Cách chăm sóc cây hoa giấy bonsai ra nhiều hoa
Với thời tiết và khí hậu ở Việt Nam, có rất nhiều loại cây kiểng như mẫu đơn, hoa giây, cây sanh, mai chiếu thủy, mai tứ quý… Trong đó cây hoa giấy là một trong những loại cây phổ biến và được trồng nhiều trong các hộ gia đình, công ty, khu nghỉ dưỡng… vì cây hoa giấy rất dễ trồng và chăm sóc, đồng thời cũng cho vẻ đẹp hoàn mĩ. Đặc biệt người nghệ nhân có thể lựa chọn cây hoa giấy phù hợp để uốn thành cây bonsai trang trí trong nhà rất đẹp.
Cây hoa giấy mang trong mình ý nghĩa độc đáo, mang lại cuộc sống bình yên và may mắn, cuộc sống khi nào cục rực rở như cánh hoa nở quanh năm. Là mông trong những loại cây hấp thu sát khí mạnh mẻ, giúp cho người trồng cây có một không gian thư thái, yên tĩnh. Cây hoa giấy thường hợp với tuổi thìn và mỗi loại cây hoa giấy cũng có một màu khác nhau tượng trưng cho các mệnh khác nhau.
Đặc điểm của các loại cây hoa giấy
Cây hoa giấy có tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, tên tiếng anh là Paper Flower thuốc họ thực vật là Nyctaginaceae, nằm trong bộ hoa cẩm chướng và thuộc chi hoa giấy. Hoa giấy có khá nhiều loại, có thể kể đến các loại dưới đây
Cây hoa giấy Thái Lan có cánh nhỏ, hoa đỏ rực và hoa khá lâu rụng. Cây hoa giấy Thái Lan rất dễ trồng, có thể dâm cành hoặc chiết cành. Thường trồng trong chậu hoặc trên mặt đất trước cổng nhà.
Cây hoa giấy Bougainvillea Glabra có nguồn gốc từ Brazil, cây này thường mọc leo trên tường, cổng hoặc hàng rào. Thân có nhiều cai, lá xanh bóng. Hoa chùm có màu ngã hồng và thường nở vào mùa hè. Tuy nhiên, loại cây này khá khó trồng, phải chiết cành thì mới trồng được, thích hợp trồng làm giàn, làm mái hoặc trang trí thành cổng.
Vạn Hoa Lầu là loại cây hoa giấy ra bồng màu hồng tím, có thể cho hoa màu đỏ hồng hoặc tím. Đối với những người sống chung thủy, tình cảm thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời. Cây hoa giấy Vạn Hoa Lầu có thân khá nhỏ nên thường được trồng trong chậu để trang trí hoặc uốn bonsai.
Cây hoa giấy Cao Bồi là một trong những loại hoa giấy rất đẹp, cây này có 3 màu đặc trưng là đỏ, cam và trắng nhưng đặc biệt không cần phải cắt ghép. Đặc điểm của loại này có lá tròn và nhỏ, xung quanh lá có màu trắng bạc.
Cây hoa giấy Mỹ là loại cây có dáng cây hình nấm, lá và hoa nhỏ hơn các loại ra nhưng rộ và rất nhiều. Hoa nhỏ và nở dày đặc nên rất thích hợp trồng trong các văn phòng, nơi có nhiều ánh năng chiếu qua cửa kính để trang trí và làm tăng lên vẻ sang trọng.
Hoa giấy Cẩm Thạch la loại hoa giấy có lá màu trắng xanh, thân nhỏ và nhiều tàn nhánh. Đặc biệt hoa của loại này có màu hồng trắng – hồng nhạt, có khi ngã về cam.
Cách chăm sóc cây hoa giấy bonsai
Cây hoa giấy có thể trồng ra đất hoặc trồng trong chậu.
Cây hoa giấy được trồng ra đất thì sẽ vươn cao và xanh tốt nhưng chỉ cho hoa khi thân cành già. Cây càng tốt thì khả năng ra hoa càng thấp, vì vậy khi muốn cho hoa ra đẹp thì tốt nhất nên chăm sóc cây tươi tốt sau đó làm cho điều kiện khó khăn như đất khô cằn, cho cây tiếp xúc nhiều với ánh nắng thì cây sẽ ra hoa.
Đối với cây hoa giấy được trồng trong chậu, sau mỗi đợt ra hoa nên tưới nước cho cây. Sau thời gian trồng khoảng 1 – 2, lúc đó nguồn dinh dương cung cấp cho cây trong đất đã cạn kiệt thì nên lấy cây ra, loại bỏ đất bám trên rễ sau đó cắt rễ và trồng lại. Để cây ra hoa đẹp thì nên cắt tỉa từ ½ đến 2/3 số lượng lá để kích thích cây ra hoa.
Cách trồng cây hoa giấy
B1: Trước tiên bạn nên lựa chọn nơi trồng cây cho phù hợp, một là trồng ra đất, hai là trồng trong chậu. Nếu bạn lựa chọn trồng hoa ra đất, bạn nên lựa chọn những nơi có nhiệt độ cao và nhiều ánh nắng. Nhưng nếu bạn ở nới có vùng khí hậu lạnh, thì tốt nhất bạn nên trồng hoa giấy vào chậu để khi trời trở lạnh bạn có thể đem vào nhà.
B2: Tiếp theo bạn nên tìm một chỗ có ánh năng tốt, vì hoa giấy chỉ phát triển tốt và ra hoa ở nơi nhiều ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày hoa giấy cần 5 giờ ánh nắng để phát triển mạnh.
B3: Chuẩn bị dụng cụ trồng hoa giấy bao gồm cuốc, xẻng và cào làm vườn. Ngoài ra cần chuẩn bị thêm phân chuồng, phân NPK.
B4: Chọn nơi có đất màu mỡ và có khả năng thoát nước tốt vì hoa giấy sẽ không phát triển tốt ở những nơi đất ẩm hoặc đọng nước. Hoa giấy cần đất giàu chất dinh dưỡng có tính Acid và có nồng độ pH từ 5.5 tới 6.0. Nếu quyết định trồng hoa giấy vào chậu, bạn cũng nên chọn đất có nồng độ pH phù hợp cho sự phát triển của hoa giấy.
B5: Trồng hoa giấy
Nếu trồng hoa giấy ra đất, đầu tiên đào một hố sâu bằng bộ rễ của cây, thêm vào phân bón với tỉ lệ 10 phần đất, 3 phần phân chuồng và 1 phần phân NPK để thúc đẩy sự phát triển của cây và tốc độ ra hoa. Nhấc cây hoa ra khỏi chậu, làm ướt rễ và đưa vào hố, lấp đất và tưới nước cho cây. Nếu bạn trồng hoa giấy ra đất và muốn cho bò lên rào hoặc tường, bạn nên trồng ở nơi gần đó và đừng quên chọn nơi có nồng độ pH, ánh nắng phù hợp. Khi cây lên đủ cao, bạn nên uốn cho cây quấn vào rào để làm điểm tựa và phát triển theo. Tuy nhiên, khi uốn nên nhẹ nhàng vì cây còn non rất dễ bị dập hoặc gảy.
Nếu bạn trồng hoa giấy vào chậu, điều quan trọng là bạn nên chọn chậu có nhiều lỗ thoát nước, chọn đất có nồng độ pH phù hợp và đặt nơi có nhiều ánh nắng. Lấy đất trộn đều với phân và cho vào chậu, tạo một lỗ nhỏ sao cho vừa bằng bộ rễ cây, cho cây vào, lấp đất và tưới nước.
Cách ghép hoa giấy
Mỗi loại hoa giấy chỉ cho ra một màu hoa nhất định, từ đó nhu cầu của người chơi kiểng bắt đầu bùng lên và kỹ thuật ghép được áp dụng.
B1: Trước tiên bạn cần trồng một cây bông giấy có gốc tương đối lớn, cành nhiều, hoa và lá đẹp. Sau khi có cây làm gốc để ghép, dùng cưa hoặc kéo cắt bỏ phần ngọn của cây, chỉ để lại phần thân dài không quá 1m.
B2: Sau đó đồng vào một chậu lớn, bón phân và tưới nước để đảm bảo sự phát triển của cây. Tuy nhiên, không tưới nước quá nhiều sẽ khiến cây ngập úng.
B3: Sau khoảng thời gian 1 tháng trồng trong chậu, các nhánh mới sẽ mọc ra. Bạn nên cắt bỏ và chỉ để lại những vị trí nhánh ghép thích hợp. Tiếp tục chăm sóc cây thêm 1 – 2 tháng nữa.
B4: Khi các nhánh còn lại đã lớn bằng ngòn tay út. Bạn cần tìm những cây hoa giấy có màu và lá đẹp, đặc biệt nên chọn màu theo sở thích của bạn. Vị trí ghép nên cách thân khoảng 3 – 4cm, dùng dao rạch xéo từ trên xuống dưới khoảng 1/3 gốc ghép và có chiều dài khoảng 2cm. Tiếp theo dùng dao lam vạt xéo 2 nhát ở 2 phía đối diện của cành ghép tạo thành hình nêm. Luồn phần hình nêm của cành ghép vào miệng ghép rồi dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt, cuối cùng dùng bao nilon bao lại để tránh bị vô nước và đưa cây vào chỗ mát. Sau khoảng thời gian khoảng nữa tháng, khi cành ghép đã đâm chồi mới thì tháo bao nilon.
Cách chăm sóc cây hoa giấy
Đất trồng: Đất trồng cây hoa giấy phải là đất nhiều thịt, màu mỡ, có khã năng thoát nước tốt, đất hơi có tính Acid và có nồng độ pH từ 5.5 – 6. Có thể pha với cát, trấu để tăng khã năng thoát nước vì cây hoa giấy có khã năng chịu ẩm không cao.
Phân bón: Như chúng ta biết, cây hoa giấy là cây chịu được điều kiện khắc nghiệt. Nếu được trồng trong môi trường đất nhiều chất dinh dưỡng thì không cần phải bón thêm phân. Tuy nhiên, nếu trồng trong môi trường đất nghèo chất dinh dưỡng thì nên bón thúc cho cây 2 – 3kg phân chuồng vào mùa xuân hoặc mùa thu.
Ánh sáng: Cây hoa giấy là loại cây ưa sáng, nếu không cung cấp đủ ánh sáng thì cây sẽ không ra hoa vì vậy nên cung cấp ánh sáng cho cây hoa giấy ít nhất 5 giờ mỗi ngày.
Nhiệt độ: Cây hoa giấy phát triển bình thường với nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, nếu được trồng trong khu vực lạnh thì nên giữ mát cho cây nhưng chú ý không quá 10 độ C.
Nước: Tưới nước cho cây với lượng nước vừa đủ và chú ý không tưới quá nhiều sẽ khiến cây bị ngập úng.
Lan là loài hoa xinh đẹp và tao nhã với nhiều màu sắc, hình dạng và kích thước. Có đến hơn 22.000 loài hoa lan, và cách chăm sóc có thể khác nhau tùy từng loài. Tuy nhiên, bạn có thể làm theo một số hướng dẫn đơn giản để giữ cho chúng tươi tốt và lộng lẫy, bất kể là loài lan nào.
Phần1
Tạo môi trường thuận lợi
Sử dụng chậu trồng cây có lỗ thoát nước. Điều thiết yếu khi trồng lan là chậu cây phải có các lỗ thoát nước để nước thừa chảy ra khỏi chậu. Nếu nước không thoát ra được, cây lan có thể chết vì bị thối rễ! Nếu cây lan của bạn đang được trồng trong chậu không có lỗ thoát nước, bạn cần trồng lại cây vào chậu mới.[1]
2.Lót đĩa hoặc khay hứng nước dưới đáy chậu để nước thừa khỏi chảy tràn lan ra sàn.
Tìm loại giá thể thoát nước nhanh chuyên dành để trồng hoa lan. Bạn có thể chọn giá thể làm từ vỏ cây hoặc từ rêu. Giá thể làm từ vỏ cây có độ thoát nước tốt và có khả năng chống úng, nhưng có thể bị phân hủy nhanh. Giá thể làm từ rêu giữ độ ẩm tốt hơn, nhưng bạn phải cẩn thận khi tưới, và có thể phải thay chậu thường xuyên hơn.[2]
Nếu cây lan của bạn không được trồng trong giá thể phù hợp, bạn hãy trồng lại cây để giúp lan sinh trưởng tốt.
