí công viên , làm hàng rào , trồng làm bon sai trong chậu, tạo hình các cây cảnh , các con thú bằng cây Dùng làm thuốc hoa mẫu đơn nấu nước uống có tác dụng giải độc . Kinh nguyệt không điều , kiết lị , tiêu chảy . Dùng lá về rễ sắc uống ngày từ 6-12g. Các loại hoa mẫu đơn , các màu sắc hoa mẫu đơn +Mẫu đơn lá kim : lá nhỏ dài khoản 2.5cm , rộng 1-1.5cm .Lá mộc đối sang sát nhau . Thân non có màu xanh thẩm.Lá bóng nhẵn. Hình dạng cánh hoa thon dài +Mẫu đơn lá trung có chiều ngang 2-3 cm ,dày 4-5cm . Lá có gân chạy dọc , Thân lá có hính bầu dục . Loại này thì hoa có cánh hơi tròn . +Mẫu đơn lá to có là hơi tròn, rộng 3-5cm . Loài này ít phổ biến . -Nhìn chung tất cả các size lá điều có đa dạng các màu hoa, khả năng sinh trưởng giống nhau. y nghia cay hoa mau don Ý nghĩa cây hoa mẩu đơn -Các màu hoa mẫu đơn gồm có : đỏ , trắng , tím , hồng , hồng phấn , cam , vàng , vàng cam. Cách trồng và chăm có cây hoa mẫu đơn -Gieo hạt : cách này thường ít người chọn làm vì thời gian hạt nảy mầm lâu và cây lâu cho ra hoa . Hạt sẽ ủ cho lên mầm và gieo vào đất trong 3-4 tuần cây con sẽ phát triển. Khoản 3-4 tháng sẽ cho hoa. y nghia hoa mau don trang ý nghĩa hoa mẫu đơn trắng -Giâm cành : Cách này thường áp dụng rộng rãi với cây hoa mẫu đơn . Có thể giâm được cành to và nhỏ. Nếu cành to thành dùng thêm thuốc kích thích rễ cho cây mẫu đơn và giữ ẩm. Cách giâm cành là chọn cành khỏe , nếu giâm cành còn thì chọn cành dài 20-30cm .Quấn quanh cành bằng bọc nilon hoặc rơm rạ giữ ẩm cho thân. Sau đó giầm cành vào đất , chú ý giâm nơi thoán mát. Sau 1-2 tuần cành sẽ ra chồi non . Trong 2-3 tháng cây sẽ cho hoa. -Chiếc cành phương pháp này hơi khó , đòi hỏi người chiếc phải có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt . Nhưng khả năng sống và có thể chọn được cành đẹp tạo dáng. ( liên hệ 0989840841) được tư vấn . Địa chỉ bán cây hoa mẫu đơn dia chi ban cay mau don Địa chỉ bán cây mẫu đơn Bán cây hoa mẩu đơn giống : cây từ 1 năm tuổi , cao từ 15-35cm Bán bông hoa mẫu đơn cung cấp bông hoa mẫu đơn cho các shop hoa mỗi tuần. Bán gốc hoa mẫu đơn lâu năm . Liên hệ 0989840841 hoặc 0939840841 để được mua giống cây hoa mẫu đơn

Độc đáo mai nu, mai xù

Độc đáo mai nu, mai xù Cho tới nay vẫn chưa có một tài liệu nào nói về “cây nu” và “cây xù” trên một cơ sở khoa học, chỉ biết rằng đó là những loại cây quý hiếm mang tính thẩm mỹ cao...
Cây mai xù cổ thụ (dáng trực) Tôi đã từng theo chân anh Ngũ Quốc Thông, một người say mê sưu tầm cây kiểng và có cửa hàng kinh doanh cây cảnh nghệ thuật tại P. An Hoà, TP.Cần Thơ. Tuy vườn kiểng nhà anh chưa thuộc vào hàng đồ sộ, nhưng mỗi cây đều có một dáng thế kỳ thú khiến cho người xem vừa ngạc nhiên vừa say mê thích thú, đặc biệt là những cây có hình thù kỳ quái và dáng thế đa dạng, trong đó độc đáo nhất là mai nu và mai xù. Đối với anh Thông, mỗi lần sở hữu được một cây xù dù là mai vàng, mai chiếu thuỷ, nguyệt quế hoặc khế anh đều cảm thấy sung sướng như vừa tìm được một báu vật. Cho tới nay vẫn chưa có một tài liệu nào nói về “cây nu” và “cây xù” trên một cơ sở khoa học, chỉ biết rằng đó là những loại cây quý hiếm mang tính thẩm mỹ cao dành riêng cho người chơi kiểng. Theo ý kiến của các nghệ nhân cây kiểng thì mai nu là cây có thân u nần, nhiều cục to nhỏ chồng chất lên nhau hoặc nằm rải rác tạo thành những hình khối đa dạng, thoạt nhìn trông có vẻ kỳ quái và đầy ấn tượng. Còn mai xù thì hình dáng xù xì, da sần sùi, nổi nhiều gai nhỏ, đều đặn, có khi phình to cũng có khi thuôn dài, sắp xếp theo hình đơn khối hoặc đa khối, tạo cho cây thêm phần lạ lẫm và hấp dẫn. Theo quan niệm tín ngưỡng của dân gian, người tu thành tiên, thú tu thành người và cây tu thành thú nên người chơi kiểng rất thích tạo dáng hoá long, hoá hổ, hoá lân hoặc dạng 12 con giáp để gởi gấm tâm tư, tình cảm vào thế dáng và đường nét thân cành. Người xưa