3.Đặt chậu cây gần cửa số hướng nam hoặc hướng đông, nếu có thể. Cây lan cần ánh sáng mạnh nhưng gián tiếp để có thể phát triển tốt. Nếu có điều kiện, bạn hãy đặt chậu lan gần cửa sổ hướng nam hoặc hướng đông để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng mặt trời với cường độ thích hợp. Nếu chỉ có cửa sổ hướng tây, bạn hãy che rèm để bảo vệ cho lan khỏi cháy nắng.[3]
Cửa sổ hướng bắc có thể không cung cấp đủ ánh sáng cho cây nở hoa.
4.Duy trì nhiệt độ trong nhà khoảng 16-24 độ C. Cây lan sinh trưởng tốt trong nhiệt độ trung bình và sẽ chết khi quá lạnh. Mặc dù nhiệt độ thích hợp sẽ khác nhau tùy vào từng loài lan, nói chung bạn nên cố gắng duy trì nhiệt độ trong nhà trên 16 độ C. Vào ban ngày, nhiệt độ nên ấm hơn ban đêm khoảng 5-8 độ C.
5.Tạo điều kiện cho không khí lưu thông nhẹ. Cây lan không sống trong đất, vì vậy bạn phải tạo điều kiện cho không khí lưu thông để giữ cho rễ cây khỏe mạnh. Trong những tháng có thời tiết tốt, bạn có thể mở cửa sổ để gió nhẹ thổi vào. Nếu không, bạn hãy mở quạt trần tốc độ chậm hoặc quạt quay và không hướng thẳng vào cây để không khí khỏi bị tù đọng.[5]
Phần 6
Tưới nước, bón phân và cắt tỉa hoa lan
Tưới lan ngay trước khi cây khô. Quan trọng là bạn cần tưới cho lan dựa vào lượng nước mà cây cần sử dụng thay vì sau một số ngày nhất định. Cách vài ngày một lần, bạn hãy chọc nhẹ một hoặc hai ngón tay vào giá thể trồng cây, sau đó rút tay ra và xoa hai ngón tay vào nhau. Nếu không thấy độ ẩm giữa hai ngón tay, bạn nên tưới nhẹ cho lan bằng cách rót nước vào giá thể trồng lan và để cho ngấm nước. Vài phút sau, bạn hãy đổ nước trong đĩa hoặc khay hứng nước dưới chậu cây.[6]
Tùy vào khí hậu, độ ẩm và giá thể trồng cây, có thể bạn cần tưới lan mỗi tuần vài lần cho đến vài tuần tưới một lần.
Chậu trồng lan trong suốt có thể giúp bạn xác định liệu đã đến lúc tưới cây hay chưa – nếu thấy không còn nước ngưng tụ bên trong chậu thì tức là đã đến lúc tưới cây.
7.Phun sương cho lan hàng ngày nếu độ ẩm trong nhà bạn dưới 40%. Cây lan sinh trưởng tốt nhất trong môi trường có độ ẩm 40-60%.[7] Bạn có thể mua dụng cụ đo độ ẩm ở trung tâm làm vườn hoặc siêu thị để kiểm tra độ ẩm trong nhà. Nếu độ ẩm đo được dưới 40%, bạn hãy dùng bình xịt để phun sương nhẹ lên cây lan và giá thể trồng cây mỗi ngày một lần.[8]
Nếu độ ẩm trong nhà cao hơn 60%, bạn nên dùng máy hút ẩm trong phòng có đặt chậu lan để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.
8.Bón phân cho cây lan mỗi tháng một lần khi cây ra hoa. Dùng phân bón cân đối dạng lỏng, chẳng hạn như 10-10-10 hoặc 20-20-20. Pha một nửa nồng độ và bón cho cây mỗi tháng một lần trong thời gian cây nở hoa. Không tưới nước trong vòng vài ngày sau khi bón phân, nếu không, các chất dinh dưỡng có thể ngấm ra ngoài theo nước.[9]
Sau thời gian hoa nở, tán cây sẽ ngừng phát triển. Bạn có thể tưới và bón phân ít đi cho đến khi những chiếc lá mới bắt đầu mọc lại.
9.Cắt bỏ các cành đã ra hoa khi hoa tàn. Hoa lan không nở hoa quá một lần trên cùng một cành, ngoại trừ lan hồ điệp (Phalaenopsis). Nếu trồng lan hồ điệp, bạn hãy cắt cành hoa ngay bên trên 2 mắt dưới cùng của cành khi hoa tàn.[10] Với các loài lan có củ bẹ, bạn hãy cắt cành ngay bên trên củ bẹ.[11] Với những loài lan khác, bạn cần cắt cành càng sát xuống giá thể trong chậu càng tốt.[12]
Củ bẹ là phần thân to, dày tại gốc của từng chồi.
Luôn dùng dụng cụ đã khử trùng để cắt tỉa lan.
Phần 3
Xử lý sâu bệnh
1
Loại bỏ rệp vảy và sâu ăn bột bằng tay. Dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của rệp vảy và sâu ăn bột là lá cây dính và có mốc đen như bồ hóng. Bạn có thể dùng tay bắt tất cả sâu bọ nhìn thấy được ở mặt trên và mặt dưới lá cây, cũng như trên những cuống hoa.[13]
2
Rửa lá nhiễm sâu bọ bằng nước xà phòng. Sau khi bắt sâu bọ bằng tay, bạn hãy pha vào cốc hoặc bát một chút nước rửa bát với nước ở nhiệt độ phòng. Nhúng giẻ mềm vào dung dịch, sau đó lau nhẹ từng chiếc lá và cuống hoa. Nước xà phòng sẽ làm sạch chất nhựa dính và bồ hóng, đồng thời tiêu diệt lũ bọ còn sót.
3
Xịt thuốc trừ sâu lên cây lan nếu vấn đề vẫn còn dai dẳng. Khi đã bắt sâu bọ bằng tay và rửa lá cây mà vẫn còn thấy dấu hiệu xâm nhiễm trên cây, bạn hãy đến trung tâm làm vườn tìm mua một loại thuốc trừ sâu an toàn cho cây lan. Nhớ sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.[15]
Tiêu đề ảnh Care for Orchids Step 13
4
Cắt bỏ các mô bị bệnh. Nếu bạn phát hiện lá cây lan bị đổi màu hoặc lốm đốm (có màu kem, vàng, nâu hoặc đen), có lẽ là cây lan của bạn đã bị bệnh. Bước đầu tiên là loại bỏ càng nhiều mô nhiễm bệnh càng tốt. Dùng kéo cắt cây để cắt những chiếc lá, cành và hoa nhiễm bệnh. Nhớ khử trùng dụng cụ làm vườn trước và sau khi loại bỏ mô bệnh.[16]
Trong một số trường hợp, có lẽ tốt nhất là loại bỏ hẳn cây bị nhiễm để khỏi lây lan bệnh.
Tiêu đề ảnh Care for Orchids Step 14
5
Trị bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm bằng thuốc chống nấm hoặc thuốc diệt khuẩn. Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lan bao gồm bệnh thối nâu, thối đen và đốm nâu, với đặc điểm là các đốm đậm màu trên lá cây hoặc củ bẹ. Các bệnh nhiễm nấm thường gặp bao gồm bệnh tàn lụi và thối rễ, có biểu hiện rễ cây, củ bẹ và lá cây bị thối rữa. Sau khi cắt bỏ mô nhiễm bệnh, bạn hãy xịt thuốc chống nấm hoặc thuốc diệt khuẩn lên cây lan, tùy vào bệnh của cây.[17]
Bạn có thể tìm mua các sản phẩm này tại trung tâm làm vườn.
Lời khuyên
Nếu lá cây lan dai và nhăn nheo nhưng rễ cây mập mạp và có màu xanh hoặc trắng, có thể là bạn tưới quá ít. Ngược lại, nếu rễ cây trong tình trạng không tốt hoặc đang mất dần, có lẽ là bạn tưới quá nhiều.[18]
Cây nguyệt quế được các gia đình ưa chuộng trồng trong sân vườn, cây cảnh bonsai không chỉ màu hoa đẹp, hợp phong thủy mà còn những ứng dụng thiết thực trong đời sống.
Ở miền nam Việt Nam, cây nguyệt quế có tên chính xác là cây nguyệt quý (tên khoa học: Murraya paniculata) thuộc họ cam chanh, còn được gọi nguyệt quới (chữ “quới” là cách gọi khác của chữ “quý” của người miền Nam xưa), nguyệt quất, cửu ly hương,…
Loại cây này thường bị nhằm lẫn với cây nguyệt quế thật (tên khoa học: Laurus nobilis) có nguồn gốc từ Hy Lạp. Vòng nguyệt quế đeo cho người chiến thắng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn là vòng được kết từ lá của loại cây nguyệt quế Hy Lạp, không phải từ cây nguyệt quế ở Việt Nam như nhiều người nghĩ.
Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy
Nguyệt quế ở Việt Nam có hoa trắng hơi ngả vàng, mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm và có mùi thơm. Thân cây gỗ thẳng, nhẵn, có kích thước nhỏ. Cây trưởng thành cao từ 2 đến 8m, dáng đẹp.
Hiện nay, nguyệt quế được trồng nhiều để làm cây bonsai, cây cảnh trước nhà. Là loài cây thân gỗ nhỏ có màu vàng nhạt, gỗ nguyệt quế được sử dùng để làm đồ mỹ nghệ.
Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế trưng trong nhà giúp mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp và gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Cây còn mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi.
Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy
Không những vậy, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điều xấu đến cho gia đình.
Với mùi thơm rất đặc trưng, cây giúp cho tinh thần gia chủ thoải mái, vui tươi và tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện. Tuy nhiên, mùi thơm của cây hơi gắt, nếu ngửi gần và lâu có thể sẽ hơi nhức đầu.
Ứng dụng của cây nguyệt quế
Làm cây cảnh trang trí trong sân vườn, chậu đặt bàn làm việc, bàn học hay văn phòng. Cũng được chọn trồng trước cửa nhà để mang lại tốt lành cho gia chủ. Dù giá cây nguyệt quế cổ thụ khá cao nhưng vẫn được rất nhiều người mua về vì những ý nghĩa trên.
Trong đông y, lá cây nguyệt quế hơi giống lá ngâu, có vị chát, có tác dụng điều trị ho đờm, sưng bầm, rắn cắn, đau răng; hoa nguyệt quế chứa tinh dầu, có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa và bồi bổ p
Thời điểm tạo nụ cho hoa mai vàng cần phải chuẩn bị từ khoảng tháng 10 âm lịch. Trước hết cần chăm dưỡng cho cây thật khỏe mạnh để cây mới có sức sống ra hoa đúng thời điểm mong muốn. Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều kinh nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.
Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều kinh nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.
Ngoài ra, việc chăm bón không hợp lý, không đúng thời điểm cũng làm cây hấp thụ đạm nhiều hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng nên cây mai khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non. Hiện tượng này phá hủy dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ ra cây kết nụ. Do đó, việc tạo nụ dày đặc cho mai vàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc và bón phân. Bởi có chăm sóc đúng cách, bón phân đúng liều lượng cây mới phát triển tốt và cho nhiều nụ. Do đó, bón phân phải sớm ngay từ đầu năm. Lượng bón vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn giúp cây đẻ nhiều.
Việc hoa mai vàng ra được nhiều nụ hay không cũng phụ thuộc cả vào thời tiết nên người trồng mai vàng phải canh đúng thời điểm để ngừng sử dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch. Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút thì ta áp dụng biện pháp như chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ. Cần pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun ướt toàn bộ cây. Sau đó, dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ.
Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết cần áp dụng đồng bộ từ bón phân, tưới nước, tuốt lá. Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch, hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ ngày 7 - 10 tháng chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn, thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18 - 20 tháng chạp. Ngược lại, nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13 - 16 tháng chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4 - 6 ngày.
Lưu ý, trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2 - 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá. Nếu thời điểm tết ông Táo, quan sát thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết. Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên ngưng tưới rồi đem phơi ngoài nắng. Sau vài ngày tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm, đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu để kích thích mai nở sớm cho đúng dịp tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nylon che gốc để tránh mưa.
Nói chung, việc chăm sóc cây mai để chuẩn bị cho hoa nở đúng ngày xuân, khi gặp thời tiết hoặc khí hậu bất lợi là “không dễ ăn chút nào”. Mai đã lặt lá xong thì sợ nhất là mưa, trong nước mưa có tạp chất làm cho hoa nở rất nhanh mà không đồng loạt, cho nên sau cơn mưa thường nhà vườn phải tưới xả rửa để nút hoa trở lại bình thường. Còn một điều tối kỵ trong thời kỳ lặt lá mai, không nên dùng phân vô cơ tưới vào gốc hoặc phun lên nụ hoa, vì cây mai lúc này không còn lá nên không thể thoát nước, nó sẽ bị ngộ độc, sống èo uột và chết dần.
Trong điều kiện khí hậu thời tiết bình thường như khu vực TP.HCM, muốn hoa nở rộ cùng một đợt thì lặt lá cùng một lúc; muốn hoa nở kéo dài nhiều ngày, lớp này tàn lớp khác nở thì lặt lá xen kẽ ở các cành chừng 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày với cây mai có nhiều nụ hoa. Sau thời gian lặt lá 5 đến 7 hôm, không thấy nụ hoa bung vỏ trấu thì ta xử lý ngay, đem chậu mai để ở nơi có nhiều ánh sáng và nắng nhất và dùng phân urê, hay 1 - 2 viên Aspirin hòa 1 lít nước tưới vào gốc rồi bỏ khô một ngày sau đó tưới lại bình thường, thấy vỏ trấu trong rớt ra, trong nụ hoa có từ 1 - 7 búp hoa không lệ thuộc nụ lớn hay nhỏ, các búp hoa có màu xanh và đến ngày 23/12 âm lịch có kích cỡ nhỏ hơn hạt đậu xanh một chút là vừa, đến ngày 28/12 âm lịch có vài hoa trổ lác đác là đạt yêu cầu mong muốn cây mai nở đúng ngày xuân.
Chăm sóc cây mai trong những ngày xuân
Chăm sóc như thế nào cho cây mai vàng trong những ngày xuân? Một câu hỏi rất đơn giản nhưng thực tế ít ai không có kinh nghiệm mà làm được cây mai nở dúng ngày xuân.
Cây mai vàng là cây truyền thống với sự quyến rũ hòa hợp với cộng đồng dân tộc ta hằng lâu đời nay, do vậy từ đô thị đến làng quê xa xôi hẻo lánh, đâu đâu cũng có, nhà nhà nuôi trồng, người người sử dụng, hiện nay cây mai đã trở thành báu vật may mắn, thân thiết trong gia đình. Nhưng không ít người vẫn còn trầy trật làm sao cho hoa nở đúng ngày xuân. Có khi lặt lá rồi gặp mưa lạnh nhiều đợt kéo dài hoa nở trễ, ngược lại gặp nắng nóng nụ hoa bung ra nở tết.
Muốn hoa nở đúng ngày xuân, đễ được điều này phần lớn trước phải dựa theo kinh nghiệm của dân gian mà quyết định ngày lặt lá sao cho hợp lý và đúng lúc. Việc lặt lá mai là để chuyển toàn bộ dinh dưỡng của cây tập trung nuôi nụ hoa trog một thời gian nhất định để hoa nở theo ý muốn.
Cây mai nở được hoa đẹp nó phụ thuộc nhiều những yếu tố khách quan, cho nên ta phải can thiệp, nhất là phần về giai đoạn cuối năm mà thời thiết khí hậu nhiệt độ biến động nhiều hay ít va lập xuân sớm hay muộn cũng đều ảnh hưởng đến ký nở hoa của chúng. Vậy ta phải cần xem lịch và theo dõi dự báo khi hậu thủy văn của bộ phận tin tức khí tượng mỗi vùng. Nếu thấy trời mây quang đãng, ấm áp là tiết lâp xuân sớm thì hoa sẽ nở sớm, trời mây u ám rét buốt nhiều, lập xuân muộn thì hoa sẽ nở muộn. Đây là điều cốt lõi ta cần quan tâm, để tránh tình trạng thất vọng đành để cây mai ở lại vườn năm sau.
Vậy thì nên lặt lá vào thời điểm nào mới có hiệu nghiệm? Theo kinh nghiệm học hỏi được trong Hội sinh vật cảnh nhiều nơi, đầu tiên ta phải biết bón phân 3 tháng cuối cùng của năm. Bạn căn cứ vào 4 yếu tố sau đây để áp dụng chăm sóc cây mai trong ngày xuân.
1. Khí hậu nóng trổ nhanh, lạnh trổ chậm.
2. Nước nhiều trổ nhanh, ít trổ chậm.
3. Nút no đầy trổ nhanh, ít trổ chậm.
4. Đọt ra lá non, hoa trổ chậm và không nơ tập trung
Việc lặt lá mai ngày nào, không ai dám khẳng định trước mà phải căn cứ vào tình trạng nụ hoa nở đầy đặn hay không và còn tùy thuộc khí hậu nóng, lạnh rồi mới quyết định ngày lặt lá mai. Nụ nhỏ lặt sớm, nụ lớn lặt trễ.
Thường người ta chọn ngày 16/12 âm lịch để lặt lá mai, nếu khí hậu bình thường. Nhưng trước khi lặt lá ta phải xem nút ở nách lá nhỏ hay lớn, nếu nhỏ lặt sớm, lớn lặt trễ. Còn thời tiết lạnh kéo dài thì lặt sớm hơn nút nách lá còn nhỏ. Ngoài ra người ta còn kết hợp yếu tố khác để tác động cho cây mai trổ nhanh hoặc chậm. Nếu trổ chậm tăng nước tưới, trổ nhanh thì giảm nước tưới.
Cây mai sau khi lặt lá, các chồi non mọc ra làm cho hoa trổ chậm, trổ không đều và màu sắc không tươi thắm.
Nếu trổ nhanh thì cắt bỏ hết phần đọt non, còn dể trổ chậm thì giữ lại đọt non cho tới khi nào nụ hoa vừa tròn thì ta sẽ cắt hết đọt non để cho hoa trổ đúng và tập trung ra hoa đồng loạt. Cần lưu ý khi đặt chậu mai, ta giám sát thấy bên nào có ánh sáng nắng ban mai trước 9 giờ sẽ làm hoa trổ nhanh, còn bên nào ánh sáng ban mai sau 9 giờ hoa trổ chậm, cho nên muốn cây mai nở đều toàn diện thì ta xoay chậu thay đổi để phía nào cũng có ánh sáng ban mai trước 9 giờ.
Nói chung việc chăm sóc cây mai để chuẩn bị cho hoa nở đúng ngày xuân, khi gặp thời tiết hoặc khí hậu bất lợi là “ không dễ ăn chút nào”. Mai đã lặt lá xong thì sợ nhất là mưa, trong nước mưa có tạp chất làm cho hoa nở rất nhanh mà không đồng loạt, cho nên sau cơn mưa thường nhà vườn phải tưới xả rửa để nút hoa trở lại bình thường. Còn một điều tối kỵ trong thời kỳ lặt lá mai, không nên dùng phân vô cơ tưới vào gốc hoặc phun lên nụ hoa, vì cây mai lúc này không còn lá nên không thể thoát nước nên nó sẽ bị ngộ độc, sống èo uột và chết dần.
Trong điều kiện khí hậu thời tiết bình thường như khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Muốn hoa nở rộ cùng một đợt thì lặt lá cùng một lúc, muốn hoa nở kéo dài nhiều ngày lớp này tàn lớp khác nở thì lặt lá xen kẻ ở các cành chừng 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày với cây mai có nhiều nụ hoa. Sau thời gian lặt lá 5 đến 7 hôm, không thấy nụ hoa bung vỏ trấu thì ta xử lý ngay, đem chậu mai để ở nơi có nhiều ánh sáng và nắng nhất và dùng phân urê, hay 1 - 2 viên Aspirine hòa 1 lít nước tưới vào gốc rồi bỏ khô một ngày sau đó tưới lại bình thường, thấy vỏ trấu trong rớt ra, trong nụ hoa có từ 1 - 7 búp hoa không lệ thuộc nụ lớn hay nhỏ các búp hoa có màu xanh và đến ngày 23/12 âm lịch có kích cở nhỏ hơn hạt đậu xanh một chút là vừa, đến ngày 28/12 âm lịch có vài bông trổ lác đác là đạt yêu cầu mong muốn cây mai nở đúng ngày xuân.
Chăm sóc để hoa mai nở đúng dịp Tết
Những ngày cuối năm, không khí se lạnh cũng là lúc những người trồng hoa mai tại làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) bắt đầu các công đoạn cuối cùng chuẩn bị cho mùa vụ lớn nhất trong năm.
Cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để hoa mai nở đúng dịp Tết nguyên đán
Nhiều năm qua, việc hoa mai nở sớm thời điểm giao mùa khoảng tháng 10 âm lịch là hiện tượng bình thường, tuy nhiên người dân trồng cũng phải xử lý tốt việc cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán.
Theo nhiều hộ trồng hoa mai, để có một cây mai vàng đẹp, nở đúng thời điểm Tết đòi hỏi người trồng phải tính toán thời gian, theo dõi thời tiết, chăm chút tỉ mỉ suốt cả năm chứ không chỉ trong những ngày cận Tết. Trước khi xử lý cho mai vàng ra hoa, yêu cầu trước tiên là phải chăm sóc cho cây phát triển sung mãn, cành lá xanh tốt. Để thỏa mãn yêu cầu này, người trồng mai cần áp dụng một chế độ bón phân, tưới nước hợp lý và phòng ngừa hữu hiệu một số đối tượng sâu bệnh hại thường thấy trên cây mai.
Với kinh nghiệm trồng hoa mai lâu năm, ông Lê Hồng Nhãn - Chủ vườn mai Thảo Uyên thuộc ấp Phú Thành, xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc cho biết: “Phải cung cấp nước thường xuyên để cây mai phát triển và giúp chúng hấp thụ phân bón nhanh hơn. Mùa nắng nên tưới nước cho cây mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần, tưới thẳng vào gốc và xịt tia nhỏ lên khắp tán lá. Vào mùa mưa, nếu có những ngày nắng gắt kéo dài xen kẽ thì cần tưới nước để giữ cho đất đủ ẩm”.
Ngoài ra, việc chăm sóc để tạo nụ hoa cho mai vàng cũng cần phải lưu ý. Vào khoảng tháng 2 - 3 âm lịch nên bắt đầu xử lý cắt bỏ tỉa cành tạo tán giúp cây lấy lại sức. Đến những tháng cuối năm, nên hạn chế bón phân nhằm khống chế tăng trưởng của thân lá, đồng thời giảm dần lượng nước tưới để giúp cây mai phân hóa mầm hoa tốt hơn.
Ông Nguyễn Văn Hiền ngụ ấp Phú Thành, xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc cho biết: “Vào thời điểm 23/12 âm lịch nhà vườn phải xử lý sao cho những nụ hoa bung vỏ lụa thì hoa mai mới nở đúng vào những ngày Tết. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, có tính quyết định đối với khả năng ra hoa nhiều hay ít của cây mai. Sau khi lặt lá, nếu mai cho nụ hoa nhỏ và có khả năng nở hoa trễ, phải xử lý bằng cách tưới thêm nước vào giữa trưa, sáng sớm nên tưới nước ấm để kích thích và giúp cây mai hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ban đêm nên thắp đèn sáng cho cây tăng cường quang hợp và nở hoa sớm hơn. Ngoài ra, thời điểm giữa trưa mỗi ngày cần tưới phun sương liên tục từ 10 - 15 phút để làm mát môi trường, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa”.