cũng có câu “Sơn trung tự hữu thiên niên thọ. Thế thượng nan phùng bách tuế nhân” (Trên núi ngàn năm cây vẫn có. Con người trăm tuổi rất khó tìm). Chính vì thế mà mỗi khi phát hiện được những cây dị dạng chẳng hạn như gốc rễ lâu năm ngoằn ngoèo, thân hình lồi lõm, vặn vẹo, da nổi u sần sùi, đóng rong rêu họ đều cho đó là kỳ mộc, lão mộc. Nhưng trong thiên nhiên, việc phát hiện một cây kỳ quái chẳng khác nào mò kim đáy biển nên nhiều nghệ nhân đã áp dụng kỹ thuật lão hoá bằng cách lột vỏ, đục khoét trên các phần gỗ mục hoặc các mắt, các sẹo cũ trên thân cây để tạo sẹo, vết sần, có khi còn sử dụng cả hoá chất giống như các nhà hội hoạ và điêu khắc dùng đường nét, màu sắc để mô tả cái đẹp mang dấu ấn sáng tạo tài hoa của mình. Trong quá trình tìm về cái đẹp, con người luôn luôn khám phá và hướng về cái mới, cái thiên tạo để nâng niu chăm sóc. Muốn vậy, người chơi phải có kỹ năng và kinh nghiệm làm vườn, nhất là các công đoạn cắt ghép, uốn sửa, tạo dáng nhằm lột tả hết vẻ đẹp của cây và nâng lên thành những tác phẩm hoàn chỉnh nhằm làm thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn của quần chúng.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Cây mận ( ở miền Bắc gọi là cây roi, roi hoa trắng,roi hoa đỏ, ở miền Nam gọi là mận ), tên khoa học là Syzygium samarangense, chi Trâm của họ Đào Kim Nương ( Myrtaceae ). là cây ăn quả được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở đô thị, cây mận thường được trồng để làm cảnh, lấy bóng râm vì cây có tán lá sum suê, xanh mướt quanh năm. Cây mận ( cây roi, roi hoa trắng ) luôn xanh tươi quanh năm, tán lá sum suê mang bóng mát và điều hòa nhiệt độ không khí. Cây mận có hoa màu trắng tinh khôi, quả mận thường màu đỏ hoặc trắng. Xem thông Roi hoa trắng là cây thường xanh nhiệt đới, cao đến 12 m, lá dài 10–25 cm và rộng 5–10 cm. Hoa màu trắng, đường kính 2,5 cm, có bốn cánh và nhiều nhị. Quả mọng, hình chuông, ăn được, màu trắng đến đỏ đậm, màu tía, thậm chí có giống màu đen, cây mọc hoang có quả dài 4–6 cm. Hoa và quả không chỉ mọc từ nách lá mà có thể mọc ở gần như bất kì điểm nào trên thân cây và nhánh cây. Khi quả chín, cây tiếp tục ra hoa và có thể đạt đến 700 quả mỗi cây. Roi hoa trắng là loài bản địa của Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Samoa. Hiện nay cây roi hoa trắng được trồng nhiều ở Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ và Sri Lanka. Cây mận cảnh Cây mận cảnh bonsai Cây mận là biểu tượng của vận may về tài lộc và tuổi thọ dồi dào. Mùa Xuân về làm cho nhiều mầm sống mới đâm chồi nảy lộc, hoa mận nở rộ trở thành biểu tượng cho chính những điều tốt đẹp ấy. Cây mận cảnh Cây mận cảnh bonsai Cây mận cảnh được ưa thích trồng cây sân vườn, sân nhà, cây trồng chậu làm cảnh và còn là cây công trình trồng đường phố, vỉa hè… Xem thông tin tổng hợp về cây mận theo cách gọi của từng vùng miền tại đâyhttps://www.facebook.com/bonsai.travinh.9

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Cây Bồ Đề – Ý nghĩa phong thủy

Cây Bồ Đề – loại cây cổ thụ được đặt nhiều trong các đình, chùa, miếu và cả khuôn viên gia đình dưới hình thức một cây bồ đề bonsai. Hình ảnh cây bồ đề mang ý nghĩa tâm linh to lớn và rất thiêng liêng, vừa trồng để làm bóng mát cho sân vườn, vừa là loại cây cảnh trang trí nhỏ xinh khi qua bàn tay của các nghệ nhân. Nhưng liệu cây bồ đề mọc trước nhà tốt hay xấu? Nó còn mang ý nghĩa nào khác trong phong thủy hay không. Ngay bây giờ Tiny Garden sẽ giới thiệu và giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn. Danh Mục Giới thiệu về cây Bồ Đề Ý nghĩa cây Bồ Đề trong phong thủy Cây Bồ Đề mọc trước nhà tốt hay xấu? Kỹ thuật trồng cây Bồ Đề Ánh sáng Nhiệt độ và độ ẩm Đất trồng Giới thiệu về cây Bồ Đề Cây Bồ Đề hay cây Giác Ngộ có tên khoa học là Ficus religiosa thuộc vào họ thực vật Moraceae. Là loại cây thân gỗ lớn với chiều