Bên cạnh đó, khi lặt hết lá mai người dân nên ngưng tưới nước một vài ngày, rồi sau đó tiếp tục tưới nước trở lại bình thường để cây ra hoa tốt. Điều hết sức quan trọng là khi cây mai phát triển bình thường thì không được dùng phân bón tưới vào gốc, hoặc phun vào nụ hoa. Bởi lúc này cây mai không còn lá, nên việc bón phân sẽ làm cho cây dễ bị ngộ độc.
Để xử lý cho hoa mai nở đúng Tết, ngoài việc lặt lá, nhà vườn nên quan tâm đến một số yếu tố khác như: điều kiện thời tiết, sự phát triển sung mãn của cây mai và nhất là lưu tâm đến hình dạng mầm hoa. Nếu mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng, có hình dạng như quả trứng với 2 - 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì nên lặt lá cách Tết 13 - 14 ngày. Còn ngược lại, mầm hoa chưa phát triển đầy đủ sẽ có dạng hình thoi nhọn với 3 - 4 vỏ trấu bao bên ngoài để mầm hoa có thời gian phân hóa.
Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên, người trồng mai sẽ có cơ hội chủ động cho cây mai vàng trổ nhiều hoa đẹp vào đúng vào dịp Tết Nguyên đán.
Cho mai nở đúng Tết
Hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và thịnh vượng. Mai là loài hoa được rất nhiều người ưa chuộng và trang trí cho ngôi nhà của mình trong những ngày đón xuân, vui Tết. Để điều khiển cây mai ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên đán cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau.
1. Biện pháp tuốt lá
Cây mai và một số loại cây khác sẽ trổ hoa khi được tuốt bỏ hết lá già. Trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh sẽ nở rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu.
Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.
Một vấn đề đặt ra là làm sao xác định được thời điểm tuốt lá để vỏ trấu bung ra đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch.
Thứ nhất: Căn cứ vào hình dạng mầm hoa. Mầm hoa hay còn gọi là "nút", phát sinh từ nách lá vào khoảng tháng 5 - 6, kích thước lớn dần đến tháng 12 âm lịch. Mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng sẽ có hình dạng như quả trứng, với 2 - 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì tuốt lá cách Tết từ 13 - 14 ngày.
Mầm hoa chưa phát triển đầy đủ có dạng hình thoi nhọn, với 3 - 4 vỏ trấu bao bên ngoài, tuốt lá trước ngày 15 tháng 12 âm lịch để mầm có thời gian phân hóa.
Thứ hai: Căn cứ vào diễn biến của thời tiết. Điều kiện nắng tốt, nhiệt độ không khí cao làm quá trình ra hoa diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, điều kiện lạnh khiến quá trình này chậm lại.
Thứ ba: Căn cứ vào sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá xanh tốt thường có quá trình ra hoa chậm. Do đó, cần tiến hành tuốt lá sớm hơn. Mỗi giống mai có đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên thời điểm tuốt lá cũng khác nhau: Mai cam, mai 100 cánh nở hoa sớm hơn mai giảo 2 - 3 ngày. Mai huỳnh tỷ nở sớm hơn mai giảo 2 - 3 ngày. Mai trắng nở trễ hơn mai giảo 1 - 2 ngày.
Vì vậy, đối với những cây mai ghép nhiều giống, khi tuốt lá phải chọn những giống trổ muộn tuốt lá trước, giống trổ sớm tuốt lá sau.
2. Xử lý cho mai ra hoa sớm
Thấy lá mai đã già, nhưng nụ mai còn hơi nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 - 12 tháng Chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.
Trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm: Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu. Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh. Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc. Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm. Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm. Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 - 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 - 3 ngày. Sử dụng hóa chất, thời điểm sử dụng sau khi tuốt lá 2 - 3 ngày.
Một số chế phẩm thường dùng là Methyl Parathion, hay Monitor, Miracle-gro, Yogen, HVP, Aron, Decamon… liều lượng 10 - 20 ml/bình 8 lít nước, phun 1 lần là hoa mai, sẽ nở ngay.
3. Xử lý cho mai ra hoa muộn
Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trường hợp này nên tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp hãy tuốt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hoặc phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ. Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.
Trường hợp chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát. Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ. Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám (rễ nhỏ).
Mai vàng, hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai (danh pháp hai phần: Ochna integerrima) là tên gọi của một loài thực vật có hoa thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae). Loài hoa này được trưng bày phổ biến ở miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán.[1]
Mục lục
1 Phân bố
2 Đặc điểm
3 Nuôi trồng
4 Một vài hình ảnh
5 Chú thích
6 Liên kết ngoài
Phân bố
Tại Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn[2]. Mai vàng Yên Tử tại Quảng Ninh đã được xác định là cùng loài với mai vàng miền Nam.[3][4](Mai miền bắc không chỉ có ở vùng núi Yên tử mà có hầu hết ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Mai vàng ở vùng núi Yên tử có cây tuổi đời lên tới 700-800 năm, đường kính 40–50 cm- theo nghiên cứu của Giáo sư Đặng Văn Đông chủ nhiệm đề tài "Nghiên cứu bảo tồn lưu giữ và phát triển giống hoa mai vàng Yên Tử")
Đặc điểm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Cây mai vàng là cây lâu năm, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Hoa mai vàng nở thắm tươi vào mỗi độ xuân về vì vậy nó tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam Việt Nam.
Một cây mai vàng trong khuôn viên miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam.
Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 - 18 cánh, gọi là "mai núi". Ở Tây Nguyên, mai núi phân bố khá phổ biến. Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng, mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là "mai chủy". Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là "mai động". Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là "mai sẻ". Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh...[2]. Xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ còn phải nhắc đến "mai chùm gởi". Loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dày, hoa nở san sát vào nhau, tạo thành chùm. Người ta gọi loài này là "mai tỳ bà" hay "mai vương"[2]. Hiện nay ở vùng Nam Bộ có rất nhiều giống mai[5]
Một cây mai vàng
Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra. Song, ở Việt Nam lại có loài mai vàng năm cánh hương thơm đậm hơn hẳn những loài mai khác nên được gọi là "mai hương". Nó còn tên khác là "mai thơm" (thường được trồng ở Bến Tre) tại miền Nam hay "mai ngự" (mọc khá nhiều ở Huế) ngoài miền Trung"[2]. Riêng loài mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là "mai châu" (đọc trại từ "trâu" thành "châu"). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là "mai cánh nhọn"[2].
Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, những cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây liễu nên được gọi là "mai liễu". Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là "mai rừng Cà Ná". Ngoài ra, còn có loài mai thân rất nặng (nặng gấp rưỡi thân cây mai bình thường) gọi là "mai đá" hay "mai Vĩnh Hảo". Loài này thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn[6].
Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh, cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang.
Ở miền Trung thường chuộng dòng mai Huế và mai Bình Định để chưng Tết, mai Huế có giá trị và được chuộng hơn, gốc đẹp hơn, chưng được nhiều năm hơn. Mai huế có lá dày hơn, thẫm màu hơn, thuần một màu trong khi mai Bình Định lá mỏng hơn, thon kim hơn, có thể có màu nâu sẫm nhưng mai Bình Định thông dụng hơn vì giá cả vừa phải. Mai Huế hay còn gọi là mai Ngự danh với xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố Đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự, mai vàng xứ Huế phải là mai năm cánh[7], hiếm hoi lắm mới có cây mọc nhiều cánh. Hoa mai Huế không có lá màu đỏ như hồng diệp mai của vùng Trung Trung bộ hay nhiều cánh như hoa mai của miền Nam mà mai Huế chỉ năm cánh và lá xanh, đặc biệt màu vàng đẹp[8].
Mai miền Bắc mới được người chơi sưu tầm khoảng 10-15 năm trở lại đây- tập trung chủ yếu vùng Uông Bí - Đông Triều - Quảng Ninh, là giống mai vàng năm cánh hở, bông to có mùi thơm nhẹ, đọt xanh. Tạm thời phân làm hai loại là mai lá to và mai rụt, mai lá to khi bung vỏ bọc chùm hoa (vỏ trấu) ra các nụ hoa lần lượt nở theo thứ tự, cành dài mảnh thưa hơn mai rụt nhưng lúc bung vỏ trấu (bung lụa) đồng thời lộc phát triển che lấp khoảng trống thật hài hòa. Dòng mai rụt thì cành ngắn, mập mạp, dày cành, dày hoa hơn, hoa không nằm trong bọc (vỏ trấu) mà phát triển luôn thành trùm nụ theo thứ tự,lộc phát triển muộn hơn (khi nụ to và điểm hoa lộc còn chưa bung lá) - nhìn cành mai dày đặc nụ và nụ với cành cây mập mạp rụt rịt đan xen thật là khác biệt.Tạo nên sự đồng ắm cho gia đình và cả nước
Nuôi trồng
Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai chín mẩy,ngâm nước rồi đem gieo vào đất ẩm(có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn). Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy, cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm. Để có một chậu hoa đẹp, ta nên thường chú ý cắt nhánh, uốn cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc,đậm chất triết lý Á Đông. Để mai ra hoa đúng mồng 1 Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày. Năm nào rét đậm thì phải trút lá sớm.
Từ lâu, cây sanh cảnh đã được các nghệ nhân tạo hình với các dáng đẹp mắt trong nghệ thuật bonsai. Có những chậu bonsai cây sanh có giá trị cao lên tới hàng tỷ đồng.
Vậy sanh cảnh là cây có đặc điểm, xuất xứ và công dụng gì? Các bạn hãy cùng Vườn Ươm số 1 đi tìm hiểu chi tiết hơn về loài cây này dưới đây.
Cây sanh còn được gọi bằng cây si, cây gùa, cây xanh…
Tên khoa học: Ficus Benjamina L.
Thuộc họ: Dâu tằm.
Nguồn gốc: Có ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là Châu Á. Trong đó, xuất hiện nhiều nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.
Cây sanh là cây cảnh nổi tiếng và được nhiều người yêu thích nhất. Do đó, loài cây này có mặt hầu hết ở khuôn viên các gia đình, cơ quan, trường học, khách sạn…
Đặc điểm hình thái của cây sanh
Cây sanh là loài thân gỗ, tùy theo cách chăm sóc và môi trường sống mà loài cây này có kích thước lớn hay nhỏ khác nhau.
Chiều cao của cây tương đối đa dạng, có những cây sống lâu năm trong chậu cảnh chỉ cao 1 mét. Thế nhưng, nếu sống trong môi trường tự nhiên có thể cao tới 30 mét.
Cây sanh cảnh tự nhiên
Cây xanh tự nhiên có thể cao tới 30m
Thân cây có nhiều cành và rễ mọc từ thân, cành nhỏ mọc ngang nên dễ uốn để tạo các kiểu dáng đẹp mắt.
Dọc theo thân của cây có nhiều u bướu hay các gờ tự do nổi lên khỏi mặt của thân cây. Thân không nhẵn mà sần sùi. Thân cây lâu năm mọc tự nhiên có đường kính khá lớn, có khi phải đến hai người ôm mới vừa.
Trên thân có nhiều rễ phụ nhỏ, mảnh, mọc dài thả xuống dưới có thể chạm đất. Rễ có màu nâu và mọc theo từng chùm, rất dai và khó đứt gãy. Toàn bộ thân của cây có rất nhiều nhựa màu trắng, đặc biệt là phần cuống lá nối liền với cành.
rễ cây sanh
Lá cây có màu xanh sẫm, hình trái xoan với đầu nhọn. Cả hai mặt của lá rất nhẵn và bóng. Đường gân ở giữa lá nhìn từ dưới lên nổi rất rõ. Lá của cây sanh cảnh mọc dày đặc và nhiều tán.
Lá cây sanh
Quả của cây sanh cảnh mọc ra từ kẽ lá thành các cặp. Quả có màu xanh khi non và màu vàng khi chín. Quả nhỏ như những viên bi tí hon đủ màu sắc trên cây xen kẽ những chiếc lá xanh mướt rất thu hút tầm nhìn. Bao phủ bên ngoài vỏ quả là lớp lông tơ trắng mịn.
Khi quả chuyển sang màu đen là lúc sắp rụng. Bên trong quả có hạt màu đen rất cứng, hạt này có thể nảy mầm và tái sinh trong trường hợp môi trường thuận lợi. Cây Sanh ra hoa và quả từ tháng 9 đến tháng 2 hàng năm.
quả cây sanh
Cây xanh có chứa chất độc không?
Cây sanh có nhựa cây thường độc hại nhẹ đối với hầu hết vật nuôi và con người. Nó có nhựa cây màu trắng đục trong thân và lá có thể kích ứng gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa nếu ăn phải và kích ứng da nếu nhựa cây dính vào vết cắt nhỏ, vết thương hở trên da.
Đặc điểm sinh trưởng
Sanh sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều), sanh thường hình thành các chồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài.
Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiện các điểm lồi trắng.
cây sanh bám đá
Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.
Công dụng của cây
Cây sanh sống lâu năm cho tán rộng, lá um tùm nên có thể làm bóng mát ở vườn nhà, sân trường hay ở các khu nghỉ dưỡng, công trình.
Cây sanh còn giúp mang lại không khí trong lành, tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi gây ra.
Hiện nay, cây sanh còn được sử dụng để chữa ứ huyết do các vết thương.
cây sanh giá trị kinh tế cao
Cây sanh còn được các nghệ nhân sử dụng để tạo dáng bonsai nghệ thuật, mang lại giá trị kinh tế cao cho gia chủ cũng như tạo tính thẩm mỹ cho không gian sống.
Cây Sanh còn được giới chơi kiểng ưa chuộng vì ý nghĩa sinh sôi nảy nở; mang tài lộc đến cho gia chủ giống như là quan niệm về cây lộc vừng. Cây được dùng phổ biến dưới hình thức làm cây cảnh Bonsai, cây trang trí nội thất – văn phòng và khá được yêu thích.
Ngày nay, để phục vụ nhu cầu về tính thẩm mỹ của người chơi cây, cây sanh đã và đang được tạo dáng với rất nhiều dáng khác nhau.
Những ý nghĩa về mặt phong thủy của cây sanh cảnh
Với đặc điểm cây có cành lá xum xuê thì cây Sanh tượng trưng cho sự phát tài phát lộc mang lại may mắn cho chủ nhân và gia đình. Lưu ý đây là một cây đại thụ.
Cây sanh phát tài phát lộc
Theo phong thủy, bạn không nên chỉ trồng một cây Sanh trước nhà. Đây là điều kiêng kị hàng đầu từ trước đến nay ông cha ta đã truyền lại vì trồng 1 cây thì chúng sẽ hút nguồn dương khí của ngôi nhà. Thay vào đó bạn nên trồng 2 – 3 cây to để vừa điều hòa không khí vừa tăng nguồn dương khí cho ngôi nhà từ đó may mắn và làm ăn thuận lợi hơn.
Điều quan trọng tiếp theo là nên cắt tỉa và chăm sóc chúng thường xuyên bởi nó sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có làm cây trở nên um tùm che khuất tầm nhìn. Thậm chí nếu cây có tán lá rộng sẽ sinh ra nguồn âm khí tác động xấu đến phong thủy ngôi nhà.
Hướng dẫn bạn cách tạo dáng cây sanh sao cho đẹp đúng như ý muốn
Những thông tin thú vị ngoài lề về cây sanh tại Việt Nam
Địa danh Hàng Xanh ngày nay ở Thành phố Hồ Chí Minh được đặt theo tên loài cây sanh/xanh do trước năm 1945 nơi này trồng nhiều cây sanh. Thời ấy dọc theo đường Bạch Đằng (quận Bình Thạnh) cũng trồng nhiều cây sanh, nên đường Bạch Đằng lúc đó còn có tên gọi là đường Hàng Sanh.
từng là vòng xoay hàng sanh
Vòng xoay hàng Sanh hay còn được gọi là Ngã tư hàng xanh ngày nay
Tại Việt Nam, cây sanh là loại cây cảnh được trồng phổ biến vì được nhiều người yêu thích và dễ trồng. Nhiều đề tài để cải tiến và trồng cây trong những môi trường khác nhau được áp dụng như “chăm sóc cây sanh trong môi trường nuôi trồng là đất cát”…
Năm 2013, rất nhiều nông dân và doanh nghiệp ở những địa phương khác nhau đã đầu tư trồng và chăm sóc cây với quy mô lớn. Nhưng do cây sanh rớt giá bán và không có người mua nên doanh nghiệp và người dân phải chịu thua lỗ và nợ nần nhiều.
Nên trồng cây sanh cảnh ở đâu
Cây sanh cảnh có thể sinh trưởng trên mọi loại đất khác nhau như đất khô cằn, đất đỏ bazan, đất phèn, đất có nhiều mùn hay đất trên núi đá vôi.
Loài cây này cũng có thể tồn tại ở các môi trường chiếu sáng khác nhau như trong nhà, ngoài trời nắng gắt hay dưới bóng râm. Tuy nhiên, cây phát triển tốt nhất trong điều kiện có ánh sáng tán xạ.
đất nhiều mùn cho cây sanh
Cây sanh cảnh có thể tồn tại trong thời gian dài khi bị ngập úng do loài cây này cần nhiều nước. Thế nhưng, cây không chịu được nắng hạn trong thời gian dài. Nếu gặp nắng dài, cây sẽ chậm phát triển và nổi rất nhiều cục màu trắng trên thân.
Điều kiện tốt nhất để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh là chúng ta cần trồng ở những nơi đất giàu dinh dưỡng, đất thịt nhiều mùn. Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây, nếu có thể nên bổ sung dinh dưỡng cho cây theo định kỳ.
Trong quá trình phát triển, mọi người nên bắt sâu, cắt tỉa những cành thừa, mọc chìa hẳn ra ngoài. Đồng thời, tạo dáng cho cây để mang lại giá trị cao về thẩm mỹ.
>>> Xem thêm: Cây Cảnh <<<
Lh 0989840841
Người ta biết đến cây bông trang vì vẻ đẹp quyến rũ và màu sắc rực rỡ của nó. Do đó, loài cây này hay được chuộng làm cây công trình, cây xanh ngoại thất.
Và trong bài viết sau đây, Vườn Ươm Số 1 sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về loài cây quen thuộc này.
Nguồn gốc cây bông trang
Cây bông trang thuộc họ Cà phê – Rubiaceae, có tên khoa học là Ixora coccinea (1). Ở Việt Nam, cây bông trang phân bố rộng rãi và có nhiều tên gọi khác nhau như: nam mẫu đơn, đơn đỏ, long thuyền hoa,… Cây có nguồn gốc xuất xứ ở các nước nhiệt đới.
cay-bong-trang-lam-cay-bui
Cây bông trang ở nước ta hiện đang được chia thành 2 loại. Loại thứ nhất có lá lớn, thân cây lớn. Cụ thể là: bông trang Đà lạt có lá dài hoa màu đỏ, bông trang Huế có hoa màu đỏ thẫm, bông trang trắng có hoa màu trắng. Ngoài ra, còn có cây bông trang tàu có hoa màu cam, bông trang Mỹ hoa to có hai màu đỏ và hường. Những loại này có thân rất cao, có khi cao đến 3m, hoa có mùi thơm, cây thẳng đứng, tán lá xòe rộng xum xuê.
Loại thứ hai có lá nhỏ, hoa nhỏ, thân cây thấp. Loài này có xuất xứ từ Thái lan, thường được dùng để trang trí và mới du nhập vào nước ta gần đây. Cây bông trang loại này có 7 màu: tím lợt, hồng phấn, cam, trắng, vàng nghệ, vàng chanh, đỏ. Bông màu đỏ còn chia thành 2 loại nhỏ là bông màu đỏ chân cao và bông màu đỏ chân thấp.
Các loại Cây Bụi Công Trình Cảnh Quan Có Hoa đẹp mắt nhất
Đặc tính của cây bông trang
Cây bông trang trung bình cao từ 1-2 m, thuộc loại cây tiểu mộc, thân gỗ. Thân cây phân thành nhiều cành. Cành nhẵn, dạng bụi nhỏ màu nâu nhạt hoặc màu xám nhạt.
Lá cây mọc đối xứng, bìa liền dài từ 5-10 cm, rộng từ 3-5 cm, phiến lá có hình bầu dục, hơi nhọn ở đầu. Lá có màu xanh nhạt, mặt dưới lá màu nhạt hơn. Hoa trang nhỏ, ống tràng hẹp, 4 đài và 4 tràng. Hoa mọc thành chùm lớn khoảng vài chục hoa cùng 1 lúc ở đầu cành, thường có màu đỏ.
Cây có thể ra hoa quanh năm và nhiều nhất là vào mùa hè, thu. Trái của cây bông trang khi chín có màu đen, đường kính khoảng 6-8 mm. Tuy nhiên, cây bông trang ít khi đậu trái.
cây bông trang
cây bông trang
Cây bông trang thường được trồng ở đâu?
Cây bông trang là loại được dùng phổ biến nhất để trang trí các vườn hoa công viên hay sân vườn. Cây còn thường được trồng ngay trước cửa nhà, để làm hàng rào. Cây bông trang là một cây trồng hàng rào rất lý tưởng vì cây gần như ra hoa quanh năm, trồng thẳng hoặc uốn lượn đều được, dễ cắt tỉa tạo hình.
Người ta thường trồng bông trang trước nhà vì cây còn được ứng dụng để làm thuốc lợi tiểu, chữa cảm sốt, nhức đầu và kiết lỵ
Ngoài ra, thân cây dễ uốn nắn nên cũng được làm bonsai. Khi đó, cây sẽ được trồng trong chậu, kết hợp với sự uốn nắn cắt tỉa để tạo nên dáng đẹp và làm cây nội thất trang trí trong nhà. Khi làm bonsai, cây còn có thể mang đến giá trị kinh tế cao.
cây hoa mẫu đơn
cây hoa mẫu đơn
Các loại cây bóng mát có hoa đẹp, thơm, cây xanh công trình có hoa ấn tượng
Cách chăm sóc cây bông trang
Đây là loài cây ưa ánh sáng và sợ tối. Do đó, nếu trồng ở nơi có quá nhiều bóng râm thì cây sẽ không ra hoa. Tuy nhiên, nếu ánh sáng gắt quá, cây cũng có thể bị rụng lá.
Cây bông trang thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam. Ngoài ra, cây còn chịu lạnh khá tốt. Cây chịu hạn tốt nhưng chịu ẩm rất kém. Vì thế, khi trồng bạn cần phải đào rãnh thoát nước khi thời tiết mưa nhiều. Nếu không cây sẽ chết vì ngập úng.
Đất trồng nên là loại đất thoáng xốp, giàu chất dinh dưỡng, có tính axit với độ PH từ 6 – 7 và thoát nước tốt. Khi vừa mới trồng, bạn nên tưới nước cho cây vào buổi sáng, mỗi ngày 1 lần. Sau khi cây đã trưởng thành, bạn chỉ cần tưới 2 – 3 ngày/ lần. Để cây mau ra hoa, Vườn Ươm Số 1 khuyên bạn nên bón phân bổ sung như phân hóa học, hữu cơ, vi sinh… cho cây. Tuy nhiên, bạn không nên bón phân khi trời lạnh.
Sau mỗi đợt ra hoa, bạn nên cắt bỏ những cành khô héo, tỉa sạch lá khô, lá vàng. Ngoài ra, bạn cũng nên dọn sạch lá rụng xuống gốc vì sẽ dễ gây ra tình trạng nấm mốc làm hỏng rễ và gây sâu bệnh.
Nếu bạn muốn trồng cây bông trang để làm hàng rào thì nên cắt tỉa giữa tháng 4 và tháng 5, hoặc vào cuối tháng 10. Để cắt tỉa cây trang theo ý muốn, bạn cần cắt theo 1 lịch định kỳ để nâng dần chiều cao khung tán lá cây. Bạn nên cắt và uốn phần thân, cành khi còn màu xanh, tránh trường hợp để cây phát triển lớn, thân sẫm màu hoặc đen. Khi thân già bị cắt thì cây mất khá nhiều thời gian để hồi lại sức.