cao có thể lên tới 30m khi được chăm sóc ở điều kiện lý tưởng.Vỏ cây có màu nâu hoặc màu nâu xám, cành phân nhiều nhánh, cọng rủ xuống tạo thành tán lá rộng và rậm rạp Lá bồ đề hình trái tim có chiều dài khoảng 2- 5 cm, cuống dài từ 6 – 10cm, màu xanh lục nổi bật màu gân màu trắng xanh có hình chân chim. Khi non là màu hơi đỏ, già chuyển sang màu xanh Hoa bồ đề màu đỏ mọc thành cụm có hình cầu nở từ tháng 2 đến cuối tháng 4. Quả bồ đề hình cầu, có đường kính 1 – 1.5cm. Khi non có màu xanh và già sẽ chuyển sang màu tím Ý nghĩa cây Bồ Đề trong phong thủy Cây Bồ Đề ngoài việc là một loại cây cảnh trang trí, vừa là cây mang lại bóng mát, thanh lọc không khí cho con người. Thì trong phong thủy cây bồ đề là biểu tượng cho sự tỉnh thức, chân lý thông suốt và sự giác ngộ. Ngoài ra, cây còn biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành, xua đuổi tà ma, tẩy uế những gì không tốt của bản thân. Về nghĩa bóng, trồng cây bồ đề giúp con người ta hướng thượng, tham gia tích công đức, phước lành cho đời này và đời sau. Cây Bồ Đề mọc trước nhà tốt hay xấu? Cây Bồ Đề là biểu tượng của sự may mắn và điều tốt lành gắn liền với những câu chuyện thiêng liêng của Đức Phật. Vì thế mà được rất nhiều hộ gia đình trồng trước nhà với mong muốn mang đến sự bình an và thuận lợi cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra Bồ Đề còn có tác dụng rất lớn trong việc làm thuốc chữa bệnh giúp ra mồ hôi, hạ sốt. Nhựa của cây còn được tận dụng để chế biến thành các loại cao su cứng, công nghiệp nước hoa. Thân cây cho loại gỗ rất tốt, ít cong vênh dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ rất đẹp. Vì vậy mà nhiều loại cây Bồ đề bonsai được uốn với nhiều hình dáng đặc biệt có giá trị lên đến hàng tỷ đồng mang lại giá trị kinh tế rất cao cho các nghệ nhân cây cảnh. Kỹ thuật trồng cây Bồ Đề Cây bồ đề là loại cây ưa sáng, có thể nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành rất đơn giản. Cây có sức sống mạnh mẽ và không đòi hỏi quá trình chăm sóc quá đặc biệt. Nhưng nếu muốn tạo ra một môi trường thuận lợi nhất để cây phát triển thì cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây: Cây bồ đề ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng rất mạnh mẽ khi hấp thu đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Vì thế mà cây thích hợp trồng ở các vị trí thoáng đãng, nhiều ánh sáng, hạn chế trồng trong bóng râm. Nếu trồng cây trong nhà thì cần thường xuyên đưa cây ra ngoài nắng từ 1 – 2 giờ để cho cây phát triển. Nhiệt độ và độ ẩm Bồ đề có khả năng chịu rét rất khỏe nhưng lại không chịu được mức nhiệt độ quá cao. Thường thì nhiệt độ giúp cây phát triển tốt nhất dao động trong khoảng 15 – 35OC Là loại cây ưa ẩm, khi cây còn non cần cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây. Tuyệt đối không để được cây héo, còn khi cây trưởng thành thì rễ cắm sâu xuống lòng đất thì không cần phải tưới quá nhiều nước vì dễ đã hấp thu nước trong lòng đất rồi. Đất trồng Nên chọn các loại đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Chọn loại đất ruộng là tốt nhất. Ngoài ra có thể trộn thêm trấu, mùn hoặc các loại phân hoai mục cung cấp cho cây. Nên thay đất 1 năm 1 lần khi trồng trong chậu để đảm bảo dinh dưỡng và không có vi khuẩn gây hại.
Cây bồ đề không những có tác dụng thanh lọc không khí mang lại không gian mát mẻ, trong lành. Không những thế các bộ phận của cây đều mang tác dụng rất lớn trong y học mà không hề làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, cây bồ đề còn là loại cây đại diện cho tâm linh, ẩn chứa nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Vì vậy, nếu không thích những loại cây cổ thụ lớn thì hãy đến với Tiny Garden để chọn lựa những chậu bồ đề bonsai nhỏ xinh mang nhiều dáng vẻ khác nhau. Để về đặt trong khuôn viên nhà vừa làm trang trí vừa giúp vượng khí và may mắn nhé.