Các loại cây hoa ưa bóng mát trồng ban công ít nắng
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về cây bông trang mà Vườn Ươm Số 1 muốn chia sẻ đến bạn. Đây là loài cây thân thuộc, cho hoa đẹp và tán lá xum xuê. Hơn nữa, cây lại rất dễ trồng và chăm sóc. Đó chính là lý do loài cây này đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Ý nghĩa Cây Mai Chiếu Thủy Và Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây
Home>Hướng Dẫn Trồng Cây, Ý Nghĩa Các Loài Cây>Ý nghĩa Cây Mai Chiếu Thủy Và Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây
GG007 Cây Để Bàn – Mai Chiếu Thủy Mini Bonsai 1
adgocgarden 24/03/2018 1 Comment Hướng Dẫn Trồng Cây / Ý Nghĩa Các Loài Cây 0
Cây mai chiếu thủy là cây cảnh phong thủy đại diện cho sự bền vững và ổn định gia tài của gia chủ. và thường được trồng trong chậu hoặc trang trí sân vườn, đặt ở sảnh, bàn trà, bàn làm việc hay ban công và sân thượng. Cây mai chiếu thủy được nhiều lựa chọn làm quà biếu vào các ngày lễ tết, các dịp khai trương cửa hàng vì những ý nghĩa của nó. Mai chiếu thuỷ hay còn gọi là mai chấn thủy là loại cây cảnh có hoa đẹp ra quanh năm, dễ trồng và dễ chăm sóc, thích hợp làm cây ngoại thất, cây sân vườn
mai chiếu thủy, Ý nghĩa Cây Mai Chiếu Thủy Và Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây
Cây mai chiếu thủy là cây cảnh phong thủy đại diện cho sự bền vững và ổn định gia tài của gia chủ
Mai Chiếu Thủy thông tin và ý nghĩa:
Cây mai chiếu thủy hay cây mai chiếu thổ có tên khoa học: Wrightia religiosa. Cây gỗ, thân xù xì, nhiều cành nhánh nhỏ dễ uốn nắn và cắt tỉa. Chúng ra hoa màu trắng, nở hoa quanh năm, có mùi thơm nhè nhẹ dễ chịu. Cây mai chiếu thủy là cây thân gỗ lâu năm, lá hình trái xoan, hoa nở từng chùm màu trắng. Hoa mai chiếu thủy không hướng lên trên mà hướng xuống đất, hoa có mùi thơm thoảng nhẹ.
Hoa có 5 cánh nhìn thoáng qua giống hoa mai, nên có tên gọi là mai. Hoa mai chiếu thủy nở luôn luôn hướng xuống phía mặt đất, nên gọi là chiếu thổ, chiếu thủy.
Có ba loại mai chiếu thủy: lá nhỏ (lá kim), lá trung và lá lớn. Dòng lá nhỏ thường được các nghệ nhân uốn tạo hình độc lạ. Trong khi đó, dòng mai lá lớn thường là mai thế, càng lâu năm càng có giá trị kinh tế.
Loài mai này có thể nhân giống từ hạt hoặc chiết cành. Chúng không chỉ đẹp, dễ tạo dáng mà không quá cầu kỳ công chăm sóc. Mai chiếu thủy chỉ cần tưới nước hàng ngày và đặt cây ở nơi có ánh sáng dịu.
Tùy vào dáng, thế và tuổi đời mà mai chiếu thủy có giá từ 4 – 10 triệu đồng. Tuy nhiên, với những người chơi cây cảnh, giá cây rất khó định đoán vì đó là cả tâm huyết chăm sóc và niềm đam mê của các nghệ nhân dành cho tác phẩm của mình.
Mai chiếu thủy bonsai được ưa thích bởi những gốc mai uy nghiêm, tán rộng và hoa trắng điểm xuyến. Cây mai chiếu thủy có nhiều giống cây khác nhau, thường được trồng làm cây bonsai trang trí sân nhà hoặc trồng chậu cắt tỉa hình dáng đẹp trang trí sảnh, sân vườn…
mai chiếu thủy, Ý nghĩa Cây Mai Chiếu Thủy Và Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây
Mai chiếu thủy bonsai rất thích hợp để trang trí nhà cửa/ văn phòng/ cửa hàng
Cách trồng cây mai chiếu thủy: Cây ưa sáng hoặc chịu bóng, nhân giống dễ dàng từ hạt hay chiết cành.
Nhân giống cây mai chiếu thủy
Nhân giống hữu tính: Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ…).
Nhân giống vô tính Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.
Cách chăm sóc cây mai chiếu thủy:
Bón phân: sau mỗi đợt cắt tỉa ta nên bón phân nhằm giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Các loại phân hữu cơ truyền thống thường là: phân bò hoai, phân trùng đỏ…hoặc bạn cũng có thể bón một số phân vô cơ cho cây bonsai mai chiếu thủy như: NPK16.16.8, DAP, Dynamic Lifter…
Cây bonsai mai chiếu thủy sẽ cho ra những bông hoa đẹp nếu như có tỉ lệ phân bón phù hợp. Đối với phân hữu cơ ta nên bón trên mặt chậu rải đều nhưng không bón vô gốc một lớp dày khoảng 1cm. Đối với phân hạt, phân vô cơ trước khi bón ta cũng phải bón liều lượng thích hợp so với tuổi thọ của cây nhằm tránh tổn hại đến cây. Nếu cây kiểng nhỏ (Gốc >2,5cm, cao >1m) dùng muỗng cà-phê bón 1 muỗng/ chậu, cây lớn dùng muỗng canh 1muỗng / chậu (nên bón chia đều xung quang chậu, vùi chôn xuống đất 3-5cm, không để trực tiếp vào gốc cây). Để cây bonsai mai chiếu thủy hấp thu được tốt ta có thể bón luân phiên giữ các loại phân và tưới nước đầy đủ ở mỗi lần bón.
Khi cây bonsai mai chiếu thủy đơm nụ ra hoa thường có mùi thơm thu hút sâu bệnh nên chúng ta cũng cần phải kiểm tra và phun phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân. Trường hợp không có thời gian làm các bước trên, bạn chỉ cần ngưng nước tưới hoàn toàn từ 5-7 ngày khi cây héo lá và tưới nước lại bình thường cũng làm cây ra hoa nhưng mức độ hoa ít hơn, mặt khác cây cũng bị suy yếu dần.
mai chiếu thủy, Ý nghĩa Cây Mai Chiếu Thủy Và Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây
Hoa mai chiếu thủy rất thơm và đặc biệt cây thường xuyên ra hoa nhé!
Để cây ra hoa đúng ý muốn
Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng / 1 lần ( mùa mưa) và 2tháng / 1lần ( mùa nắng).
Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây, trường hợp đơn giản nhất là tạo dáng tán cây hình tròn hay hình tháp.
Cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cẳt tỉa.
Thời gian khi xử lý đến khi ra hoa là 45-50 ngày.
Sâu bệnh
Về sâu bệnh, cây mai chiếu thủy có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.Sử dụng thuốc Agri Fos 400 để trị bệnh vàng lá, thối rễ.
Cách tính thời điểm lặt lá mai, giúp mai vàng nở hoa đúng dịp Tết 2021 Để lại một Thảo luậntrên Cách tính thời điểm lặt lá mai, giúp mai vàng nở hoa đúng dịp Tết
Tính từ ngày mai bị tuốt hết lá, trên cành mai sẽ xuất hiện các nụ hoa nhỏ, ở các nách lá mọc ra. Mỗi nụ hoa này sẽ tiếp tục phát triển để trở thành hoa cái vớ lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong một hoa cái có nhiều nụ nhỏ.
nụ mai vàng
Tính toán thời gian làm mai nở hoa đúng dịp Tết – Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng tết, chăm sóc mai nở đúng tết
Từ lúc hoa mai bung vỏ lụa cho đến khi nở hẳn là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết ấm áp thì hoa mai bạn trồng phải có vỏ lụa từ ngày 23 tháng Chạp thì mới kịp có những bông hoa rực rỡ với các cánh hoa mềm mại như lụa cho ngày đầu năm mới.
Chính vì vậy khi trồng hoa mai phải tính toán kỹ việc lặt lá mai, thời tiết hiện tại của mỗi năm, biết nhìn kích cỡ nụ hoa để dự đoán thời gian nở chính xác.
1. THỜI TIẾT VÀO THÁNG CHẠP CỦA NĂM ĐÓ
Từ ngày 10 tháng Chạp bạn đã phải dần chú ý những điểm sau:
Nếu thời tiết có nắng ấm áp thì mai sẽ nở sớm hơn, vì thế lúc này bạn nên lặt lá muộn.
Trường hợp ngược lại nếu như thời tiết có mưa hay trời tự dưng chuyển lạnh thì mai sẽ nở trễ và bạn cần phải lặt lá sớm.
2. Quan sát kích thước nụ mai để chọn ngày lặt lá phù hợp
Việc bạn thường xuyên quan sát và hiểu chính xác được các thông tin về nụ hoa trên cây cũng sẽ giúp cho bạn canh đúng ngày, đúng thời gian để tiến hành tuốt lá, lặt lá cho mai nở đúng dịp Tết.
Quan sát kích thước nụ mai để chọn ngày lặt lá phù hợp
Quan sát kích thước nụ mai để chọn ngày lặt lá phù hợp – Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng tết, chăm sóc mai nở đúng tết.
Đối với các giống mai vàng 5 cánh, nếu như bạn thấy nụ mai vẫn còn nhỏ thì nên lặt lá vào ngày 13 tháng Chạp.
Nếu thấy nụ hoa chưa lớn hẳn thì nên lặt lá vào ngày 16 tháng Chạp.
Trường hợp bạn thấy nụ hoa đã khá lớn và có khả năng bung vỏ lụa trong vòng 3 – 4 ngày sắp tới thì hãy lùi ngày lặt lá đến khoảng 19, 20 tháng Chạp hoặc sau ngày 20 tháng Chạp.
Như vậy, kể từ thời điểm ngày 10 tháng Chạp (10/12 Âm lịch), Vườn khuyên bạn nên thường xuyên quan sát kỹ, chi tiết nụ hoa và kích thước của từng cây mai lớn nhỏ, phát triển như thế nào rồi kết hợp với tình hình thời tiết hiện tại để tính toán ngày nào tiến hành trẩy lá mai, lặt hoặc tuốt lá mai.
Bạn tính toán làm sao miễn cho đúng đến ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 tháng Chạp), nụ hoa mai cái bung vỏ lụa là được.
mai bonsai cua vuon mai sau hai
mai ghép bonsai loại nhỏ
Cây nguyệt quế được các gia đình ưa chuộng trồng trong sân vườn, cây cảnh bonsai không chỉ màu hoa đẹp, hợp phong thủy mà còn những ứng dụng thiết thực trong đời sống.
Ở miền nam Việt Nam, cây nguyệt quế có tên chính xác là cây nguyệt quý (tên khoa học: Murraya paniculata) thuộc họ cam chanh, còn được gọi nguyệt quới (chữ “quới” là cách gọi khác của chữ “quý” của người miền Nam xưa), nguyệt quất, cửu ly hương,…
Loại cây này thường bị nhằm lẫn với cây nguyệt quế thật (tên khoa học: Laurus nobilis) có nguồn gốc từ Hy Lạp. Vòng nguyệt quế đeo cho người chiến thắng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn là vòng được kết từ lá của loại cây nguyệt quế Hy Lạp, không phải từ cây nguyệt quế ở Việt Nam như nhiều người nghĩ.
Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy
Nguyệt quế ở Việt Nam có hoa trắng hơi ngả vàng, mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm và có mùi thơm. Thân cây gỗ thẳng, nhẵn, có kích thước nhỏ. Cây trưởng thành cao từ 2 đến 8m, dáng đẹp.
Hiện nay, nguyệt quế được trồng nhiều để làm cây bonsai, cây cảnh trước nhà. Là loài cây thân gỗ nhỏ có màu vàng nhạt, gỗ nguyệt quế được sử dùng để làm đồ mỹ nghệ.
Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế trưng trong nhà giúp mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp và gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Cây còn mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi.
Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy
Không những vậy, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điều xấu đến cho gia đình.
Với mùi thơm rất đặc trưng, cây giúp cho tinh thần gia chủ thoải mái, vui tươi và tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện. Tuy nhiên, mùi thơm của cây hơi gắt, nếu ngửi gần và lâu có thể sẽ hơi nhức đầu.
Ứng dụng của cây nguyệt quế
Làm cây cảnh trang trí trong sân vườn, chậu đặt bàn làm việc, bàn học hay văn phòng. Cũng được chọn trồng trước cửa nhà để mang lại tốt lành cho gia chủ. Dù giá cây nguyệt quế cổ thụ khá cao nhưng vẫn được rất nhiều người mua về vì những ý nghĩa trên.
Trong đông y, lá cây nguyệt quế hơi giống lá ngâu, có vị chát, có tác dụng điều trị ho đờm, sưng bầm, rắn cắn, đau răng; hoa nguyệt quế chứa tinh dầu, có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa và bồi bổ phổi.
Cây nguyệt quế được các gia đình ưa chuộng trồng trong sân vườn, cây cảnh bonsai không chỉ màu hoa đẹp, hợp phong thủy mà còn những ứng dụng thiết thực trong đời sống.
Ở miền nam Việt Nam, cây nguyệt quế có tên chính xác là cây nguyệt quý (tên khoa học: Murraya paniculata) thuộc họ cam chanh, còn được gọi nguyệt quới (chữ “quới” là cách gọi khác của chữ “quý” của người miền Nam xưa), nguyệt quất, cửu ly hương,…
Loại cây này thường bị nhằm lẫn với cây nguyệt quế thật (tên khoa học: Laurus nobilis) có nguồn gốc từ Hy Lạp. Vòng nguyệt quế đeo cho người chiến thắng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn là vòng được kết từ lá của loại cây nguyệt quế Hy Lạp, không phải từ cây nguyệt quế ở Việt Nam như nhiều người nghĩ.
Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy
Nguyệt quế ở Việt Nam có hoa trắng hơi ngả vàng, mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm và có mùi thơm. Thân cây gỗ thẳng, nhẵn, có kích thước nhỏ. Cây trưởng thành cao từ 2 đến 8m, dáng đẹp.
Hiện nay, nguyệt quế được trồng nhiều để làm cây bonsai, cây cảnh trước nhà. Là loài cây thân gỗ nhỏ có màu vàng nhạt, gỗ nguyệt quế được sử dùng để làm đồ mỹ nghệ.
Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế trưng trong nhà giúp mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp và gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Cây còn mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi.
Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy
Không những vậy, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điều xấu đến cho gia đình.
Với mùi thơm rất đặc trưng, cây giúp cho tinh thần gia chủ thoải mái, vui tươi và tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện. Tuy nhiên, mùi thơm của cây hơi gắt, nếu ngửi gần và lâu có thể sẽ hơi nhức đầu.
Ứng dụng của cây nguyệt quế
Làm cây cảnh trang trí trong sân vườn, chậu đặt bàn làm việc, bàn học hay văn phòng. Cũng được chọn trồng trước cửa nhà để mang lại tốt lành cho gia chủ. Dù giá cây nguyệt quế cổ thụ khá cao nhưng vẫn được rất nhiều người mua về vì những ý nghĩa trên.
Trong đông y, lá cây nguyệt quế hơi giống lá ngâu, có vị chát, có tác dụng điều trị ho đờm, sưng bầm, rắn cắn, đau răng; hoa nguyệt quế chứa tinh dầu, có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa và bồi bổ phổi.
hời gian gần đây, giới chơi cây cảnh nghệ thuật bàn tán nhiều về tác phẩm si "Nhất Trụ Liên Chi" của Nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên, một người thợ kim hoàn từng được biết đến qua tác phẩm Duối cổ thụ Thế Võ Bình Định.
Sở dĩ tác phẩm si trên được nhiều người hâm mộ cây cảnh nghệ thuật gọi là Nhất Trụ Liên Chi, bởi có dáng trực, thẳng đứng, biến ra từ thế trực quân tử, nhưng có hệ thống tay cành quấn quýt lấy nhau, ôm sát quanh thân cây. Chúng xòe đều tứ diện, mặt nào cũng cân đối hài hòa, thành hình chóp dưới to trên nhỏ, không khuyết trống trông rất đẹp...Đó là biểu trưng cho phong lưu, sung mãn, sức mạnh và sự trường tồn...!
Tác phẩm si
Tác phẩm cây cảnh nghệ thuật si "Nhất Trụ Liên Chi" độc đáo, hấp dẫn đẹp tứ diện
Cũng có người yêu quý tác phẩm độc đáo này mà gọi tác phẩm với tên mĩ miều hơn là "Đường Quyền Tây Sơn", bởi thân chính của nó trụ vững như một tư thế tấn cố định vững chãi của một võ sĩ Tây Sơn đang bị bao vây tứ phía. Lúc này thế tấn này được giữ nguyên nhưng di chuyển linh hoạt theo tứ phương tám hướng vẫn "Thủ bất ly thân, Túc bất ly địa" (tay không rời thân, chân không rời đất) tạo điều kiện cho những đường tay công thủ liên hồi, biến đổi khôn lường ra đòn bất ngờ về các phía đối phương để triệt hạ...
Cây Si búp đỏ có tên khoa học (Ficus stricta) được đánh giá là một trong những cây thuộc dòng "tứ linh trường thọ" quý hiếm (Sanh, Si, Đa, Đề) đã được ông cha ta tuyển lựa qua hàng ngàn năm lịch sử. Đây là bốn loại cây thường được trồng ở những nơi linh thiêng, trang trọng thể hiện ước vọng trường tồn, sức sống mãnh liệt của người Việ
Tác phẩm si
Cây phôi ban đầu hơn 100 tuổi của một gia đình có truyền thống chơi cây cảnh ở Bình Định
Ngày nay, chúng ta có thể thấy những loại cây trên hiện diện ở khắp các danh nam thắng tích, các vùng miền đến các làng quê Việt. Nó đã đi vào văn thơ hò vè dân gian và trở thành một biểu tượng văn hóa tinh thần của quê hương xứ sở, của làng Việt, tâm hôn Việt Nam.
Tác phẩm si Nhất Trụ Liên Chi cao khoảng 90 cm, hoành thân hơn 100cm, mâm rễ tỏa đều các hướng tạo ra sự vững chãi như một đại cổ mộc hùng vĩ ngoài thiên nhiên ngàn năm tuổi.
Tác phẩm đã hội tụ được sự hài hòa của cả hai trường phái cây cảnh nghệ thuật. Đó là cây cảnh truyền thống (cây Thế Việt Nam) và cây cảnh nghệ thuật đương đại (Bonsai Quốc tế). Đây cũng chính là đặc điểm của nhiều tác phẩm nổi tiếng khác do nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên sưu tầm tạo tác.
Tác phẩm si
Nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên đã quyết định cắt trụi để làm lại từ đầu
Đúng như "Anh Tám" Nguyễn Duy Quý, người anh hùng đất Hoài Nhơn, 20 năm kiên trì khuyến dụ và dẫn dắt lớp lớp nghệ nhân Bình Định phải tạo ra cho đất võ một trường phái cây cảnh nghệ thuật riêng. Ở đó có sự dung hòa giữa các trường phái chơi cây cảnh Nam - Bắc; Từ đường tay, đường thân, mạch rễ phải mang hình thái của những thế võ cổ truyền Tây Sơn quái kiệt, Bình Định Gia mãi trường tồn cùng vận mệnh dân tộc. Những tác phẩm của Huỳnh Thanh Tuyên đã đạt được điều đó.
Những nét độc đáo của một cây cảnh nghệ thuật truyền thống được thể hiện qua các tiêu chí: Cổ - Tinh - Linh - Quái. Nhìn tổng thể đây là một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật đẹp từ bố cục đến ngôn ngữ tạo hình, chủ đề, điểm nhấn tác phẩm thể hiện rõ ràng ở nhiều chi tiết như: phô thân, khoe lá, lộ căn cốt, tay chi lắc giật, bông tán tản vân...
Tác phẩm si
Thật bất ngờ toàn thân cây chính phát lộ nu cục, u bướu, tay cành rụt rịt
Bên cạnh đó, tác phẩm trên còn có những đặc điểm nổi bật của một tác phẩm Bonsai Quốc tế. Đó chính là những "tỷ lệ vàng" được thể hiện qua mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân chính, độ dài mâm rễ, điểm đóng cành hợp lý theo quy tắc 1/3; độ giật tán; bông tay tạo ra mảng khối rất rõ ràng, có chiều sâu; là sự hợp lý giữa yếu tố không gian và thời gian...
Nét cổ của tác phẩm si Nhất Trụ Liên Chi, ta dễ dàng cảm nhận được qua màu da xám bạc; gốc, rễ, thân cành chun rụt; nu cục, u bướu phát lộ quanh thân; đường chạy thân chính dích dắc biến dạng; lá tăm săn nhỏ; toàn thân đanh lại, thu mình khắc khổ mang dáng vẻ phong sương, mang dấu ấn thời gian...Từ những đặc điểm trên được nhiều người đánh giá tác phẩm phải có niên đại trên 100 năm tuổi.
Tác phẩm si
Bố cục cây ngày càng hài hòa, bổ khuyết hoàn thiện dần
Từng chi tiết được thể hiện trên tác phẩm rất tinh xảo thể hiện sự tài hoa khéo léo của người tạo tác đã chắt lọc tạo ra những điểm chấm phá hút hồn, gây được ấn tượng mạnh về cảm xúc với người xem.
Ngôn ngữ tạo hình và bố cục tác phẩm hài hòa, chặt chẽ, không có điểm khuyết lộ. Thông điệp về sự "phong lưu, ấm no, sung mãn, đủ đầy, hài hòa" được chủ nhân gửi gắm một cách kín đáo, ý nhị cũng đã thể hiện sự thăng hoa về cảm xúc sáng tạo kết hợp sự khéo léo tài tình trong thao tác kỹ thuật. Mâm rễ vững chãi tượng trưng cho cội nguồn hưng vượng; thân thẳng đứng tượng trưng cho trượng phu quân tử ngay thẳng; tay cành tươi tốt, tỷ lệ hài hòa là sự phát triển bền vững...
Ngắm nhìn tác phẩm trên dù là người chơi cây lâu năm hay người mới chơi đều cảm nhận được cái "hồn" ẩn trong tác phẩm toát ra qua thần thái, sự lôi cuốn, hấp dẫn đến khó diễn tả. Đó là tính trừu tượng ẩn chứa bên trong tác phẩm được biểu lộ ra bên ngoài thông qua các bộ phận, đường nét, màu da, sắc thái của tác phẩm. Qua đó con người có thể đọc được, hiểu, cảm nhận được ngôn ngữ biểu đạt của tác phẩm.
Tác phẩm si
Sự liên chi thể hiện hài hòa nghệ thuật tôn thêm vẻ đẹp của thân chính
Một điểm khác, không thể không nhắc tới khi bàn về tác phẩm này chính là những nét quái kiệt vượt ra khỏi sự chân phương, khuôn khổ mà ta thường thấy. Đó là những nét biến dị tinh tường, duyên dáng, điệu đà ở thân gốc, rễ, thân, cành, lá; những vùng sắc tổ khác nhau ở màu da; điểm đóng cánh và phân chi vừa cân đối, vừa tự nhiên, đường chạy thân chính mạch lạc...Nét quái duyên dáng này, một phần do con người dùng kỹ thuật tạo ra, một phần do chính tác phẩm trong những điều kiện sống nhất định đã tự "biến" ra một cách ngẫu nhiên...
Điều đáng nói, tác phẩm trên đã khái quát được những giá trị cốt lõi trong một tác phẩm vốn có của cây cảnh nghệ thuật truyền thống. Đó là người nghệ nhân đã dày công sưu tầm tạo tác thể hiện rõ được dấu ấn của thời gian. Những thăng trầm, thử thách của ngoại cảnh, sự vươn lên không ngừng của nội lực bản thể tác phẩm, gắn với những giá trị văn hóa đã làm cho nó trở nên có hồn, có thần đẹp hơn ngoài tự nhiên, ẩn chứa những giá trị nhân văn nói lên thông điệp tư tưởng của con người.
Tác phẩm si
Nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên chăm chút tác phẩm hàng ngày
Được biết, tác phẩm quý này do nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên săn tìm từ một gia đình có truyền thống yêu cây cảnh ở đất võ Bình Định. Họ đã sưu tầm, chăm sóc, tạo tác công phu qua nhiều đời. Họ đã trân trọng những giá trị của ông cha trao truyền tác phẩm này mà để cây phát triển tự nhiên, ít tạo tác, có nét kế thừa. Sau nhiều năm theo đuổi, cách đây gần 2 năm, anh Tuyên đã quyết định bỏ ra một số tiền khá lớn để sở hữu bằng được tác phẩm này.
Ai cũng nghĩ anh Tuyên sau khi sở hữu sẽ giữ nguyên hiện trạng của tác phẩm này để chơi và hưởng thụ những giá trị mà chủ nhân cũ đã lưu giữ bao năm từ ông cha trao truyền.
Tuy nhiên, khác với những gì người ta vẫn tưởng, vừa về tới nhà, nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên lại quyết định "phá tan" tác phẩm này để tạo dựng lại từ đầu, kiến tạo thêm nhiều gia tăng giá trị nghệ thuật theo suy nghĩ riêng, tạo điểm nhấn, sự hài hòa tổng thể theo một ngôn ngữ tạo hình có chủ ý rất rõ ràng.
Tác phẩm si
Một tác phẩm si đẹp long lanh tứ diện hiếm gặp
Khi đó nhiều người không khỏi cảm thấy "xót xa" luyến tiếc cho một tác phẩm từng là "gia bảo" của một dòng họ, nó ít nhiều đã "vang bóng một thời" lại bị phá tan bởi những nhát cắt có phần vội vã của anh Tuyên.
Họ cho rằng, anh Tuyên đã quá ngông cuồng khi quyết định bỏ ra "đống tiền" để mua cây quý về phá tan thành "đống củi"..?! Họ băn khoăn phải chăng việc làm của người thợ kim hoàn thành đạt này có mục đích gây ra sự tò mò cho cộng đồng.
Mặc cho bao người ngăn cản, anh Tuyên vẫn kiên trì theo đuổi những sáng tạo đột phá, mạnh dạn bỏ đi tất cả những yếu tố thừa của một tác phẩm...Thật bất ngờ, cây Si cổ "nằm ngủ" trăm năm tuổi bỗng như bị "kích thích" mạnh mẽ bởi những nhát cắt khiến toàn thân phát nu cục, thân hình biến dị méo mó khác thường qua từng ngày một. Sự "xung đột" giữa sức sống thân cành già cỗi với phần dăm ngón bông tơ đã kéo tác phẩm phát triển cân đối đều trở lại...
Tác phẩm si
Tác phẩm si
Thêm một tác phẩm mang dấu ấn của người yêu cây cảnh nghệ thuật Bình Định
Chỉ sau một thời gian ngắn, ai ngắm nhìn tác phẩm Nhất Trụ Liên Chi cũng phải trầm trồ cảm phục sự mạnh dạn, quyết đoán và tài hoa thực sự của người thợ kim hoàn vốn đã được mệnh danh là "người biến củi thành vàng" đất võ Bình Định!
Tiếng lành đồn xa, tác phẩm si Nhất Trụ Liên Chi của nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên được bạn chơi trong Nam ngoài Bắc đến thưởng ngoạn chiêm bái và đã từng có đại gia yêu cây đất Bắc trả với giá trên 1 tỷ đồng nhưng anh Tuyên vẫn quyết định chưa bán tại thời điểm này vì anh muốn phải đầu tư thêm công sức cho tác phẩm thực sự hoàn thiện, mang được những đặc trưng dấu ấn của cây cảnh nghệ thuật Bình Định sau 2 năm nữa!
Ngắm tác phẩm trên song hành cùng với nhiều tác phẩm nổi tiếng khác khắp các vùng miền, chúng ta thêm tự hào về cây cảnh nghệ thuật Việt Nam mang những đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện huyền tích mà người nghệ nhân nghệ sĩ đã gửi gắm trong quá trình tạo tác công phu rèn giũa qua năm tháng...! Thật đáng tự hào biết bao.
Cây mai vàng hay có tên gọi khác là cây hoa mai. Cây có hình dáng cũng như hoa rất đẹp đặc biệt nở vào dịp tết được làm cây cảnh trưng bày tại các gia đình, nhất là các tỉnh phía Nam
Sản phẩm của chúng tôi được cập nhật liên tục hàng ngày vì thế bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua Fanpage hoặc Zalo để chúng tôi gửi bạn tham khảo các mẫu sản phẩm mới nhất tại cửa hàng :)
Chat Facebook
Mua sỉ:0989840841
Chat Zalo
Mua lẻ: 0989840841
Danh mục: cây cảnh quan
Từ khóa: cây hoa mai, cây mai, cây mai vàng, hoa mai đỏ, mai đỏ
Có thể bạn nên xem:
Mô tả
Hướng dẫn mua hàng và thanh toán
Cây mai vàng được coi là cây hoa đặc trưng của miền Nam. Đây là loại cây kiểng lâu đời, có 2 loại chính là mai sẻ và mai châu.
Đặc điểm chung của cây mai vàng
Tên thường gọi: cây mai vàng
Tên gọi khác: cây hoa mai
Tên khoa học: Ochna integerrima
Họ: Ochnaceae
Nguồn gốc xuất xứ: tại các tỉnh miền Nam của nước ta.
Ý nghĩa phong thủy của cây mai vàng
Cây mai vàng thể hiện cho sự may mắn, tài lộc , sung túc nhất là trong dịp năm mới. Cây mang ý nghĩa đặc trưng trong mỗi dịp tết tại các tỉnh phía Nam
Công dụng của cây mai vàng
Cây được trồng làm cây cảnh trang trí tại phòng khách, hiên nhà, sảnh lớn tại các gia đình, công ty, xí nghiệp nhất là vào dịp xuân. Những cây trồng lâu, tạo dáng đẹp mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người trồng.
Gọi Hotline để biết được nhiều thông tin hơn về ý nghĩa phong thủy của cây mai vàng và giá trị của cây mai vàng xin gọi : 0989840841
Tham khảo thêm một số cây cảnh quan khác: cây kè bóng , cây đủng đỉnh
Cây mai vàng 1
Cây mai vàng bonsai
Vị trí kê đặt của cây mai vàng
Cây đặt tại phòng khách gia đình, phòng tiếp khách, sảnh lớn, sân vườn… vào mỗi dịp tết.
Đối tượng hay sử dụng cây mai vàng
Cây mai vàng được các gia đình, người yêu thích cây cảnh, dân văn phòng đặc biệt yêu thích và lựa chọn.
Chiều cao cây: 1 – 3m
Đặc điểm hình thái của cây mai vàng
Thân: xù xì, cành nhánh nhiều
Lá: màu xanh, thuôn nhọn 2 đầu.
Hoa : màu vàng rực rỡ, có 5 cánh mỏng
Cây cảnh quan có thể bạn quan tâm: trang đỏ tạo hình, cây phát tài núi
Cây mai vàng
Cây mai vàng
Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây mai vàng
Cây sinh trưởng và phát triển trong môi trường ánh sáng. Để có thể nở hoa vào đúng dịp tết người trồng cần rất chú ý đến cách chăm sóc.
Tốc độ sinh trưởng: trung bình
Phù hợp với: môi trường ánh sáng, đất giàu chất dinh dưỡng
Cách lựa chọn cây mai vàng
Cây được trồng vào các chậu kiểng để trưng bày tại những nơi mong muốn.
Cách chăm sóc cây mai vàng
Để tạo được dáng bonsai, cũng như cho hoa đẹp người trồng mai vàng cần chú ý đến việc chăm bón, cũng như tưới nước cho cây.
Chế độ Nước: ngày tưới cây 1 lần
Đất trồng: hút ẩm tốt, thoát nước nhanh
Bạn có thể gọi hotline để được hỗ trợ về kĩ thuật chăm sóc cây mai vàng 0989840841
Tham khảo thêm một số cây cảnh quan khác: cây kè bóng , kè nhật
Cây mai vàng 3
Những lưu ý khi chăm sóc cây mai vàng
Nếu bạn thuê cây mai vàng thì hãy để nhân viên kỹ thuật của đơn vị cho thuê cây tự chăm sóc theo lịch của họ.
Nếu bạn mua cây thì cần biết cách chăm sóc cây mai vàng cơ bản như sau:
Chú ý chăm sóc cây theo từng tháng trong năm, để cây ra hoa đúng dịp và hoa có màu sắc đẹp.
Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.
Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.
Thông tin vừa rồi về cây mai vàng chắc hẳn các bạn đã biết, nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0989840841 để được nhân viên tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi mua cây.
Các bạn chú ý khi mua cây tại đây các bạn sẽ được đổi trả trong vòng 24h nếu không ưng ý, và hỗ trợ bảo hành nên tới 1 tháng, cũng như được tư vấn và chăm sóc trọn đời cho cây.
Độc đáo mai nu, mai xù
T
Cho tới nay vẫn chưa có một tài liệu nào nói về “cây nu” và “cây xù” trên một cơ sở khoa học, chỉ biết rằng đó là những loại cây quý hiếm mang tính thẩm mỹ cao...
Cây mai xù cổ thụ (dáng trực)
Tôi đã từng theo chân anh Khánh, một người say mê sưu tầm cây kiểng và có cửa hàng kinh doanh cây cảnh nghệ thuật tại trà vinh Tuy vườn kiểng nhà anh chưa thuộc vào hàng đồ sộ, nhưng mỗi cây đều có một dáng thế kỳ thú khiến cho người xem vừa ngạc nhiên vừa say mê thích thú, đặc biệt là những cây có hình thù kỳ quái và dáng thế đa dạng, trong đó độc đáo nhất là mai nu và mai xù
– Cây nguyệt quế được các gia đình ưa chuộng trồng trong sân vườn, cây cảnh bonsai không chỉ màu hoa đẹp, hợp phong thủy mà còn những ứng dụng thiết thực trong đời sống.
Ở miền nam Việt Nam, cây nguyệt quế có tên chính xác là cây nguyệt quý (tên khoa học: Murraya paniculata) thuộc họ cam chanh, còn được gọi nguyệt quới (chữ “quới” là cách gọi khác của chữ “quý” của người miền Nam xưa), nguyệt quất, cửu ly hương,…
Loại cây này thường bị nhằm lẫn với cây nguyệt quế thật (tên khoa học: Laurus nobilis) có nguồn gốc từ Hy Lạp. Vòng nguyệt quế đeo cho người chiến thắng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn là vòng được kết từ lá của loại cây nguyệt quế Hy Lạp, không phải từ cây nguyệt quế ở Việt Nam như nhiều người nghĩ.
Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy
Nguyệt quế ở Việt Nam có hoa trắng hơi ngả vàng, mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm và có mùi thơm. Thân cây gỗ thẳng, nhẵn, có kích thước nhỏ. Cây trưởng thành cao từ 2 đến 8m, dáng đẹp.
Hiện nay, nguyệt quế được trồng nhiều để làm cây bonsai, cây cảnh trước nhà. Là loài cây thân gỗ nhỏ có màu vàng nhạt, gỗ nguyệt quế được sử dùng để làm đồ mỹ nghệ.
Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế trưng trong nhà giúp mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp và gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Cây còn mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi.
Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy
Không những vậy, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điều xấu đến cho gia đình.
Với mùi thơm rất đặc trưng, cây giúp cho tinh thần gia chủ thoải mái, vui tươi và tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện. Tuy nhiên, mùi thơm của cây hơi gắt, nếu ngửi gần và lâu có thể sẽ hơi nhức đầu.
Ứng dụng của cây nguyệt quế
Làm cây cảnh trang trí trong sân vườn, chậu đặt bàn làm việc, bàn học hay văn phòng. Cũng được chọn trồng trước cửa nhà để mang lại tốt lành cho gia chủ. Dù giá cây nguyệt quế cổ thụ khá cao nhưng vẫn được rất nhiều người mua về vì những ý nghĩa trên.
Trong đông y, lá cây nguyệt quế hơi giống lá ngâu, có vị chát, có tác dụng điều trị ho đờm, sưng bầm, rắn cắn, đau răng; hoa nguyệt quế chứa tinh dầu, có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa và bồi bổ phổi.